Người đàn ông đập đầu vào thân cây mỗi ngày trong 5 năm
Đập đầu mạnh vào thân cây mỗi ngày đến nỗi trán thành sẹo, người đàn ông ở Hàn Quốc khiến nhiều người lo lắng về thói quen kỳ lạ.
Trên chương trình X SBS WOW, đài truyền hình Hàn Quốc đưa tin về người đàn ông áp dụng phương pháp kỳ lạ để rèn luyện sức khỏe, đó là đập đầu vào thân cây.
Ông này làm nghề sửa giày ở Sinchon, Seoul trở nên nổi tiếng vì đập đầu vào thân cây mỗi ngày trong 5 năm qua. Điều này được chứng minh qua phần trán đầy sẹo của ông.
Buổi sáng mỗi ngày, bước ra từ cửa hàng nhỏ bên đường và duỗi người vài cái, người đàn ông lại đập đầu vào một cái cây lớn gần đó.
Người đàn ông đập đầu vào thân cây mỗi ngày để tập thể dục. Ảnh cắt từ clip.
Khi thấy trán ông bắt đầu chảy máu, phóng viên cố gắng ngăn lại hành động này nhưng người đàn ông bỏ ngoài tai, nói rằng đây là thói quen tập thể dục thường xuyên của mình và các chấn thương chỉ là ngoài da, không đáng lo ngại.
Sau khi kết thúc màn “tập thể dục”, người đàn ông trở lại cửa hàng nhỏ của mình để bôi thuốc sát trùng lên trán. Khi phóng viên chạm vào trán ông có thể cảm nhận những phần da khó có cơ hội lành lại bởi hành động đập đầu diễn ra mỗi ngày.
Khi được hỏi về thói quen kỳ quái, người đàn ông cho biết mình từng là một tay đấm bốc khi còn trẻ nhưng phải nhanh chóng từ bỏ môn thể thao này sau khi lập gia đình.
Video đang HOT
Trong nhiều năm, ông không thể tới phòng tập để duy trì sở thích vì không có thời gian và điều kiện tài chính. Sau cùng, ông tự nghĩ ra cách tập luyện độc đáo này để giải tỏa.
Nhiều người hy vọng ông sẽ từ bỏ thói quen nguy hiểm.
“Có thể nhiều người sẽ cười tôi nhưng tôi chẳng làm hại ai cả”, ông nói.
Lo lắng cho sức khỏe của người đàn ông, nhân viên chương trình đưa ông đến một phòng tập gần nhà để gợi lại niềm đam mê và từ bỏ thói quen nguy hiểm này. Khi được hỏi về ý định từ bỏ việc đập đầu, ông cho biết sẽ duy trì hành động này đến năm 65 tuổi rồi mới dừng lại. Tuy nhiên, người đàn ông không chia sẻ về số tuổi hiện tại.
Sau khi chương trình lên sóng, câu chuyện thu hút nhiều phản ứng trái chiều trên mạng xã hội. Nhiều người giễu cợt hoạt động “tập thể dục” của người đàn ông, số khác hy vọng ông có thể dừng lại để tránh tổn hại đến sức khỏe.
Chào ngày mới bằng năng lượng tích cực
Nhiều nhóm bạn trẻ lập thành từng hội, CLB rủ nhau dậy sớm để tập thể dục, đọc sách, ngồi thiền, nấu ăn... trên mạng xã hội. Các hội nhóm, CLB này đã tạo động lực cho hàng ngàn người cùng rèn sức khỏe, thay đổi bản thân, tư duy tích cực hơn.
Chị Xuân Dịu (áo xanh) tham gia nhóm chạy bộ vào mỗi sáng - Ảnh: DUY PHÚ
Từ ngày tham gia nhóm Dậy sớm để thành công, mình thức giấc trước 5h, khởi động ngày mới với môn chạy bộ, sau đấy còn kịp nấu ăn và chuẩn bị đi làm. Nhờ thế tinh thần luôn thấy sảng khoái.
Chị Nguyễn Tuyết Lan
Trước khi tham gia nhóm Dậy sớm để thành công, chị Nguyễn Tuyết Lan (24 tuổi) thường là "cú đêm" nên khi thức giấc buổi sáng cũng là lúc ánh nắng đã chói rực.
Thức giấc cùng sớm mai
"Đêm nào mình cũng vừa làm việc thêm, vừa lang thang trên mạng nên thường xuyên ngủ muộn. Sáng thức dậy toàn cỡ 8h trở lên rồi vội vàng vệ sinh cá nhân, phóng xe đi làm. Trên đường đi ghé mua ổ bánh mì, ly cà phê. Hôm nào vô đến văn phòng công ty cũng đúng 9h", chị Lan nói.
Từ ngày chuyển công việc khác, không làm công ty nước ngoài nữa nên giờ làm việc buổi sáng cũng sớm hơn khiến Lan luôn trong tình trạng bắt đầu ngày mới với tinh thần uể oải. Được bạn mời tham gia nhóm Dậy sớm để thành công, Lan có những người bạn cùng rủ nhau tập thể dục mỗi sáng khiến cô nàng cảm thấy thích thú hơn.
"Mới đầu phải đặt đồng hồ báo thức lúc 5h, rất khó bật dậy. Vì đã hứa với nhóm bạn nên mình cố gắng. Dần dần ngủ sớm và thức dậy sớm trở thành thói quen" - Lan cho hay.
Là người từng ngủ nướng đến khoảng 7h sáng mới thức giấc nhưng từ ngày tham gia nhóm chạy bộ Adidas Runners Saigon (viết tắt là AR Saigon) hơn một năm qua chị Xuân Dịu đã dậy sớm hơn, bắt đầu một ngày bằng những đường chạy.
"Lúc đó ở TP.HCM có khá nhiều nhóm chạy bộ, nhưng đa số tập luyện vào buổi chiều tối, chỉ có AR Saigon chạy vào sáng sớm cuối tuần, tập trung khởi động từ 5h30 nên mình tham gia. Mình có con nhỏ, tranh thủ tập luyện vào sáng sớm lúc con chưa dậy sẽ tiết kiệm được thời gian, cảm giác như có nhiều giờ hơn trong ngày. Lâu dần dậy sớm tập chạy đã trở thành điều không thể thiếu" - Xuân Dịu chia sẻ.
Thỏa đam mê, thêm sức khỏe
Dậy sớm mang lại cảm hứng, tạo nhiều năng lượng tích cực. Chị Xuân Dịu bảo: "Từ chạy lẹt đẹt 1-2km đã mệt và thở hồng hộc vì không quen, nay mình có thể chạy liền 21km dưới hai tiếng mà không mệt. Mình cảm nhận sức khỏe tốt hơn, hầu như không bị ốm vặt, đặc biệt là giảm được cân nặng khiến bạn bè phải nể phục. So với hơn một năm trước, mình đã thay đổi hoàn toàn. Cơ thể gọn gàng và săn chắc lên. Những buổi sáng khi chạy bộ, mình tranh thủ ngắm bình minh. Thật sự đó là những khoảnh khắc sống riêng cho bản thân".
Mới đây, nhóm 5h30 cũng đã hình thành trong những ngày cách ly xã hội để phòng chống dịch bệnh COVID-19. Anh Ngô Công Quang, người lập nhóm, cho biết khi mọi người ở nhà nhiều, hầu như ai cũng ôm điện thoại. Nếu chúng ta kết nối để làm việc hữu ích thì sẽ tốt hơn. Các bài tập thể dục tại chỗ, giao lưu thách nhau trong các môn như plank, squat... sẽ làm mọi người lấp thời gian trống, khỏe mạnh hơn, xả stress rất tốt.
"Chúng tôi nhận được sự hưởng ứng của đông đảo mọi người, từ em trai giữ xe, chị lao công ở công viên, đến một số anh chị là doanh nhân... Do mục đích sống vui khỏe nên mọi người được đăng và comment theo các chủ đề trong group. Thậm chí mọi người add cha mẹ, anh chị em, con cái vào" - anh Quang cho hay.
Ở nhóm Dậy sớm và đọc sách hiện có hơn 221.000 thành viên, là "tín đồ" mê đọc sách vào buổi sáng. Mục đích của nhóm lập ra để thay đổi tư duy của sinh viên theo hướng tích cực và phát triển. Trên trang của nhóm, các thành viên chia sẻ và tóm tắt những điều mình đọc được từ những cuốn sách yêu thích. Không chỉ đọc sách, nhóm còn giới thiệu những hoạt động thể thao, câu nói hay, tạo động lực cho bản thân.
Chị Nguyễn Phương Thảo (27 tuổi) từng tham gia nhiều nhóm trên mạng xã hội nhưng cuối cùng chị gắn bó với nhóm Thiền và đọc sách. "Trước đây mình rất dễ nổi nóng, con còn nhỏ nhưng nhiều khi mình la toáng lên vì cảm thấy không thể chịu nổi mỗi lần con nghịch phá. Ngay cả trong công việc mình cũng rất nhanh nóng tính khi tranh luận với đồng nghiệp. Vậy mà sau nửa năm tham gia nhóm Dậy sớm để ngồi thiền, thể dục và đọc sách, bản thân thấy nhẹ nhàng, kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Quan trọng là sức khỏe đã cải thiện nhiều theo chiều hướng tích cực" - chị Thảo bộc bạch.
Lan tỏa điều tích cực
Anh Ngô Công Quang, người lập nhóm 5h30, cho biết: "Mục đích của 5h30 là kết nối cộng đồng, cùng nhau kêu gọi dậy sớm, tập thể dục, thỏa các niềm đam mê: nấu ăn, đọc sách, chụp ảnh, chăm thú cưng, nhà cửa, hành động đẹp... Chúng ta cùng nhau kỷ luật với chính bản thân, gương mẫu trong gia đình, vui khỏe với cuộc đời và lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng.
Do vậy, nhóm không có khoảng cách hay phân biệt, chủ yếu là lan tỏa, vui - khỏe và tìm thấy sự thoải mái nhất định giữa bộn bề cuộc sống. Bởi vậy các thành viên đều là người tích cực, từ suy nghĩ đến hành động".
Trường tổ chức "vũ điệu thể thao" trực tuyến cho học sinh trong mùa dịch Nhằm rèn luyện kỹ năng, sức khỏe cho học sinh trong đợt nghỉ phòng dịch, một trường học ở Hà Tĩnh đã tổ sân chơi thể thao qua mạng thu hút nhiều em tham gia. Từ đầu tháng 4/2020, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã tổ chức sân chơi "Vũ điệu thể thao" cho toàn thể học sinh, cựu...