Người đàn ông hiến gần 45 lít máu suốt 23 năm
Cuộc sống vất vả, gia đình phải đi thuê trọ nhưng anh Thuận không ngừng đi hiến máu cứu người với chia sẻ “mình nghèo tiền bạc, chỉ có máu là giàu thôi”.
Anh Nguyễn Hữu Thuận (41 tuổi), nhân viên Đội quản lý trật tự đô thị Quận 1, TP HCM đi hiến máu suốt 23 năm, bắt đầu từ khi 18 tuổi. Tính đến nay, anh có 93 lần hiến máu (86 lần được ghi lại trên giấy tờ và 7 lần không ghi), với tổng cộng hơn 178 đơn vị máu, tương đương với 44,5 lít máu.
Anh Thuận nhận giải thưởng tình nguyện quốc gia 2015 cho những cống hiến thầm lặng suốt 23 năm. Ảnh: Hoàng Phương.
Anh nhớ hồi nhỏ, đi thăm người em bị sốt xuất huyết tại bệnh viện, tình cờ bắt gặp một bà mẹ đang ẵm đứa con đi xin máu. Hình ảnh đứa bé cuối cùng chết trên tay bà mẹ vì không được tiếp máu, không có ai cho nhóm máu phù hợp khiến anh Thuận bị ám ảnh. Chờ đủ 18 tuổi, chàng trai Nguyễn Hữu Thuận bắt đầu đi hiến máu cứu người.
Trung bình mỗi năm, anh Thuận hiến khoảng 4 lần. Dù cho nhiều nhưng anh chưa từng bị ngất hay ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có lượng máu hiến thường xuyên, anh Thuận ăn uống đầy đủ. Bản thân từng là võ sư nên anh có chế độ luyện tập thể dục, thể thao khoa học để duy trì sức khỏe. “Mỗi lần cho máu xong, tôi không thấy mệt mỏi mà vui vẻ, khỏe ra”, anh chia sẻ.
Trải qua nhiều năm, những giọt máu nhóm O cứu được bao nhiêu sinh mạng, anh cũng không biết và không nhớ rõ. Anh chỉ nhớ lần đầu tiên hiến 450 ml máu cho một người đàn ông phải mổ tim. Người đó sống thêm được gần 20 năm nữa thì mất. Nhưng cũng có lần những giọt máu hồng không kéo dài được sinh mệnh là bao khiến anh trăn trở. Đó là khi anh hay tin cô giáo tên Thu, người từng được anh tiếp máu khi mổ tim chỉ sống thêm được gần một năm rồi mất.
Video đang HOT
Kỷ lục gia hiến máu trong một lần hiến máu cứu người. Ảnh: Vietkings.
Anh Thuận từng làm đội trưởng đội hiến máu dự bị Quận 1, nay trở thành Phó chủ nhiệm CLB những người hiến máu nhiều lần của TP HCM. Anh thường xuyên dành thời gian kêu gọi người thân, bạn bè đi hiến máu. Đội hiến máu dự bị từ vài chục thành viên ban đầu nay lên đến cả nghìn người ở hầu hết các quận, huyện của thành phố.
“Có nhiều người hiến đến 20, 30 lần. Bất kể ngày hay đêm, đang làm gì mà có điện thoại cần máu là họ sẵn sàng đi ngay”, anh nói và kể lại chuyện anh Mai Bá Hùng, thành viên đội máu (nay anh Hùng là Phó giám đốc Sở Thể dục thể thao TT TP HCM) có nhóm máu hiếm B-Rh-. Có lần nửa đêm anh Hùng nhận được điện thoại cần máu gấp, sợ đánh thức ba mẹ nên anh không dám mở cửa mà bám đường ống nước tụt xuống cổng để đến bệnh viện kịp thời.
Anh Thuận cho hay, lúc đầu biết anh đi hiến máu nhiều, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe nên vợ cũng kêu. Nhưng giờ quen rồi thì chị để anh làm việc mình yêu thích. Anh làm bảo vệ, rồi trở thành nhân viên của đội quản lý trật tự, vợ làm ở trường mầm non. Cả gia đình vẫn thuê trọ trong hẻm nhỏ ở Sài Gòn. Cuộc sống còn khó khăn nhưng chưa bao giờ anh nghĩ đến ngưng hiến máu.
“Mình nghèo tiền bạc, chỉ có máu là giàu thôi”, anh cười nói.
Hoàng Phương
Theo VNE
Pháp bỏ lệnh cấm người đồng tính hiến máu nhân đạo
Pháp sẽ gỡ bỏ lệnh cấm người đồng tính nam hiến máu nhân đạo, lệnh cấm vốn bị các tổ chức nhân quyền phản đối, AFP hôm 4.11 dẫn lời Bộ trưởng Y tế nước này cho hay.
Pháp sẽ gỡ bỏ lệnh cấm người đồng tính hiến máu nhân đạo vào đầu năm 2016 - Ảnh: AFP
"Hiến máu là hành động thể hiện sự rộng lượng, trách nhiệm công dân, và xu hướng tình dục của những người hiến máu không thể là điều kiện cản trở. Hôm nay chúng tôi gỡ bỏ một điều cấm kỵ mà vẫn tôn trọng sự an toàn của người bệnh", Bộ trưởng Y tế và An sinh xã hội Pháp, bà Marisol Touraine nói.
Quyết định gỡ bỏ lệnh cấm này nằm trong những lời hứa của Tổng thống Francois Hollande ở chiến dịch tranh cử của ông. Quy định mới sẽ được áp dụng vào đầu năm tới với nhiều giai đoạn khác nhau, bà Touraine cho biết.
Theo đó, ban đầu những người đồng tính muốn "hiến máu hoàn toàn" gồm hồng cầu, huyết tương và tiểu cầu sẽ phải được chứng thực không quan hệ tình dục trong 12 tháng. Đối với những người chỉ hiến huyết tương, các nhà tổ chức hiến máu sẽ xem xét các trường hợp không quan hệ tình dục với người khác trong vòng 4 tháng, hoặc sống trong tình trạng chỉ quan hệ với một người duy nhất.
Sau đó vào năm 2017, dự kiến các tiêu chí cho phép người đồng tính nam hiến máu sẽ được nới lỏng thêm, theo bà Marisol Touraine.
Vấn đề hiến máu tại Pháp rắc rối là do có hàng trăm người chết sau khi máu nhiễm HIV được phân phối bởi trung tâm hiến máu quốc gia vào những năm 1980. Đó cũng là thời điểm lệnh cấm người đồng tính hiến máu tại đây được áp dụng. Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ cho rằng đàn ông quan hệ đồng tính "có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn".
Hiện nay một số nước như Úc, Anh, Nhật Bản, Thụy Điển cũng đang chờ đợi để được gỡ lệnh cấm như Pháp. Những tổ chức nhân quyền tại các nước này chỉ trích luật hiện hành, cho rằng không nên đặt điều kiện với những người tình nguyện hiến máu đồng tính nam và nữ, theo AFP.
Tại Mỹ, hồi tháng 5 năm nay cũng có đề nghị gỡ bỏ lệnh cấm hiến máu suốt đời áp dụng với người đồng tính.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Kêu gọi cán bộ Thanh tra Chính phủ đủ sức khỏe hiến máu nhân đạo Bà Lê Thị Thủy - Phó tổng Thanh tra Chính phủ, vừa có văn bản kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Thanh tra Chính phủ, nếu có đầy đủ sức khỏe và các điều kiện khác theo quy định, hãy tham gia hiến máu nhân đạo. (Ảnh minh họa) Thanh tra Chính phủ khẳng...