Người đàn ông giả mạo bác sĩ, gây mê để cưỡng bứcbệnh nhân
Sau khi làm giả chứng chỉ và giấy phép hành nghề, vị “bác sĩ” này đã làm việc tại phòng khám được gần 2 năm cho đến khi bị bắt vì tội hiếp dâm.
Ông La, sống tại Trung Quốc vừa bị tòa án Nhân dân buộc tội dùng giấy tờ giả mạo bác sĩ trong thời gian làm việc tại một bệnh viện tư nhân tỉnh Tứ Xuyên từ năm 2016 và hiếp dâm bệnh nhân.
Cụ thể, vào tháng 5/2018, nữ bệnh nhân 27 tuổi cũng chính là nạn nhân của ông La đến phòng khám chữa trị vì vấn đề mùi cơ thể. Ở ngay tại đây, vị “bác sĩ” nổi lên ý định xấu và giở trò đồi bại. Hắn tiến hành gây mê nạn nhân rồi cưỡng hiếp cô trong hơn 1 giờ đồng hồ.
Người phụ nữ 27 tuổi bị hiếp dâm tại phòng khám – Ảnh minh họa
Video đang HOT
Khi tỉnh dậy, phát hiện rằng mình đã bị xâm hại, nữ bệnh nhân liền lấy điện thoại báo cảnh sát nhưng ông La giật lại điện thoại và có ý định uy hiếp. Nạn nhân may mắn đã chạy ra ngoài thoát thân. Sau đó, La cũng nhanh chóng vứt điện thoại và bộ đồng phục y tế rồi bỏ trốn.
Hai ngày sau khi bỏ trốn, La bị bắt tại nơi cách địa điểm gây án 230km. Hắn đã bị kết án 6 năm 4 tháng tù cho tội hiếp dâm và làm giả giấy tờ. Ngay sau đó vụ việc đã dấy lên làn sóng phẫn nộ tại mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người cho rằng mức án đó là quá thấp, phụ nữ cần được tôn trọng và thủ phạm phải chịu những hình phạt nặng hơn nữa.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng việc thủ phạm sử dụng chứng chỉ giả để “đội lốt” bác sĩ trong thời gian dài mà không ai biết cũng là vấn đề cần lo lắng. Việc giả mạo bác sĩ để hành nghề không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của những “thiên thần áo trắng” mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của nhiều người vô tội.
An An(Dịch theo Baidu)
Theo vietnamnet
Bộ Y tế lập tức sửa sai khi ra quy định bị nhiều người phản đối
Công văn được ban hành trước đó có nội dung gây khó khăn cho bác sĩ trong việc chỉ định xét nghiệm điều trị, thiệt thòi về quyền lợi bảo hiểm y tế của bệnh nhân. Ngay lập tức, Bộ Y tế đã gấp rút sửa đổi nội dung của công văn này.
Theo đó, tại Công văn khẩn số 6629, do Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) Lê Văn Khảm ký ban hành ngày 2.11 gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị "Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí xét nghiệm đường máu mao mạch căn cứ vào số lần xét nghiệm thực tế đã thực hiện cho người bệnh theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh", đồng thời đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện.
Công văn đính chính của Bộ Y tế. Ảnh: L.C
Công văn khẩn kể trên của Bộ Y tế nhằm đính chính, thay đổi nội dung tại điều 2 của Công văn số 5388/BHYT do Bộ này gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam hồi tháng 9 vừa qua.
Trước đó, tại công văn 5388 của Bộ Y tế ban hành ngày 12.9, cũng do ông Lê Văn Khảm ký, gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thực hiện dịch vụ xét nghiệm đường huyết mao mạch tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, có nội dung: "Số lần xét nghiệm đường máu mao mạch sử dụng cho người bệnh trong ngày không quá 2 lần".
Sau khi văn bản này ban hành, một số cơ sở y tế, bác sĩ điều trị đã "kêu" khó, không phù hợp vì chỉ định xét nghiệm khi điều trị cho các bệnh nhân cần theo dõi sát, có chỉ định phải làm nhiều hơn số xét nghiệm đường máu bị mặc định 2 lần/ngày. Với một số trường hợp bệnh lý và tùy thuộc tình trạng bệnh, bệnh nhân cần theo dõi diễn biến đường máu từng giờ.
Còn đối với bệnh nhân, nếu quỹ bảo hiểm y tế chỉ thanh toán 2 lần xét nghiệm đường huyết như vậy thì bệnh nhân sẽ rất thiệt thòi khi phải tự thanh toán xét nghiệm ngoài 2 lần đó nếu được chỉ định cần làm nhiều xét nghiệm hơn.
Theo T.L (Lao Động)
Hành khách bị buộc rời máy bay vì uống thuốc ngủ Hành khách này đã không ngủ được suốt chặng đầu nên đã uống thuốc được bác sĩ kê toa trong lúc quá cảnh chờ chuyến bay tiếp theo. Một máy bay của hãng hàng không WestJet REUTERS Đài Fox News ngày 5.11 đưa tin một hành khách đã bị hãng WestJet của Canada buộc rời khỏi máy bay chỉ vì trước đó đã...