Người đàn ông “mặt quỷ” Lê Văn Mến sẽ phẫu thuật thu gọn môi và chỉnh hình mắt mũi, còn 1 năm “lột xác”
Sau khi giành giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam 2020, ekip điều trị thành công căn bệnh hiếm gặp MRS cho người đàn ông “mặt quỷ” Lê Văn Mến tiếp tục nhận được bằng khen từ chính tay Thứ trưởng Bộ Y tế.
Chiều 5/3, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ Trưởng Bộ Y Tế cùng các lãnh đạo cấp cao của Sở Y Tế, Ban Thi Đua Khen Thưởng TP.HCM, Ủy Ban Nhân Dân Quận 1. đã đến thăm bệnh nhân Lê Văn Mến, người đàn ông mặt quỷ quê An Giang và trao tặng bằng khen cho BS Nguyễn Phan Tú Dung cùng cộng sự.
Cụ thể, ekip bác sĩ được nhận bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc điều trị trường hợp biến dạng khuôn mặt nghiêm trọng kèm rối loạn chức năng đa cơ quan ở bệnh nhân mắc hội chứng Melkersson Rosenthal (MRS) 15 năm không được chẩn đoán.
TS.BS Nguyễn Phan Tú Dung cùng cộng sự nhận bằng khen từ Bộ Y tế.
Hơn 10 tháng qua, bệnh nhân Lê Văn Mến đã trải qua nửa chặng đường của hành trình điều trị biến dạng khuôn mặt do hội chứng MRS với 3 lần đại phẫu và hàng chục lần xét nghiệm để tìm ra căn nguyên gây bệnh và kế hoạch điều trị tốt nhất.
Ngày hôm nay, bệnh nhân Lê Văn Mến lần đầu tiên xuất hiện trước giới truyền thông một cách tự tin hơn, với một gương mặt mới.
Giờ đây, anh Mến đã tự tin trả lời các câu hỏi của giới truyền thông và cũng không còn cảm giác sợ đối diện với người lạ như trước.
Để có thể gọi tên chính xác căn bệnh bí ẩn của anh Mến, ekip bác sĩ đã phải mất hơn 4 tháng tiến hành 3 lần chẩn đoán giải phẫu bệnh tại 7 trung tâm xét nghiệm khác nhau.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (phải) thăm anh Lê Văn Mến.
Mặt khác nhóm nghiên cứu cũng đã đem hơn 75 mẫu bệnh phẩm ra phân tích và đưa các mẫu bệnh phẩm này đến 3 trung tâm chẩn đoán di truyền về giải mã gen để phân tích chuyên sâu.
Trải qua 3 lần đại phẫu diễn ra trong vòng 10 tháng, 29 giờ gây mê… là những con số ấn tượng và khó quên trong nửa hành trình đầu tiên điều trị cho Lê Văn Mến.
Cuối tháng 10/2020, công trình nghiên cứu về căn bệnh MRS đã vượt qua hàng trăm đề tài từ các trường Y khoa danh tiếng để xướng tên ngôi vị Á Quân tại Hội nghị Nội khoa Hoa Kỳ.
Đến ngày 26/2, công trình tiếp tục giành giải thưởng “Thành tựu Y khoa Việt Nam 2020″.
Bác sĩ chia sẻ niềm vui với bệnh nhân.
Chia sẻ về hành trình sắp tới, bác sĩ Tú Dung cho biết đã cùng ekip lên kế hoạch cho những lần đại phẫu tiếp theo.
Dự tính, người đàn ông “mặt quỷ” sẽ tiếp tục thu gọn hoàn toàn phần môi dưới, đặc biệt là tiến hành chỉnh hình lại phần mắt và mũi để có lại gương mặt gần như bình thường nhất.
Bên cạnh phẫu thuật, Lê Văn Mến vẫn sẽ được điều trị tích cực bằng phác đồ nội khoa, điều trị toàn diện hội chứng MRS để ngăn ngừa tình trạng tái phát.
Nửa hành trình còn lại dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng 1 năm.
Vị bác sĩ sửa "lỗi" tạo hóa cho hàng ngàn trẻ em
Nhiều năm qua, TS-BS Lê Thanh Hùng đã âm thầm thực hiện hàng ngàn ca phẫu thuật nhằm sửa chữa lỗi của tạo hóa cho các bé sinh ra với bộ phận sinh dục không được bình thường.
Chiều qua (26-2), các bác sĩ tham gia ca đại phẫu tách song Nhi dính nhau vùng bụng chậu từ trong bụng mẹ tại BV Nhi đồng Thành phố đã vinh dự nhận giải thưởng "Thành tựu y khoa Việt Nam" do Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM (VOH) phối hợp với Sở Y tế TP tổ chức.
Cơ duyên tham gia ca tách dính song sinh
Ca mổ ghi dấu ấn khi huy động đến 100 y bác sĩ, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của nhiều êkíp chuyên khoa từ phẫu thuật tách dính cho đến chỉnh hình, tạo hình, tiết niệu sinh dục... Sau ca phẫu thuật lịch sử, hiện sức khỏe hai bé đã ổn định và tự đi, đứng được.
TS-BS Lê Thanh Hùng cùng gia đình hai bé Trúc Nhi, Diệu Nhi ngày xuất viện. Ảnh: H.LAN
"Có lẽ ca phẫu thuật là cơ hội thực hành tay nghề vinh dự mà tôi sẽ không bao giờ quên được trong cuộc đời làm nghề y" - TS-BS Lê Thanh Hùng, Trưởng khoa Ngoại thận - Tiết niệu BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), chia sẻ khi trực tiếp được mời tham gia ca mổ với tư cách là trưởng êkíp niệu dục.
Sau khi kết thúc cuộc đấu trí cân não phân chia và đặt lại đúng chỗ các cơ quan gồm bàng quang, tử cung, âm đạo niệu quản cho song Nhi, giờ đây dù đã quay lại với công việc, BS Hùng vẫn thường xuyên hỏi thăm tình hình hai bé và vui mừng khi biết hai bé tự đi tiểu được, kiểm soát nước tiểu tốt.
Sắp tới, dự kiến BS Hùng cùng các đồng nghiệp sẽ tiếp tục tạo hình hoàn thiện cơ quan niệu dục cho hai bé, đóng hậu môn tạm cho bé Diệu Nhi. "Về mặt tiết niệu sinh dục trước mắt, hai bé chưa cần phải can thiệp gì. Sau ca mổ, điều sợ nhất là hai bé sẽ bị trào ngược bàng quang, nhiễm trùng tiểu nhưng siêu âm tái khám chưa phát hiện" - BS Hùng chia sẻ.
Giải thành tựu y khoa Việt Nam 2020 vinh danh những sản phẩm phục vụ cộng đồng, sản phẩm kỹ thuật cao cứu sống bệnh nhân nguy kịch, tri ân tuyến đầu chống dịch...
16 sản phẩm được vinh danh và trao giải chia thành hai nhóm: Cộng đồng (chín sản phẩm) và kỹ thuật cao (bảy sản phẩm). Trong đó có hai thành tựu y khoa phòng, chống COVID-19: Những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc chiến chống COVID-19 (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM); mô hình mẫu về bệnh viện dã chiến chống dịch đầu tiên của cả nước (BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM).
Lời đồn oan nghiệt
Trước khi bước vào ca phẫu thuật sửa chữa lỗi tạo hóa ở cơ quan sinh dục cho hai bé song sinh độc nhất vô nhị, bác sĩ Hùng cũng từng gặp nhiều câu chuyện bệnh nhi bị tạo hóa trêu ngươi đầy trớ trêu, nghịch cảnh.
Theo đuổi chuyên ngành ngoại khoa, từ cuối những năm 1990, BS Hùng đã theo chân đàn anh mổ tạo hình những trường hợp sứt môi, hở hàm ếch dù đã lớn tuổi nhưng không có điều kiện phẫu thuật ở vùng sâu, vùng xa. Đem lại nụ cười cho họ, vị bác sĩ cảm thấy chuyên khoa tạo hình không những đẹp mà còn hay, giúp thay đổi cuộc đời người bệnh.
Cuối năm 1998, một phái đoàn Mỹ về Việt Nam chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật niệu nhi. Tiên phong học chuyển giao, BS Hùng cảm thấy ngành phẫu thuật niệu nhi khá mới mẻ, đòi hỏi sự tỉ mỉ nên bị cuốn hút và quyết định gắn bó. Sau gần 30 năm gắn bó với ngành niệu nhi, không chỉ dùng bàn tay, khối óc sửa lỗi tạo hóa cho các bé, vị bác sĩ còn luôn trăn trở với những hoàn cảnh bị tạo hóa trêu ngươi.
TS-BS Lê Thanh Hùng đang khám cho một bệnh nhi bị dị tật cơ quan sinh dục. Ảnh: H. Lan
"Ở nước ngoài, bệnh nhi mắc dị tật như lỗ tiểu thấp, vùi dương vật thường được mổ từ rất sớm, 6-9 tháng tuổi đã có thể mổ được rồi. Mỗi ca mổ lỗ tiểu thấp không chỉ một lần là xong mà thậm chí cần tới 3-4 lần, mỗi lần cách nhau sáu tháng. Mổ sớm trước tuổi đi học giúp trẻ tránh được tự ti, mặc cảm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các dị tật này thường rơi vào trẻ em nghèo, khi đến bệnh viện các em đã lớn, ý thức được dị tật của bản thân nên tâm lý cũng bị ảnh hưởng, xáo trộn nhiều" - BS Hùng trăn trở.
"Buồn lắm bác sĩ ơi, ở quê làng trên xóm dưới đều bàn tán xôn xao gia đình ăn ở ác đức sinh con ra không có dương vật" - BS Hùng còn nhớ như in lời của người mẹ đưa con từ Sóc Trăng lên chữa bệnh vùi dương vật khi bé trai đã năm tuổi. Chị kể thêm từ khi sinh con, gia đình cũng ít giao du với hàng xóm do mặc cảm, cuộc sống bị cái nghèo bủa vây quanh năm nên chưa có điều kiện đưa con đi thăm khám. Sau một tuần mổ và nằm viện, ngày tháo băng và rút ống thông tiểu, dương vật em bé lồ lộ, dương cao vốn trước kia nằm chôn vùi trong lớp da quy đầu, hạnh phúc mới quay trở lại với gia đình nhỏ.
"Thế thì sau khi xuất viện về nhà, làm sao chị cho hàng xóm láng giềng biết là cháu đã có dương vật bình thường?" - BS Hùng hỏi mẹ của bé trai và thầm nghĩ có lý khi người ở giường bên nói vọng qua: "Chị cho con ra trước hiên nhà tiểu và gọi hàng xóm qua xem cho họ biết!".
Ân nhân suốt đời
Nhiều gia đình bệnh nhi khi phẫu thuật ổn, trở về với cuộc sống đời thường vẫn luôn nhắc về BS Lê Thanh Hùng như một ân nhân. Chị Thanh (tên đã được đổi) đề nghị giấu danh tính khi chúng tôi liên lạc qua điện thoại để nghe chia sẻ về hành trình sửa lỗi tạo hóa cho con và cơ duyên gặp BS Hùng.
Bé An - con chị Thanh (tên nhân vật đã được đổi) sinh ra với dị tật lỗ tiểu thấp, phải đi tiểu ngồi. Lo ngại con mặc cảm, chị âm thầm giấu họ hàng đưa bé đi chữa trị từ Nam chí Bắc từ khi con mới được 3 tháng tuổi nhưng không thành công. Sẹo cũ chồng lên sẹo mới khiến cuộc phẫu thuật sau càng phức tạp và nguy cơ thất bại càng cao.
Trong lúc tuyệt vọng, tình cờ chị được một phụ huynh chia sẻ thông tin về BS Hùng nên lặn lội đưa con từ miền Trung vào chạy chữa. Lúc này, bé An sắp vào lớp 1 và bắt đầu mặc cảm, chưa cần thấy kim tiêm đã rúm ró, ám ảnh. Trải qua hai lần được BS Hùng phẫu thuật và tận tình hướng dẫn, bé An đã tiểu được bình thường, không còn đau buốt và kịp hòa nhập lớp 1 với các bạn. Hiện bé An đã học lớp 6 và kết thúc tái khám từ cách đây 4-5 năm nhưng gia đình vẫn đều đặn giữ liên lạc với BS Hùng.
"Hằng năm, khi có dịp vào Sài Gòn, tôi đều đưa cháu đến gặp BS Hùng. Đối với tôi BS Hùng không chỉ là ân nhân giúp thay đổi cuộc đời con trai tôi 4-5 năm nay mà là ân nhân của gia đình tôi cho đến hết cuộc đời này. Tôi vẫn luôn nhắc nhở con không có BS Hùng, con sẽ không có ngày hôm nay" - chị Thanh trải lòng.
Ngừng tim bệnh nhân để cắt khối u cực hiếm gặp Tức ngực khó thở, bà Đỗ Thị Mịnh 61 tuổi, ở Ninh Bình, bác sĩ chụp X-quang không thấy bất thường, siêu âm phát hiện khối u sau tim. Qua kiểm tra, các bác sĩ Bệnh viện tim Hà Nội phát hiện khối u có máu luân chuyển bên trong, mọc ở bề mặt tim, nguồn nuôi là mạch vành từ tim. Bà...