Người đàn ông được thừa kế sổ tiết kiệm hơn 698 tỷ đồng, đến ngân hàng rút tiền thì nghe nhân viên thông báo: “Tài khoản chỉ còn 69 triệu”
Sau 4 năm gửi tiền, người đàn ông Trung Quốc bàng hoàng khi phát hiện tài khoản ngân hàng của chú mình chỉ còn lại một số tiền nhỏ.
Một ngày năm 1987, ông Diệp Hoà Thành ở thị trấn Cảng Đầu, thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, bất ngờ nhận được tin dữ. Theo đó, người chú của ông là ông Diệp Mộc Liên đã qua đời vì bệnh hiểm nghèo.
Chú của ông Diệp vốn theo gia đình đến Indonesia sinh sống từ khi còn rất nhỏ. Tại đây, người đàn ông này đổi tên thành Vương Hiền Năng. Sau nhiều thập kỷ phát triển, ông Vương đã trở thành một doanh nhân nổi tiếng ở Timor, Indonesia. Đến năm 1983, khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, ông mới trở về quê nhà để tìm cơ hội phát triển.
Trong thời gian này, ông Vương quyết định chuyển tài sản của mình về Trung Quốc để thuận tiện cho việc kinh doanh. Hơn 30 triệu USD tương đương 200 triệu NDT (hơn 698 triệu đồng) lúc bấy giờ đã được ông cụ này gửi vào một ngân hàng ở Phúc Châu. Thật không may, trong một lần rời đại lục và quay trở lại Indonesia, ông Vương được phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo và qua đời.
Theo Luật pháp Trung Quốc, vì ông Vương không lập gia đình nên sau khi qua đời, cháu của ông Vương là ông Diệp cùng em trai của mình sẽ được hưởng khối tài sản nói trên. Để chắc chắn, ông Diệp sau đó đã đến ngân hàng nơi chú mình gửi tiền để kiểm tra tài sản. Nhân viên cho biết số tiền gửi của ông Vương vẫn chưa được chuyển đi. Tuy nhiên, để biết có bao nhiêu tiền trong đó, ông Diệp phải chứng minh được mình là người thừa kế hợp pháp.
Nghe vậy, ông Diệp quay trở về nhà và cùng em trai của mình chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc thừa kế. Tuy nhiên trong quá trình này, họ gặp phải một vấn đề lớn khi ông Vương đã nhập quốc tịch Indonesia. Nếu muốn công chứng giấy tờ, anh em ông Diệp không chỉ phải chứng minh rằng họ là cháu của ông Vương mà còn phải có giấy chứng tử của chú mình, đồng thời phải chứng minh được rằng chú mình chưa kết hôn và có con ở Indonesia.
Vấn đề ở đây là những giấy tờ này phải do chính phủ Indonesia cấp. Tuy nhiên vì một số lý do, vào thời điểm đó, anh em ông Diệp không thể đến Indonesia để xin giấy tờ nên việc thừa kế bị hoãn lại. Mãi đến năm 2002, họ mới đến Indonesia và xin được những giấy tờ nói trên. Chuyến đi này tiêu tốn của họ 180.000 NDT. Tuy nhiên, số tiền này chẳng đáng là bao so với số tài sản kếch xù mà họ sắp nhận được.
Đến năm 2003, thành phố Phúc Châu chính thức cấp giấy chứng nhận thừa kế tài sản của ông Vương cho anh em ông Diêp. Có được giấy tờ quan trọng này trong tay, họ lập tức đến ngân hàng liên quan để rút tiền. Tuy nhiên lúc này, cả hai lại được ngân hàng thông báo rằng tài sản mà ông Vương để lại không phải là 30 triệu USD mà là 3.000 USD, tương đương 20.000 NTD (hơn 69 triệu đồng) lúc bấy giờ.
Nghe nhân viên ngân hàng thông báo, anh em ông Diệp bàng hoàng nhìn nhau và nói: “Điều này là không thể!”
Video đang HOT
Theo ký ức của ông Diệp, chú của ông từng 2 lần gửi tiền đến ngân hàng này. Tổng số tiền gửi lên đến 30 triệu USD. Ông Diệp biết rõ điều này vì ông được chú của mình dẫn đi cùng. Tuy nhiên lúc gửi tiền, ông Vương được mời vào phòng VIP để thực hiện giao dịch trong khi ông Diệp ở ngoài. Do đó, ông Diệp khẳng định số tiền 3.000 USD trong tài khoản của chú mình là rất vô lý.
Ông Diệp và em trai (Ảnh: 163)
Để làm rõ vấn đề, ông Diệp yêu cầu ngân hàng xuất trình chứng chỉ tiền gửi gốc nhưng đối phương kiên quyết từ chối. Theo 163, do ông Vương không phải là người Trung Quốc nên theo quy định vào thời điểm đó, bản gốc biên lai gửi tiền sẽ do ngân hàng lưu giữ. Hành động của ngân hàng càng khiến anh em ông Diệp nghi ngờ. Sau nhiều lần yêu cầu cấp chứng chỉ tiền gửi gốc không thành công,năm 2010, anh em ông Diệp đã kiện ngân hàng ra tòa án địa phương.
Trong phiên sơ thẩm, ngân hàng đã cung cấp bản sao biên lai gửi tiền gốc. Dựa vào bản sao này, Tòa án quận Càng Đầu tuyên bố số tiền gửi của ông Vương thực chất chỉ là 3.000 USD và yêu cầu ngân hàng phải trả trước 500 USD cho ông Diệp. Tuy nhiên, người đàn ông này không đồng ý với phán quyết của toà nên chọn cách kháng cáo lên tòa án cấp trên.
Sau khi xem xét vụ việc, Tòa án Nhân dân thành phố Phúc Châu đã ra phán quyết rằng Tòa án quận Cảng Đầu nên xét xử lại vụ án. Năm 2012, Tòa án quận Cảng Đầu đã thay đổi phán quyết sơ thẩm nhưng kết quả cũng không phải là điều ông Diệp mong muốn.
Theo đó, tòa án chỉ ra rằng ông Vương là người Indonesia và việc thừa kế của ông chỉ có thể được thực hiện bởi luật pháp Indonesia. Do đó, họ cho rằng anh em ông Diệp không có quyền thừa kế và khởi kiện hợp pháp. Sau khi xem xét toàn diện vụ việc, Toà án Nhân dân thành phố Phúc Châu đã bác bỏ đơn kháng cáo của họ và giữ nguyên phán quyết ban đầu. Cho đến nay, anh em họ Diệp vẫn chưa được thừa kế số tài sản của chú mình và sự thật về số tiền 30 triệu USD vẫn là một ẩn số.
Con trai thừa kế sổ tiết kiệm 21 tỷ đồng, đến ngân hàng rút tiền thì bất ngờ với câu nói của nhân viên: Không có số tiền nào bên trong
Nhân viên ngân hàng Trung Quốc này đã khẳng định sổ tiết kiệm là giả, yêu cầu tịch thu và tiêu hủy ngay.
Sự việc này đã diễn ra từ nhiều năm trước tại Trung Quốc. Song mới đây nó tiếp tục được chia sẻ trở lại và thu hút sự chú ý của nhiều người.
Mẹ qua đời để lại sổ tiết kiệm
Theo Sohu, Lưu Hải Bân sinh ra và lớn lên tại một thị trấn nhỏ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cha mẹ anh đều là những người lao động bình thường. Họ làm việc chăm chỉ để con trai không phải chịu cảnh thua kém bạn bè. Sau khi học xong 3 năm cấp 3, anh lên thành phố học đại học rồi lập nghiệp.
Cho đến năm 2003, cuộc sống bình yên của gia đình đột ngột tan vỡ. Mẹ anh, bà Hoàng Tiểu Mai được chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối. Ngay khi nhận được thông tin này, anh quyết định nghỉ phép và trở về nhà để chăm sóc mẹ với hy vọng có một phép màu.
Thật không may, kể từ khi phát hiện bệnh, bà chỉ sống thêm được khoảng 1 tháng rồi qua đời. Trước giờ phút chia tay con cháu, bà Hoàng nhắc con trai về cuốn sổ tiết kiệm của gia đình được cất trong chiếc hộp sắt ở trên lầu. Người phụ nữ dặn con trai nhớ lấy nó sau khi bà qua đời.
Khi đó, vì thương xót trước sự ra đi của mẹ, anh Lưu chỉ đồng ý mà không hỏi thêm gì nhiều. Sau khi mẹ ra đi, anh một mình lo hậu sự. Phải đến nửa tháng sau đó, anh mới hoàn thành hết mọi việc và vội vàng trở về thành phố tiếp tục làm việc.
Bận rộn công việc, anh quên lời nhắc của mẹ về cuốn sổ tiết kiệm. Mãi cho đến 1 năm sau vào đúng ngày giỗ mẹ, anh mới quay trở về nhà để tìm món quà bà để lại. Sau khi mở hộp sắt ra, anh nhìn thấy ngay cuốn sổ tiết kiệm có tên của mẹ được đặt bọc bên trong một chiếc khăn tay. Mở ra kiểm tra, anh vô cùng bất ngờ với số tiền mà mẹ đã gửi tiết kiệm 6 triệu NDT (khoảng 21 tỷ đồng) với lãi suất hàng năm lên đến 10%. Trước đây bố mẹ anh đều làm công nhân, anh không ngờ họ tích lũy được số tiền lớn đến như vậy. Song khi hỏi dì út, Lưu Hải Bân mới biết nguồn gốc số tiền này có được là nhờ đền bù thửa đất sau nhà. Sau khi hiểu rõ mọi chuyện, anh đem cuốn sổ này lên ngân hàng để tiến hành rút tiền.
Sổ tiết kiệm giả, không có khoản tiền nào bên trong?
Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin và cả cuốn sổ tiết kiệm, anh vô cùng bất ngờ với phản hồi của giao dịch viên. Người này cho rằng cuốn sổ tiết kiệm là giả. Đồng nghĩa chẳng có khoản tiền nào tiết kiệm nào của bà Hoàng được gửi ở ngân hàng. Theo quy định, ngân hàng sẽ tiến hành tịch thu cuốn sổ này để tiêu hủy.
Sau khi nghe được điều này Lưu Hải Bân trở nên lo lắng và không đồng ý với việc ngân hàng sẽ hủy sổ tiết kiệm do mẹ anh để lại. Lập tức, anh liên hệ với cảnh sát Trung Quốc để tìm kiếm sự giúp đỡ.
Ngay khi nhận được thông tin, cảnh sát đã có mặt tại trụ sở của ngân hàng. Sau khi tiến hành lấy thông tin từ cả 2 phía, cơ quan chức năng đã hiểu được toàn bộ sự việc. Ngay tại đó, cảnh sát yêu cầu ngân hàng kiểm tra dữ liệu trên hệ thống theo tên tuổi của bà Hoàng Tiểu Mai. Điều không ngờ là có thông tin bà đã gửi số tiền này theo đúng như ngày trên cuốn sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, số tiền đã được rút ra sau đó vài ngày.
Ảnh minh họa
Cảnh sát tiếp tục yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về giao dịch viên đã tiến hành các thủ tục gửi tiết kiệm cho bà Hoàng. Khi đó, lãnh đạo ngân hàng cho biết người này đã nghỉ làm tại đây từ nhiều năm trước. Hiện họ không nắm được thông tin nơi ở hay số điện thoại.
Phối hợp với các cơ quan liên quan, cảnh sát tìm được ra nơi ở của giao dịch viên đã tiến hành các thủ tục cho cụ bà. Người này nằm ngay trong xóm nhà bà Hoàng. Dường như trước đây, họ vốn rất tin tưởng nhau.
Tại đồn cảnh sát, ban đầu, đối tượng từ chối trách nhiệm về vụ việc này. Cô luôn tỏ ra không còn nhớ gì và không hợp tác. Song bằng nghiệp vụ của các cảnh sát viên, người này đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Theo đó, lợi dụng lòng tin của bà Hoàng Tiểu Mai, người này đã đưa bà cuốn sổ giả, rồi âm thầm liên kết với 1 lãnh đạo cấp cao để đánh cắp thông tin, chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm sang 1 tài khoản khác nhằm phục vụ mục đích cá nhân.
Cô cho biết ban đầu chỉ có ý vay tạm số tiền này để làm ăn rồi sẽ hoàn trả lại số tiền, đồng thời sẽ tìm cách để đổi lại số tiết kiệm thật cho cụ bà. Song không ngờ, chẳng có may mắn nào xảy ra. Hoạt động đầu tư thua lỗ nên chẳng có tiền để hoàn trả. Để trốn tránh trách nhiệm, cô đã nhanh chóng nghỉ việc. Song mọi việc không dễ dàng như thế.
Sau khi sự việc đã rõ ràng trắng đen, đại diện ngân hàng chủ động nhận mọi trách nhiệm về mình và hứa hoàn trả lại khách hàng số tiền 6 triệu NDT. Còn về nữ nhân viên phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật Trung Quốc.
Chồng qua đời để lại 2 tỷ đồng trong tài khoản, vợ đi rút tiền thì bị kiện vì tội chiếm đoạt: Tòa án Trung Quốc ra phán quyết gây bất ngờ Bà lão không biết rằng hành động của bản thân có thể bị quy vào tội chiếm đoạt tài sản của người đã khuất. Năm 2017, một sự việc liên quan đến tranh chấp tài sản của người quá cố đã trở thành chủ đề bàn tán trên các trang mạng xã hội của Trung Quốc. Theo đó, sau khi rút tiền trong...