Người đàn ông gửi tiết kiệm hơn 7 tỷ đồng, 2 ngày sau số dư chỉ còn 0 đồng, toà án tuyên bố: “Ngân hàng chỉ phải chịu 5% tổng thiệt hại”
Tin tưởng bạn bè, người đàn ông Trung Quốc mất sạch tiền gửi tiết kiệm.
Câu chuyện xảy ra vào năm 2013. Vào thời điểm đó, ông Hàn ở thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, đang cần mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng địa phương. Tuy nhiên vì công việc bận rộn, người đàn ông quyết định đưa CCCD và một số giấy tờ khác của mình cho người bạn là ông Vương và nhờ người này đến ngân hàng mở tài khoản hộ. Sau khi mở tài khoản thành công, ông Hàn đã gửi vào đó 2 triệu NDT (hơn 7 tỷ đồng). Không lâu sau đó, người đàn ông này tiếp tục gửi thêm 500.000 NDT (hơn 1,7 tỷ đồng) vào tài khoản nói trên.
Đến năm 2019, ông Hàn đến ngân hàng rút tiền thì được nhân viên thông báo rằng tài khoản của ông không có đồng nào. Nghe vậy, ông Hàn lập tức trình báo vụ việc cho công an. Nhận được tin báo, cảnh sát An Sơn vào cuộc điều tra. Kết quả cho thấy thủ phạm “ăn cắp” tiền của ông Hàn chính là ông Vương, người bạn mà ông Hàn rất tin tưởng. Đối tượng này sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ.
Tại đồn cảnh sát, ông Vương khai nhận rằng sau khi đến ngân hàng mở tài khoản giúp ông Hàn, ông đã đi photo sổ tiết kiệm và thông tin giấy tờ của bạn mình. Chỉ 2 ngày sau khi ông Hàn gửi tiền đến tài khoản, người đàn ông này đã đến ngân hàng và dùng số giấy tờ trên để rút tiền. 500.000 NDT mà ông Vương gửi sau đó cũng được ông Vương rút đi theo cách tương tự. Sau khi hành vi phạm tội bị phát giác, ông Vương đã trả lại cho bạn mình 1,51 triệu NDT (hơn 5,2 tỷ đồng) và bị kết án tù.
Về phía ông Hàn, ông cho rằng việc số tiền 2,5 triệu NDT (hơn 8,7 tỷ đồng) của mình rút mất, ngân hàng cũng phải chịu trách nghiệm. Do đó, người đàn ông này đã lập tức liên hệ với ngân hàng trên và yêu cầu họ bồi thường cho mình. Tuy nhiên, đại diện ngân hàng này đã phủ nhận trách nghiệm. Trước thái độ thờ ơ của đối phương, ông Hàn tức giận, khởi kiện đơn vị này ra tòa án địa phương.
Tại tòa, ông Hàn cho rằng khi ông mở tài khoản tiết kiệm tại đây thì ông và ngân hàng đã hình thành quan hệ hợp đồng. Điều đó cũng có nghĩa là phía ngân hàng phải có nghĩa vụ đảm bảo an toàn cho số tiền của ông. Do đó, khi 2,5 triệu NDT bị ông Vương rút mất, ngân hàng với tư cách là tổ chức tài chính cũng phải có trách nhiệm.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Trước những lời tố của ông Hàn, đại diện ngân hàng trên đã đưa ra 2 lý do để từ chối trách nhiệm bồi thường. Thứ nhất, ngân hàng cho rằng với tư cách là người gửi tiền, ông Hàn cũng phải có nghĩa vụ bảo mật thông tin tài khoản của mình. Tuy nhiên, người đàn ông này lại cung cấp thông tin của mình cho người khác, từ đó gây ra thất thoát không đáng có. Do đó, việc 2,5 triệu NDT của ông Vương bị rút mất là do lỗi của chính ông, không phải của ngân hàng.
Thứ hai, Điều 188 Bộ luật Dân sự Trung Quốc quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền dân sự của người dân là 3 năm. Trong khi đó, số tiền của ông Vương bị rút mất cách thời điểm đó đã là 7 năm nên thời hiệu khởi kiện đã hết. Do đó, dù ngân hàng cũng có lỗi trong vụ việc này thì họ cũng không cần phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào nữa.
Tại phiên xét xử cuối cùng, Tòa án An Sơn cho rằng ngân hàng nói trên vẫn phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này nên đã ra phán quyết yêu cầu đơn vị này phải bồi thường cho ông Hàn 5% tổng thiệt hại. Bên cạnh đó, phí thụ lý vụ án là 26.800 NDT (hơn 93 triệu đồng) thì ngân hàng cũng chịu 1.404 NDT (gần 5 triệu đồng), số tiền còn lại ông Hàn phải trả.
Ông Hàn không chấp nhận kết quả này, cho rằng ngân hàng phải bồi thường nhiều hơn cho mình nên đã gửi đơn kháng cáo. Sau khi xem xét, tòa cấp cao cho rằng mối quan hệ giữa ông Hàn và ngân hàng là hợp đồng tiết kiệm. Khi ông Vương không cung cấp CCCD gốc của ông Hàn nhưng ngân hàng vẫn để người này rút tiền thì chứng tỏ đơn vị này không thực hiện trách nhiệm kiểm tra nghiêm ngặt, dẫn đến việc tiền gửi của ông Hàn bị người khác lấy đi mà ông không hề hay biết. Vì vậy, ông Hàn có quyền yêu cầu ngân hàng bồi thường thiệt hại do lỗi của ngân hàng gây ra.
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng của vụ việc trên không được công bố khiến nhiều người càng tò mò hơn về số tiền mà ngân hàng phải đền bù trong vụ án này.
Đi rút tiền, người đàn ông "cáu" vì nhưng câu hỏi của nhân viên ngân hàng
Một người đàn ông Trung Quốc tới ngân hàng rút tiền, tuy nhiên theo người này, phía ngân hàng đã hỏi những câu mang tính riêng tư khiến anh vô cùng khó chịu.
Tờ Phụ nữ mới dẫn nguồn 163.com, cho biết, tại Phúc Kiến (Trung Quốc), người đàn ông họ Trương vào ngân hàng, định rút một số tiền. Tuy nhiên, khi đưa thẻ ngân hàng cho nhân viên tại quầy, anh không ngờ đối phương lại nói: "Anh rút tiền để làm gì?".
Ngay khi nghe câu hỏi, người đàn ông lập tức thể hiện sự bực tức. Theo người đàn ông, mục đích đương nhiên là để dùng tiền, còn về cách sử dụng, anh cảm thấy đó hoàn toàn là chuyện riêng tư của mình, ngân hàng không thể và cũng không có quyền kiểm soát.
Người đàn ông với thái độ bực tức.
Nhân viên ngân hàng nói rằng đó là quy trình, mong người đàn ông thông cảm và hiểu cho, đồng thời yêu cầu anh giải đáp thắc mắc của họ rồi mới thực hiện tiếp quy trình rút tiền.
Người này không thể chấp nhận cách làm việc này của nhân viên nên đã yêu cầu gặp quản lý chi nhánh ngân hàng này.
Được biết, người đàn ông rất kích động, lớn tiếng với nhân viên. Không thấy quản lý xuất hiện để giải quyết bức xúc của mình, anh đã chỉ vào nhân viên trong quầy và tuyên bố:
"Hủy thẻ cho tôi, trả lại tiền cho tôi, tôi sẽ không để yên cho ngân hàng của các người đâu".
Nhân viên ngân hàng có giải thích bao nhiêu cũng vô dụng, thái độ của người đàn ông này rất kiên quyết. Anh ta nói muốn hủy thẻ và yêu cầu nhân viên chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản WeChat của mình.
Tuy nhiên, điều khiến ai có mặt cũng dở khóc dở cười hơn là nhân viên ngân hàng lại nói với người đàn ông rằng ngay cả khi muốn hủy thẻ ngân hàng của mình thì anh cũng cần phải có một lý do chính đáng.
Người đàn ông ngày càng phẫn nộ và yêu cầu đòi hủy thẻ.
Câu chuyện khiến cộng đồng mạng chia 2 luồng tranh cãi.
Nhiều người cho rằng nhân viên ngân hàng chỉ biết nghĩ cho lợi ích của họ, không nghĩ cho khách hàng. Từ đó xuất hiện những nguyên tắc không thể hiểu nổi, khiến khách hàng gặp khó khăn trong những trường hợp cấp bách, cần tiền gấp nhưng lại lực bất tòng tâm.
"Khách vào gửi tiền, mở thẻ thì sốt sắng làm ngay. Đến khi khách rút tiền thì hỏi mục đích làm gì, hủy thẻ cũng cần lý do. Như vậy có vi phạm vào quyền riêng tư của người khác hay không?".
"Nếu phải hỏi khách hàng rút tiền dùng vào mục đích gì thì khi người ta đến gửi tiền, tại sao không hỏi luôn?".
Bên cạnh đó, cũng không ít người lên tiếng bênh vực nhân viên ngân hàng. Họ cho rằng nhân viên hỏi khách hàng về mục đích của việc rút tiền nằm trong quy trình để bảo vệ chính khách hàng mà thôi, vì những năm gần đây xuất hiện rất nhiều trường hợp lừa đảo tinh vi.
Những câu chuyện liên quan đến sự cố tại ngân hàng không hề hiếm. Theo Zhihu, cách đây không lâu, người phụ nữ tên Cao ở Ninh Ba, Chiết Giang (Trung Quốc) biết tin 1 ngân hàng có lãi suất khá cao nếu gửi tiền tiết kiệm nên cô đã quyết định gửi số tiền tích cóp của mình là 10 triệu NDT (hơn 34 tỷ đồng) vào đó. Với mức lãi suất hàng năm là 4,2%, cô hy vọng rằng bản thân có thể nhận được 420.000 NDT (hơn 1,4 tỷ đồng) chỉ sau 1 năm.
Tuy nhiên, cô đã tá hỏa khi thấy số dư tài khoản thẻ tiết kiệm của mình là 0 NDT, và đã bị đóng băng gần một năm dù đã tới hạn rút tiền. Sau nhiều cuộc đàm phán, cuối cùng cô mới biết rằng tiền đó chỉ có thể được rút vào năm 2099. Cô tuyệt vọng liệu không biết "còn sống" tới thời điểm đó hay không. Cuối cùng, sau nhiều ngày làm việc với cơ quan chức năng, cô đã lấy lại được toàn bộ số tiền gốc đã gửi.
Đập lợn nuôi 3 năm toàn tiền lẻ khiến nhân viên ngân hàng "toát mồ hôi" đếm, tổng tiền là con số không ngờ Màn gửi tiền tiết kiệm khá "cồng kềnh" nhưng cũng rất thú vị này thu hút sự chú ý của dân tình. Tích góp từ những đồng tiền nhỏ nhất, sau 3 năm chủ nhân đã có khoản tiền không hề nhỏ. Bỏ ống heo tiết kiệm là cách thức đơn giản và phổ biến với nhiều người. Từ khi còn nhỏ, chắc...