Người đàn ông đầu tiên mang thai trên thế giới và câu chuyện bí ẩn phía sau
Sanju Bhagat 36 tuổi được đưa vào bệnh viện vì nghi có khối u ác tính trong bụng, nhưng sau đó bác sĩ đã phát hiện ra ông đang mang thai.
Năm 1999 tại Nagur, Ấn Độ có một người đàn ông 36 tuổi tên là Sanju Bhagat luôn bị hàng xóm và người xung quanh nhìn bằng ánh mắt hiếu kỳ vì phần bụng của anh bị phình to như quả bóng từ khi còn nhỏ. Thời điểm bấy giờ, khoa học công nghệ cũng như y học tại Ấn Độ chưa phát triển, nền dân trí còn thấp vì vậy Sanju không được bố mẹ đưa đi khám. Mãi sau này, khi chiếc bụng “quả bóng” của Sanju trở nên đau nhức thậm chí nghẹt thở vì quá to, ông mới được đưa đến bệnh viện kiểm tra.
Sanju Bhagat có một chiếc bụng phình to từ nhỏ nhưng do không có điều kiện và nền dân trí thấp nên không được đi khám
Sau quá trình xét nghiệm, ngay lập tức bác sĩ quyết định phẫu thuật cho Sanju vì cho rằng anh có một khối u lớn ác tính trong dạ dày dẫn đến tình trạng ổ bụng phình to. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã nhìn thấy cảnh tượng trước nay chưa từng có, thay vì là khối u như dự đoán, họ phát hiện ra các phần như: xương tay, chân, xương hàm và tóc.
“Tôi đã rất bàng hoàng và cảm thấy kinh dị, khối u mà bệnh nhân mang trong người gây sốc cho tất cả chúng tôi khi đó”, Bác sĩ Mehta – người trực tiếp mổ cho Sanju chia sẻ.
Với điều kiện y học kém phát triển như nhưng năm 1999, khi chứng kiến cảnh tượng này, các bác sĩ thật sự cho rằng bằng cách nào đó Sanju đã mang thai và “ bào thai” trong bụng là một dạng thai hư. Tuy nhiên, sau một quá trình nghiên cứu các chuyên gia y học tại bệnh viện đã phát hiện ra rằng bào thai này thực chất là em trai sinh đôi của Sanju đã sống ký sinh trong dạ dày anh trai gần 40 năm.
Bào thai người em trai song sinh trong bụng Sanju.
Đây là hiện tượng thai trong thai cực hiếm gặp, xuất hiện ở giai đoạn đầu của thai kỳ song sinh khi một thai nhi phát triển lấn át rồi dần ôm trọn thai nhi còn lại. Trong khi bào thai bên ngoài vẫn phát triển như bình thường, bào thai bên trong vẫn tiếp tục hút chất dinh dưỡng của người anh em sinh đôi để phát triển.
Thường cả 2 bào thai này sẽ chết khi nhau thai chung bị đứt vào thời điểm sinh nở. Nhưng trong trường hợp của Sanju Bhagat, không những anh phát triển khỏe mạnh mà người em trai vẫn tiếp tục sống ký sinh suốt 36 năm sau đó.
Mặc dù sau khi phẫu thuật, sức khỏe của Sanju đã trở về bình thường, nhưng anh luôn cảm thấy buồn vì người em xấu số của mình đã không được sinh ra, hơn nữa còn bên cạnh anh trong suốt 36 năm nhưng anh lại không hề hay biết.
Video đang HOT
Hiện tượng “thai trong thai” là gì?
Bình thường đó là những cặp sinh đôi cùng trứng nhưng do quá trình phân chia muộn của phôi dẫn đến tình trạng “thai trong thai”. Sự phân chia của những cặp song sinh cùng trứng từ ngày thứ 3, 4 sau khi thụ thai nhưng do sự phân chia muộn hơn, khoảng từ ngày thứ 7, 8 sẽ dẫn đến các trường hợp thai trong thai.
Hầu hết các trường hợp này thai đều chết trong chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai nghén, một số ít sống được thì sinh ra trong tình trạng thai dính nhau chung một hoặc nhiều bộ phận cơ thể, một số ít khác là dạng “thai trong thai”.
Để phòng tránh được các dị dạng thai nhi nói chung, các nhà sản khoa cho rằng quá trình trước và trong thời kỳ thai nghén, đặc biệt là 3 tháng đầu các bà mẹ cần tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại và các tia phóng xạ. Nên tiêm phòng các loại bệnh truyền nhiễm như cúm, Rubella, thủy đậu.
An An (Dịch theo Sina)
Theo Dân trí
Có bầu 8 tuần vẫn chưa thấy tim thai, đúng lúc người mẹ từ bỏ hi vọng thì điều bất ngờ đã xảy ra
Con là cô bé không hề có tim thai khi được 8 tuần trong bụng mẹ. Nhưng con cũng là người giúp trái tim tôi đập rộn ràng, mạnh mẽ hơn 6 tháng sau đó.
Câu chuyện đầy xúc động của bà mẹ người Australia, Claire Haiek, với hơn một lần phải nghe 5 từ đầy ám ảnh "Không phát hiện tim thai" khi đi siêu âm một lần nữa cho chúng ta thấy sinh ra một em bé khỏe mạnh là điều vô cùng may mắn.
Những lần sụp đổ khi nghe 5 từ "Không phát hiện tim thai"
Có một khoảnh khắc trong những lần siêu âm thai mà tôi chẳng hề cảm thấy hứng thú chút nào. Đó là khi tôi đang mang thai lần thứ ba được 12 tuần 6 ngày. Tôi có mặt ở khu vực chuẩn bị để siêu âm độ mờ da gáy. Tôi hạnh phúc leo lên giường, háo hức mong chờ được biết nhân viên siêu âm sẽ giúp tôi giải mã dự đoán về việc chúng tôi sẽ chào đón bé trai hay cô bé. Nhưng rồi bác sĩ nói: "Tôi xin lỗi, không phát hiện tim thai". Chỉ 5 từ đó thôi mà thế giới của chúng tôi như sụp đổ.
4 tháng sau, tôi mang thai lần nữa. Mang thai lần thứ tư thật khó khăn. Hai vợ chồng tôi đều e ngại không dám thể hiện rõ sự hào hứng ngay từ lúc đầu. Chúng tôi đều biết rõ rằng xét nghiệm xác định mang thai không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với một em bé có khả năng sống sót.
Claire Haiek chụp ảnh cùng hai con lớn là Samuel và Charlie khi mang thai được 4 tháng.
Tôi được giới thiệu đến bác sĩ sản khoa của mình ngay từ đầu thai kỳ. Mục tiêu của chúng tôi là đi được tới mốc có thể phát hiện tim thai. Bất cứ ai đã bị sảy thai có lẽ đều từng lên mạng tra về "tỷ lệ sống sót của bào thai khi phát hiện tim thai". Đó là một thứ thật khủng khiếp để mà tra Google nhưng nó mang lại cảm giác xoa dịu, dù dưới dạng một người lạ trên Internet thì vẫn là xoa dịu.
Tôi cũng tìm trên mạng "Khi nào siêu âm thai có thể phát hiện tim thai" và quyết định sẽ lên lịch khám thai vào khoảng tuần thứ 8. Tôi leo lên giường, hi vọng sẽ được nghe thấy nhịp tim của con. Tôi bắt chéo ngón tay trên một bàn tay để mong may mắn và bàn tay còn lại thì đan vào tay chồng tôi. Cả hai chúng tôi đều nhìn chăm chú vào màn hình.
Sau vài phút tìm kiếm, xem xét, bác sĩ sản khoa của tôi hít một hơi thật sâu nói: " Chưa thấy tim thai nhưng có một túi ối. Chúng ta sẽ kiểm tra lần nữa trong 10 ngày tới". Tôi hỏi ông trường hợp thế này tỷ lệ như thế nào và có bao nhiêu sản phụ tiếp tục với một đứa trẻ khỏe mạnh.
Bác sĩ của tôi điềm tĩnh nói không có gì phải căng thẳng cả, nhưng chúng tôi cần chờ đợi và đi siêu âm lại. Tôi cũng bình tĩnh nhưng tôi chắc rằng, chuyện kinh khủng kia sẽ xảy ra lần nữa. Thông tin trên mạng cho biết, tim thai thường được phát hiện khi thai nhi được khoảng 6-8 tuần trong bụng mẹ...
Tất cả những gì tôi có thể làm là chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đón tin xấu. Tôi về nhà với mục tiêu vượt qua 10 ngày nữa. Đó là bước đầu tiên. Và tiếp theo là chịu đựng tin xấu thêm một lần...
Cô bé Olivia, con út của Claire Haiek.
Càng nghĩ ngợi nhiều, tôi càng bị thuyết phục bởi ý nghĩ chắc chắn tôi sẽ bị sảy thai thêm một lần nữa. Tôi như một quả bom hẹn giờ, chờ đợi cơ thể mình làm việc mà nó không thể làm nổi. Nó thậm chí chẳng thể tống ra thứ mà nó không thể tạo hình, nhưng thay vào đó, lại giữ chặt lấy mà không gây ra máu hay cơn đau nào.
Tôi còn tiếp tục tra Google thêm vài điều nữa trong hi vọng mong manh: " 8 tuần, không tim thai, bé khỏe mạnh", " Cơ hội bé khỏe mạnh sau khi không phát hiện tim thai ở tuần 8", " Tỷ lệ độ chính xác của máy siêu âm thai ở tuần thứ 8".
10 ngày sau, tôi cảm giác như đang mơ...
Suốt 10 ngày chờ đợi ấy, tôi đã khóc rất nhiều và tôi biết, thời gian cứ lê thê trôi đi. 10 ngày sau, tôi đến văn phòng bác sĩ sản khoa vào một buổi sáng sớm thứ 4 đầu tháng 4 năm 2014.
" Ổn thôi. Em đã sẵn sàng rồi. Em không thấy ốm bệnh gì hết. Chính xác thì nó cũng như lần trước thôi", tôi nói với ông xã khi tựa lên ngực anh. Ông xã nói tôi hãy đợi tới khi chúng tôi được xác nhận. Nhưng tôi biết chuyện sẽ như thế nào. Bác sĩ sản khoa sẽ xác nhận vẫn không có tim thai và tôi sẽ lại về nhà, sau khi hoàn tất mọi giấy tờ cần thiết. Tôi đã chuẩn bị tinh thần thương tiếc vì mất đi một đứa con nữa.
Anh trai lớn Samuel gặp Olivia lần đầu tiên.
Con là cô bé không hề có nhịp tim khi được 8 tuần trong bụng mẹ. Nhưng con cũng là người giúp trái tim tôi đập rộn ràng, mạnh mẽ hơn 6 tháng sau đó.
Tôi leo lên giường, cảm nhận thứ gel lạnh buốt trên bụng. Và tôi không hề sẵn sàng cho những gì xảy ra tiếp theo.
" Đây rồi. Có tim thai rồi", bác sĩ sản khoa thốt lên.
Bạn hẳn biết rồi đấy, có những lần mà thanh âm vang vọng trong đầu bạn và cảm giác như bạn đang mơ, đang quay mòng mòng, đang mất kiểm soát, như thể ruột gan tôi đang đảo lộn hết cả lên. "Gì... gì cơ?". Đó là tất cả những gì tôi có thể thốt ra, miệng vẫn há hốc, còn nước mắt thì bắt đầu lăn dài trên má. Tôi đông cứng người lại vì không thể tin vào tai mình.
" Đúng vậy, một trái tim khỏe mạnh và đập rộn ràng. Cô chắc hẳn là đã rụng trứng muộn", bác sĩ nói, kèm theo một nụ cười hóm hỉnh.
Tôi đã mang thai gần 10 tuần. Và tôi vẫn mất tới khoảng 4 tuần nữa mới dám nói với mọi người về tin vui này. Tôi muốn giữ sinh mệnh mới này gần gũi với mình, bảo vệ con khỏi những xui xẻo mà sự háo hức của tôi có thể mang lại. Đó là lý do tại sao, chỉ 26 tuần sau, khi tôi chuyển dạ ở tuần thai 36, tôi đã van nài bác sĩ " Chỉ cần đưa con ra ngoài an toàn thôi".
Tôi từng hi vọng mình có thể sinh thường sau lần sinh mổ trong lần mang thai trước, hi vọng không phải dùng thuốc như với lần sinh con đầu lòng. Nhưng lần này, tôi không quan tâm bác sĩ làm như thế nào, chỉ cần đưa con ra ngoài còn sống. Tôi nức nở khi nhịp tim con vang vọng khắp căn phòng trong những nhịp chậm rãi đầy ám ảnh.
Và bác sĩ đã làm như vậy. Trong khoảnh khắc đó, họ đã gọi điện thoại, đánh thức nhân viên bệnh viện để chuẩn bị cho một ca sinh mổ. Và rồi chúng tôi được gặp Olivia, nặng 2,4kg với mái tóc màu vàng dâu tuyệt diệu nhất thế gian.
Nguồn: Kidspot
Người đàn ông mang thai đầu tiên trên thế giới ra sao sau 10 năm? "Nếu vợ mình không thể mang thai, là người trụ cột trong gia đình, tôi nghĩ mình nên giúp đỡ cô ấy", Thomas Beatie - người đàn ông mang thai đầu tiên trên thế giới cho biết. Vào năm 2007, khi đó Thomas Beatie - người đàn ông sống tại thành phố Phoenix, bang Arizona, Mỹ đã tạo nên sự chấn động khi...