Người đàn ông Hy Lạp bị kết án vì thói quen…ngửi giày của hàng xóm
Người đàn ông Hy Lạp 28 tuổi gần đây đã bị kết tội gây rối vì liên tục đột nhập nhà hàng xóm để…
ngửi giày của họ.
Theo trang Oddity Central (Anh), người đàn ông giấu tên đã bị bắt giữ vào ngày 8/10, sau khi một trong những người hàng xóm ở Sindos, một thị trấn nhỏ cách Thessaloniki khoảng 15 km về phía Tây, phát hiện anh trong sân nhà và đang ngửi những đôi giày mà họ để bên ngoài.
Đây không phải là lần đầu tiên người đàn ông này xâm phạm tài sản của hàng xóm vì lý do kỳ lạ. Vì vậy, người hàng xóm đã gọi cảnh sát. Sau khi nghe lời giải thích của người đàn ông 28 tuổi và lời khai của nhân chứng, tòa án đã tuyên án treo một tháng tù giam, cùng 3 năm quản chế đối với người đàn ông này.
Video đang HOT
Người đàn ông khai rằng anh đã đột nhập vào nhà và xâm phạm tài sản của hàng xóm 3 lần…chỉ để ngửi giày của họ vì lý do mà anh không thể giải thích.
“Tôi không biết chính xác tại sao mình lại hành động như vậy. Tôi cảm thấy rất xấu hổ và thất vọng về bản thân. Tôi sẽ yêu cầu hỗ trợ để xem điều gì đang xảy ra”, anh nói.
Bị cáo đã thừa nhận tội lỗi và xin lỗi về hành động của mình. Người này đồng thời nói thêm rằng anh không có ý định làm hại bất kỳ ai.
Những người hàng xóm khác cũng xác nhận người đàn ông chưa từng hành động bạo lực với họ, nhưng họ vẫn cảm thấy khó chịu vì hành vi kỳ lạ của anh ta.
Người hàng xóm 60 tuổi đã nộp đơn khiếu nại người hàng xóm trẻ tuổi nói trước tòa: “Tôi rất tức giận khi phát hiện anh ta có hành vi kỳ lạ. Tôi đã cảnh giác trong 3 ngày và đã bắt quả tang anh ta. Tôi đã báo cảnh sát. Anh ta hiểu mình đang làm gì và không có bất kỳ hành vi hung hăng nào. Khi một người hàng xóm khác hỏi tại sao anh lại làm vậy, người này trả lời: ‘Vì điều đó khiến cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn’. Tôi chỉ muốn giúp anh ta và chấm dứt hành động này”.
Những người hàng xóm khác cho biết họ cũng từng bắt gặp người đàn ông ngửi giày của họ suốt 6 tháng qua.
“Tôi biết đó là một căn bệnh và tôi sẽ làm mọi cách để khỏe lại”, bị cáo nói với cảnh sát.
Biến đổi khí hậu: Hy Lạp hứng chịu tác động nghiêm trọng nhất trong 4 thập kỷ
Ngày 23/10, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cảnh báo nước này đang hứng chịu điều kiện khí hậu tồi tệ nhất trong 4 thập niên.
Trực thăng cứu hỏa dập đám cháy rừng tại Dione, Hy Lạp ngày 12/8/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Mitsotakis nêu rõ các dữ liệu khoa học cho thấy Hy Lạp đang trải qua một năm khó khăn về khí hậu, thậm chí là trầm trọng nhất trong 40 năm. Cụ thể, số vụ cháy rừng trong năm 2024 đã lên tới 9.101 vụ, tăng so với 7.163 vụ năm 2023, khiến 44.000 ha rừng bị tàn phá. Trong bối cảnh nhiệt độ liên tục cao hơn trung bình, hạn hán kéo dài, gió mạnh, ông cho rằng Hy Lạp đang đối mặt với hậu quả của biến đổi khí hậu.
Trong các báo cáo của Liên hợp quốc (LHQ), các nhà khoa học coi khu vực Địa Trung Hải là điểm nóng về biến đổi khí hậu. Hy Lạp thường xuyên phải hứng chịu những đợt nắng nóng thiêu đốt và cháy rừng tàn khốc vào mỗi mùa Hè.
Tình trạng này ngày càng tồi tệ hơn trong những năm gần đây. Nhiệt độ gia tăng dẫn tới cháy rừng lan rộng trong mùa cao điểm và gây thêm nhiều thiệt hại.
Cháy rừng năm nay bắt đầu sớm hơn bình thường, với vụ đầu tiên xảy ra tại miền Bắc Hy Lạp vào cuối tháng 3. Hy Lạp đã trải qua mùa Hè nóng nhất từ trước đến nay, với các đợt nắng nóng sớm trong tháng 6 và nhiệt độ cao kỷ lục. Theo trang dự báo thời tiết meteo.gr của Hy Lạp, tháng 6 và tháng 7 vừa qua là những tháng nóng nhất kể từ khi các số liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1960, trong khi tháng 8 năm nay là tháng 8 nóng thứ hai kể từ năm 2021.
Năm ngoái, cháy rừng tại Hy Lạp đã cướp đi sinh mạng của 20 người, trong đó vụ cháy rừng tại công viên quốc gia Dadia bị xem là trận cháy rừng có sức tàn phá lớn nhất từng được ghi nhận tại Liên minh châu Âu (EU).
NATO khởi động 5 sáng kiến mới tăng cường năng lực phòng thủ Tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra tại trụ sở ở Brussels, NATO đã chính thức khởi động năm sáng kiến đa quốc gia nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho các nước đồng minh. Với sự tham gia của 26 quốc gia, những dự án này được kỳ vọng sẽ...