Người đàn ông du lịch 10 nước trong 24 tiếng bằng phương tiện công cộng
Một du khách người Anh đã đi du lịch gần 1.000 km qua các nước Bỉ, Luxembourg, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Áo…
bằng phương tiện công cộng chỉ trong 24 tiếng.
Jo Kibble, 40 tuổi, đã đi từ London (Anh) đến Eijsden (ở cực nam Hà Lan) để bắt đầu thử thách đi du lịch nhiều quốc gia nhất có thể trong vòng 1 ngày. Để làm điều này, anh đã lựa chọn di chuyển chủ yếu bằng phương tiện công cộng như xe bus, xe lửa, xe điện, xe khách và xe đạp cho thuê.
Chuyến hành trình của Jo Kibble bắt đầu từ lúc 11h58 tối 14.11. Anh đã đi từ một ngôi làng nhỏ của Hà Lan đến Bỉ, Luxembourg, Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Áo và Slovakia, kết thúc thử thách của mình ở Breclav, Cộng hòa Séc, lúc 11h25 tối 15.11.
Jo Kibble chụp ảnh tự sướng sau khi đến Praha từ chuyến tàu ngủ một ngày sau thử thách du lịch 10 nước.
Jo hiện đang sinh sống ở Charlton, đông nam London và là người đứng đầu văn phòng nội các của Hội đồng Ealing. Anh chia sẻ về chuyến đi: “Đó là một trải nghiệm tuyệt vời. Tôi đã hy vọng đến được 11 quốc gia, nhưng một chuyến tàu bị hỏng ở Alsace, Pháp khiến tôi không có thời gian để đến Hungary.
Trong suốt cuộc hành trình, tôi đã đi trên tám chuyến tàu, năm xe buýt, một xe khách, một xe điện và một chiếc xe đạp thuê”.
Anh đã chụp được một loạt ảnh tuyệt đẹp trong chuyến đi của mình.
Anh chia sẻ thêm, theo quy tắc của mình, để đánh dấu một quốc gia, Jo không thể chỉ ngồi trên một chuyến tàu đi qua quốc gia đó. Anh phải thay đổi ít nhất một phương tiện di chuyển tại mỗi nước mà anh đi qua.
“Thật tuyệt vời khi đi từ một chuyến xe khách lúc 1 giờ sáng rất chật chội, đông đúc từ Liege đến Luxembourg, hay một chuyến tàu hạng nhất qua khung cảnh đáng kinh ngạc của dãy núi Alps của Áo” – Jo cảm thán.
Vào lúc 11h58 tối 14.11, Jo bắt đầu cuộc phiêu lưu của mình từ ngôi làng nhỏ Eijsden ở miền nam Hà Lan – bắt chuyến tàu cuối cùng trong ngày đến Bỉ.
Anh di chuyển hầu hết bằng phương tiện công cộng.
Đến Liège, Bỉ, chưa đầy một giờ sau, anh lên xe khách Flixbus lúc 1 giờ sáng để đến Luxembourg. Tiếp đó, anh thuê một chiếc xe đạp để đi đến bến xe buýt chính ở Luxembourg.
Anh lên xe buýt tốc hành lúc 4 giờ sáng đến Saarbrcken, Đức, trước khi chuyển sang xe điện lúc 5h40 để tới Sarreguemines, Pháp.
Sau đó, Jo lên chuyến tàu lúc 6h13 đến Strasbourg. Tiếp theo là chuyến tàu lúc 7h51 đến Basel, Thụy Sĩ. Nhưng, chuyến tàu này đã bị dừng tại biên giới do sự cố kỹ thuật.
Anh phải bắt chuyến tàu tiếp theo đến Basel nhưng đã lỡ chuyến nối tiếp theo kế hoạch đến Hungary. Do đó, anh không thể đi đúng 11 quốc gia như dự định.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Jo vẫn tiếp tục hành trình và bắt chuyến tàu từ Basel đến Zrich lúc 10h06 sáng. Tiếp theo là chuyến tàu đến Sargans lúc 11h38, và sau đó là xe buýt đến Vaduz, Liechtenstein, lúc 12h33.
Chuyến đi khiến anh vô cùng mãn nguyện.
Anh bắt xe buýt lúc 13h18 đến Schaan, tiếp tục bắt xe buýt lúc 13h28 đến Feldkirch, Áo, rồi lên tàu đến Bratislava-Petrzalka, Slovakia, lúc 14h17.
Jo bắt xe buýt đến Bratislava-Hlavná lúc 21:38 và cuối cùng lên chuyến tàu lúc 22h06 để đến điểm đến cuối cùng. Sau 23 tiếng 27 phút, Jo đã đến Breclav ở phía đông nam Cộng hòa Séc lúc 23h25, đi qua tổng cộng 10 quốc gia.
Anh chia sẻ: “Tôi rất vui vì đã thực hiện thử thách này. Thật tuyệt khi thấy những thứ bạn dành nhiều thời gian để viết ra trên giấy có thể trở thành hiện thực.
May mắn thay, chuyến tàu cuối cùng có một toa giường nằm đến Praha, vì vậy sau khi xuống ở Breclav rất lạnh lúc 23h25, tôi chỉ cần nhảy lên tàu, leo thẳng lên giường và thức dậy ở thủ đô của Séc vào sáng hôm sau”.
Sau chuyến đi, anh cho biết sẽ ở lại Séc vài ngày rồi mới lang thang vừa du lịch, vừa trở về nhà.
Măng Đen mùa nào cũng đẹp
Là vùng đất trên cao nhưng Măng Đen không phải nơi hẻo lánh. Đường lên đây khang trang, tiện lợi cho các phương tiện di chuyển.
Măng Đen vẫn còn nhiều cây cầu treo mang đặc trưng núi rừng Tây Nguyên
Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, có rừng nguyên sinh bao bọc nên khí hậu quanh năm mát mẻ. Tôi đến đây vào thời điểm được cho là không thích hợp để du lịch - mùa mưa. Vậy nhưng tôi vẫn thích đến một nơi nào đó khi vắng khách, gấp cuốn cẩm nang hướng dẫn du lịch lại và lang thang khắp nơi, tự mình cảm nhận nét đẹp của vùng đất ấy.
Chùa Khánh Lâm nằm trên đồi cao, xung quanh là rừng xanh ngát
Thị trấn trong sương mây
Măng Đen đón tôi bằng cơn mưa phùn lất phất, sương dày đặc. Nhiều người nói Măng Đen mang dáng dấp Đà Lạt xưa, có lẽ vậy. "Thành phố buồn" của những năm ấy chắc cũng là đường vắng người thưa, sương giăng kín lối che khuất những con dốc dài. Nơi đây sương mù quanh năm, lại ít nhà cao tầng nên mỗi khi sương xuống là như phủ hết thị trấn. Cả núi rừng chìm trong màn sương, đẹp huyền ảo.
Khuất trong sương mây lãng đãng ấy là rừng thông. Ở nơi này, thông bạt ngàn. Những hàng thông đã có từ rất lâu và vẫn đang được những người yêu thiên nhiên tiếp tục trồng. Đi dưới rặng thông xanh, bạn có thể cảm nhận được hương thơm dịu nhẹ từ cây lá - mùi tinh khiết của thiên nhiên, của môi trường trong lành. Măng Đen có nhiều khu nghỉ dưỡng ẩn mình trong rừng, đẹp và yên tĩnh. Có những ngày khách không cần đi săn mây, sáng thức sớm cứ ở yên tại đó, mây sẽ tự ghé đến. Mây cứ bồng bềnh như biển, mở cửa phòng ra là thấy.
Thị trấn thật ra rất nhỏ, chỉ một ngày là có thể dạo hết. Thác Pa Sỹ, hồ Đăk Ke, chùa Khánh Lâm, tượng Đức Mẹ là những điểm tham quan hầu như du khách nào cũng ghé thăm. Tôi ấn tượng nhất là chùa Khánh Lâm - không phải kiến trúc xưa nhưng được xây dựng trên ngọn đồi nguyên sinh nên nhìn rất cổ kính, đậm nét "thâm sơn cùng cốc". Chùa ẩn mình giữa tán cây, là công trình đan xen giữa kiến trúc chùa truyền thống và văn hóa bản địa. Có hai hướng lên chánh điện, cửa chính là bậc thang đá, cửa sau có thể chạy xe thẳng đến.
Từ chân đồi, tôi theo lối cửa chính vào chùa. Những bậc thang phủ đầy rêu toát lên vẻ trầm mặc, hai bên là cây xanh rợp bóng. Lên hết thang là cổng chùa, xuyên qua đó đi tiếp một hành lang dài - cũng là những bậc thang - mới đến chánh điện. Một chặng đường thăm thẳm đầy tôn nghiêm, khách đến đây tự giác đi nhẹ nói khẽ, như thể không ai muốn phá vỡ không gian thanh tịnh này. Chùa gồm nhiều công trình chính; ngoài chánh điện còn có nhà Đông, nhà Tây, lầu chuông, lầu trống... Khuôn viên chùa rất lớn, bát ngát cây xanh, khiến du khách nhẹ lòng khi ghé đến. Khi đó, bao ưu phiền như tan biến, chỉ còn lại cảm giác yên bình.
Các điểm tham quan tại Măng Đen gần nhau nên hầu như khách viếng chùa Khánh Lâm sẽ ghé hồ Đăk Ke, thác Pa Sỹ. Hồ Đăk Ke nhỏ, đẹp nhất khi xuân về, mai anh đào nở rộ bừng lên sắc hồng rực rỡ. Nhưng Măng Đen là vùng đất "7 hồ 3 thác" nên bên cạnh Đăk Ke còn nhiều hồ lớn hơn. Nếu chạy xe dọc các con đường quanh thị trấn, bạn sẽ thấy những hồ nước trong xanh, xung quanh là rừng rất đẹp.
Gà nướng cơm lam là món ăn được nhiều người yêu thích ở Măng Đen
Xuyên rừng ngắm thác
Đã cất công lên Măng Đen, bạn đừng chỉ loanh quanh thị trấn, ghé vài điểm du lịch... rồi về. Vùng đất này là nơi dành cho những ai thích khám phá. Núi rừng Kon Plông đẹp lắm, ngoài Măng Đen còn Măng Cành, Măng Bút, Đăk Tăng, Ngọc Tem... tuy không phải khu du lịch nhưng nhiều cảnh đẹp, nhiều bản làng với những sinh hoạt đậm nét Tây Nguyên.
Đến đây, bạn nên thuê xe máy, rong ruổi trên những con đường vắng, dừng lại ở bất kỳ nơi nào mình thích. Đó có thể là đoạn đường xuyên rừng quanh co mát rượi bóng cây, là con suối hay thác ven đường đang ầm ầm tuôn chảy, là những thửa ruộng bậc thang chín vàng, những ngôi làng yên bình dưới chân núi... Kon Plông nhiều đèo dốc nhưng đường đẹp, không đòi hỏi "tay lái lụa". Bạn chỉ cần đổ đầy xăng là cứ yên tâm chạy.
Vẻ hùng vĩ của K50 - một trong những thác đẹp nhất Tây Nguyên
Trong các thác nước ở Măng Đen, Pa Sỹ là thác lớn nhất, dễ tham quan nhất vì nằm trong khu du lịch. Nếu bạn muốn ngắm những thác còn hoang sơ, có thể ghé Lô Ba, cũng không quá xa trung tâm. Thác này rất đẹp, đường đi có trên Google Maps nên khá dễ tìm. Quanh Măng Đen còn những thác nhỏ hơn, không có trong hướng dẫn du lịch nhưng chủ homestay có thể biết.
Bạn nên hỏi đường trước khi đi vì có những đoạn đường rừng không có sóng điện thoại, khó dùng định vị. Với những người thích chèo thuyền, Măng Đen có tour chèo sup hồ thủy điện thượng Kon Tum rất thú vị. Lênh đênh trên lòng hồ, bạn sẽ được ngắm rừng nguyên sinh, ngắm những khe suối nhỏ chảy từ khe núi, ngắm con thác lớn nơi thượng nguồn... Những hành trình này thường là 2 ngày để khách có dịp trải nghiệm cảm giác cắm trại ngoài trời, hòa mình với thiên nhiên.
Những ngày ở Măng Đen, tôi đã có dịp thực hiện chuyến trekking thác K50 (thác Hang Én). Đây là một trong những con thác đẹp nhất Tây Nguyên, nằm trong khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (Gia Lai). Vì thác cách Măng Đen chỉ khoảng 55km nên nhiều khách sau khi dạo chơi thị trấn thường kết hợp tham quan thác. Dòng thác trắng xóa đổ xuống từ độ cao hơn 50m. Giữa hơi nước mịt mù ấy, từng đàn én vẫn chao lượn. Những bức ảnh chỉ thể hiện được một phần, phải đến tận nơi mới thấy hết vẻ đẹp của thác - hoang sơ mà lộng lẫy. Thế nên dù khó đi, vẫn có nhiều người vượt đường xa tìm đến để ngắm thác.
Măng Đen là vùng đất của dược liệu và sâm dây là một trong số đó
Món ngon của núi rừng
Trong những chuyến dã ngoại, có một món ngon lại dễ đóng gói mang theo là gà nướng cơm lam. Đây là đặc sản Tây Nguyên chứ không phải riêng Măng Đen nhưng rất phổ biến ở nơi này, hầu như đi quán nào cũng thấy. Gà được ướp bằng nhiều gia vị đặc trưng, trong đó không thể thiếu tiêu rừng, nên mang hương vị khác biệt. Nơi tôi ở, một trang trại giữa rừng, cũng có loại tiêu này.
Tiêu rừng cay nhẹ hơn tiêu thường nhưng rất thơm, lại thoảng hương sả, chanh dễ chịu. Thời điểm tôi đến Măng Đen cũng là mùa tiêu, những món nướng rất hợp với gia vị này, ướp cả lá và hạt, nướng lên thơm lừng. Vườn nhà trồng đầy rau, chỉ cần hái vài lá thơm (ngò gai, ngò rí, húng lủi, chanh...), thêm tiêu rừng, sả, ớt xiêm xanh giã với muối hột là đã có chén muối chấm ngon miệng.
Suối, thác ở Kon Plông rất nhiều, chạy xe ven đường là có thể thấy
Tuy gà nướng cơm lam được xem là món không thể bỏ qua khi lên Măng Đen nhưng sâm dây mới là đặc sản nơi này. Thổ nhưỡng Kon Plông thích hợp trồng dược liệu và sâm là một trong số đó. Măng Đen có nhiều vườn sâm dây, người ta trồng chủ yếu để bán nhưng cũng có khi trồng chỉ để ăn hay ngâm rượu. Vườn chỗ tôi ở cũng đầy sâm dây, gà nuôi thả luôn có sẵn, khách thích thì chủ nhà sẽ đãi món lẩu gà hầm sâm bổ dưỡng.
Lá sâm dùng như một loại rau, nấu canh hay nhúng lẩu đều ngon. Măng Đen có một nhà hàng chuyên các món từ sâm, thực đơn khá đa dạng, ngoài lẩu hay tiềm quen thuộc còn có gỏi, cơm, món chiên giòn, rau xào... Sâm vốn là vị thuốc, khi kết hợp đúng cách với món ăn thì vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Nếu có dịp đến Măng Đen, bạn nên thử những món này hoặc mua về làm quà. Sâm Ngọc Linh khó tìm chứ sâm dây ở Măng Đen thì không thiếu, có thể dễ dàng tìm mua.
Măng Đen nằm ở độ cao 1.200m, quanh năm mây mù sương phủ
Ngoài sâm dây, Măng Đen còn nhiều thực phẩm tươi ngon, chỉ có nơi núi rừng, nhất là khi mưa đến, tưới mát cây cỏ. Tôi đã vài lần được ăn nấm mối, có khi hái quanh nhà, có khi mua ở chợ nhỏ gần đó. Tuy là mua nhưng do người địa phương mang ra bán nên rất rẻ. Nấm mối vốn sẵn vị tươi ngọt, chế biến món gì cũng ngon. Mưa cũng là mùa của trái mâm xôi.
Nếu bạn ở một khu nghỉ dưỡng gần rừng, mùa này chỉ cần dạo xung quanh là đã có thể hái đầy rổ. Đây là trái cây mọc hoang, thuộc loại quả mọng nên rất giàu dưỡng chất. Mâm xôi rừng vị chua nhẹ, hái nhiều ăn không hết thì làm mứt, si-rô để tủ lạnh dùng dần. Ngoài mâm xôi còn có sim, trái này thì quá quen thuộc, núi rừng nào cũng có. Tuổi thơ tôi ở thành thị nên không có ký ức về hương vị này nhưng ăn thử thấy cũng ngon, nhất là khi tự tay hái xuống.
Dạo quanh Măng Đen, bạn sẽ thấy những ruộng lúa rất đẹp
Nhìn Măng Đen, tôi thường nghĩ đến vùng đất yên bình trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long - đẹp lặng lẽ giữa núi rừng. Nơi đó có không gian hư ảo chìm trong màn sương, có những con người bình dị dễ mến. Cũng như Sa Pa, Măng Đen rồi sẽ không còn lặng lẽ, khi dấu chân du khách tìm đến ngày càng nhiều. Song, đó là ngày của tương lai. Còn hiện tại, Măng Đen vẫn yên bình, vẫn khiến khách phương xa mê đắm bằng vẻ tịch mịch quyến rũ.
Hãy đến đây vì bạn muốn khám phá vùng đất này chứ đừng vì tìm kiếm một không khí lạnh tương tự những miền cao nguyên khác. Măng Đen mùa nào cũng đẹp, thời tiết lý tưởng quanh năm, thích hợp để đến bất cứ lúc nào bạn muốn.
Chàng trai Việt "phượt" xe máy trên cung đường đẹp hơn những giấc mơ Quá mê mẩn cảnh vật của những vùng đất dưới dãy núi Himalaya và muốn có thời gian rong ruổi nhiều hơn, trong chuyến đi Ladakh cùng với bạn của mình, Tuân quyết định chọn xe máy làm phương tiện di chuyển. Phạm Quang Tuân (1989, quê Quảng Trị hiện sinh sống tại Sài Gòn) đã có gần 10 năm làm blogger du...