Người đàn ông Mỹ nhiễm HIV 25 năm mà không biết
Sau khi phát hiện mắc HIV, John Doe (tên hư cấu cho người muốn ẩn danh) cảm thấy có lỗi với những người bạn gái trong 25 năm qua vì vô tình lây bệnh cho họ.
ABC News đưa tin ông John Doe (ở Nam Carolina), cựu binh Hải quân Mỹ, vừa đâm đơn kiện Bộ Cựu chiến binh vì sai sót trong xét nghiệm HIV. Ông sống chung với căn bệnh này mà không hề hay biết trong 25 năm.
Ông Chad McGowan, luật sư của John Doe, nói: “Phương pháp điều trị thân chủ tôi đang tiếp nhận có hiệu quả với HIV/AIDS. Tuy nhiên, nó không thể thay đổi sự thật ông đã trải qua 25 năm hao mòn sức khỏe vì không được phát hiện và chữa bệnh”.
Luật sư McGowan cũng tiết lộ ông John cảm thấy “vô cùng tội tỗi vì gây ảnh hưởng cho những người bạn gái trong 25 năm qua”.
Video đang HOT
Ông John Doe không phát hiện mắc HIV trong 25 năm. Ảnh: 123rf.
Cuộc xét nghiệm HIV được thực hiện vào tháng 11/1995 và là một phần trong bài đánh giá sức khỏe tiêu chuẩn của Bộ Cựu chiến binh Mỹ tại Columbia, Nam Carolina. Người phát ngôn của Bộ Cựu chiến binh Mỹ, Marlous Black, trả lời truyền thông: “Chúng tôi thường không bình luận về các vụ kiện tụng đang chờ xử lý”.
Năm 1976, ông John Doe bị thương trong một tai nạn đắm tàu ở Scotland khi đang phục vụ cho Hải quân Mỹ. Luật sư McGowan cho biết vụ tai nạn khiến ông John bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Bệnh nhân này được xếp vào nhóm tàn tật do tổn thương về thể chất và tinh thần, sau đó Bộ Cựu chiến binh tiếp nhận điều trị.
Khi tiếp nhận, một bác sĩ tại trung tâm y tế của Bộ Cựu chiến binh ở Columbia yêu cầu John xét nghiệm HIV. Tuy nhiên, ông không được thông báo về kết quả dương tính với virus gây bệnh. Năm 2014, một y tá tại trung tâm y tế này viết báo cáo về các xét nghiệm năm 1995 và phát hiện kết quả đã bị bỏ quên. Tuy nhiên, họ không gửi tờ xét nghiệm tới tay bệnh nhân.
Đơn khiếu nại ghi rõ bác sĩ đó “không chẩn đoán John Doe bị HIV, thậm chí không điền kết quả xét nghiệm vào bệnh sử của người này”.
Mãi đến tháng 9/2018, John cấp cứu tại Trung tâm Y tế Maimonides (New York, Mỹ), ông mới được chẩn đoán mắc HIV. Tại thời điểm đó, ông đáp ứng tốt với phương pháp điều trị thuốc kháng virus. Tuy nhiên, bệnh đã chuyển thành AIDS.
Đơn khiếu nại cho hay bệnh nhân đã phải chịu nhiều triệu chứng nặng của người mắc HIV/AIDS như nổi hạch, đau nhức cơ, khớp và nhiễm trùng. “Nếu bị cáo hành động theo tiêu chuẩn chăm sóc, ông John sẽ không phải chịu những thương tổn trên và nhiều khả năng bệnh không chuyển nặng sang AIDS”, luật sư của John Doe nói.
Trong lịch sử Mỹ, đây là lần đầu tiên có vụ kiện như trường hợp của John Doe. Vụ việc đang được làm rõ.
Khỏi HIV không cần điều trị - Phép màu hay may mắn?
Người phụ nữ 66 tuổi tại California (Mỹ) đã không còn là bệnh nhân HIV nhờ chính vào các tế bào miễn dịch trong cơ thể.
Điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi bạn nghĩ đến căn bệnh HIV là gì? Chung sống suốt đời với virus và chết? Nếu bạn có suy nghĩ này thì một phép lạ gần đây có thể thay đổi suy nghĩ của bạn và mang đến hy vọng cho tất cả các bệnh nhân HIV.
Bà Loreen Willenburg chiến thắng HIV.
Loreen Willenburg, một phụ nữ 66 tuổi đến từ California, nhiễm HIV từ năm 1992. Theo kết quả kiểm tra y tế mới nhất, cơ thể của bà đã không còn virus này nữa. Bà Loreen có thể là người đầu tiên chữa khỏi căn bệnh gây chết người này mà không cần điều trị y tế.
Loreen là một thành viên của nhóm "kiểm soát ưu tú", bao gồm 0,5% những người nhiễm HIV với hệ thống miễn dịch thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt của thuốc kháng virus và ngăn chặn HIV tái tạo và phát triển. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, Loreen Willenburg là người đầu tiên trong nhóm ưu tú có cơ thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh HIV chết người. Trước khi đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 1,5 tỷ tế bào máu, ruột và trực tràng của Loreen. Và tất cả đều không phát hiện được dấu vết của virus.
Tiến sĩ Steve Deeks, chuyên gia về AIDS và là tác giả của nghiên cứu cho biết, điều này mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân HIV. Kể cả những người đang phải phụ thuộc vào thuốc kháng virus cũng có thể khỏe mạnh và khỏi bệnh hoàn toàn.
Trên thế giới có hai bệnh nhân HIV khác cũng tuyên bố hoàn toàn không có HIV vào năm 2007 và 2019. Họ là Timothy Ray Brown đến từ California, người còn được biết đến với biệt danh "bệnh nhân Berlin" và Adam Castillejo, người được biết đến với cái tên "bệnh nhân London". Những người này được chữa khỏi HIV sau khi trải qua thủ thuật xâm lấn được gọi là cấy ghép tủy xương./.
Mở rộng chương trình dự phòng phơi nhiễm HIV Từ cuối năm 2018, Bộ Y tế thí điểm chương trình dự phòng phơi nhiễm HIV với sự tham gia của hơn 6.000 người tại 11 tỉnh, thành phố. Hiện, Bộ Y tế và các đối tác đã mở rộng triển khai dự án ra tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo...