Người đàn ông chết khi đi lưới cá bằng bình ắc-quy
Dù bệnh tật nhưng hàng ngày nạn nhân vẫn lặn lội lưới cá để bán lấy tiền nuôi vợ bệnh nặng và đứa con gái đang tuổi ăn học.
Suốt gần 24 giờ, vợ con và những người thân ông Nguyễn Văn Cang (58 tuổi, ngụ KP4, phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TPHCM) hoang mang, lo lắng khi thấy ông Cang đi lưới cá bằng bình ắc-quy chưa về nên mọi người đổ xô đi tìm, nhưng không có kết quả.
Vợ con nạn nhân bàng hoàng khi thấy ông Cang nằm chết thảm dưới rạch nước.
Đến sáng sớm nay (24/4), một người dân bàng hoàng phát hiện ông Cang nằm chết dưới con rạch ở khu cù lao Tam Phú (KP1, phường Tam Phú, quận Thủ Đức)
Nhận tin dữ, người thân ông Cang vội chạy đến hiện trường và vợ ông lên cơn đau tim ngất xỉu khi chứng kiến cái chết bi thảm của chồng.
Thi thể nạn nhân được đưa lên bờ.
Video đang HOT
Tại hiện trường, thi thể ông Cang nằm chết cứng dưới rạch nước sình lầy trong khi trên vai còn đeo bình ắc quy và cây chích điện. Trên bờ, bên trong giỏ vài con cá cũng chết vì khô nước.
Nhận tin báo, Công an phường Tam Phú đã có mặt phong tỏa hiện trường và an ủi gia đình nạn nhân. Đội CSĐT tổng hợp Công an quận Thủ Đức cũng nhanh chóng có mặt khám nghiệm và đưa nạn nhân lên bờ chuyển về nhà xác khám nghiệm tử thi.
Thi thể nạn nhân được đưa đi khám nghiệm tử thi.
Bước đầu công an nhận định, có khả năng ông Cang tử vong do nguồn điện từ ắc-quy gây ra.
Theo những người hàng xóm thì gia cảnh ông Cang rất khó khăn, dù ông cũng mang nhiều bệnh trong người nhưng hàng ngày vẫn thức khuya dậy sớm làm đủ việc cũng như đi câu, lưới cá đem ra chợ bán lấy tiền nuôi người vợ cũng đang bệnh nặng và đứa con gái còn tuổi ăn học.
Theo vietbao
Cuộc đời cô giáo nương nhờ cửa Phật, xin hiến xác
"Tôi ở trong tim con trai tôi, trong tim mọi người là còn tồn tại rồi. Tôi từng nghe cậu bác sĩ gần nhà nói, thời sinh viên, các cậu không có xác người để thực hành nên tôi quyết định hiến xác" - chị Thu Hương chia sẻ.
Căn bệnh quái ác
Chúng tôi vô tình gặp chị Phạm Thị Thu Hương (SN 1973 quê Yên Bái) ở chùa Quỳnh Lâm thuộc xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội vào một chiều cuối đông mưa phùn, gió bấc. Ban đầu, nhìn người phụ nữ gầy gò, lòng khòng bước dưới hàng cây lộc vừng, có cảm tưởng chị như chùm quả dài, lơ lửng kia.
Sư thầy Thích Đàm Huệ, người trụ trì chùa Quỳnh Lâm cho hay, chị Hương từng là một cô giáo, nương nhờ cửa Phật vài năm nay vì bệnh nặng và không có chốn nương thân.
Trò chuyện, mới thấy người phụ nữ này rất cởi mở và lạc quan. Chị kể: "Tôi không có điều gì lớn để tâm sự. Bây giờ chỉ có tâm nguyện con trai khôn lớn, trưởng thành. Còn tôi, bệnh tình thế này, bác sĩ đã không thể cứu chữa, chỉ hy vọng khi thác rồi được cống hiến cho y học".
Khuôn mặt chị giờ đây gầy gò, xanh xao, đôi bàn tay đã bị co quắp nhưng có lẽ thời xuân sắc, chị là một cô gái đẹp. Ngoài đôi mươi, chị kết duyên vợ chồng với một người cùng quê. Cuộc đời đã mỉm cười với vợ chồng cô giáo trẻ khi năm 1998, họ đón cậu bé Đinh Nhất Thịnh chào đời.
"Tôi làm mẹ ở tuổi 25, nhưng đang lúc hạnh phúc nhất, đứa con trai bắt đầu chập chững chạy đi, bi bô tập nói thì đột nhiên tôi bị bệnh. Ban đầu, chân tay đau nhức, lâu dần các khớp ngón tay co quắp vào, toàn thân nhức nhối. Tôi đi khám thì bác sĩ nói bị viêm đa khớp. Nhưng điều lạ là, chứng viêm khớp của tôi không bình thường bởi cơ thể tự sinh ra một chất làm cứng khớp, y học chưa tìm ra cách chữa" - chị Hương kể.
Chị Hương với đôi bàn tay bị co quắp, đau đớn không tự làm được việc cá nhân của tôi.
Vậy là từ khi 25 tuổi, cô giáo trẻ Thu Hương phải mang căn bệnh quái ác. Đau đớn, vợ chồng trẻ nghèo khó không có tiền chữa trị, chị hoàn toàn dựa vào người cậu ruột. Chăm con thơ, chị phải tiết kiệm cả tiền thuốc men. Chỉ khi quá đau đớn, chị Hương mới cậy nhờ cậu mình cho chút tiền mua thuốc.
Thế rồi, thân hình chị gầy yếu dần. Hai bàn tay cụp cứng lại khiến chị phải xin nghỉ dạy theo chế độ "một cục" vì mới công tác được 4 năm trong ngành giáo dục.
"Chỉ mong con trai được học hành"...
"Tuổi còn trẻ mà đã mang bệnh trọng, ban đầu tôi buồn lắm. Nhưng ngày đau đớn nhất với tôi là cầm trên tay lá đơn xin ly hôn của chồng. Tôi nói với chồng cứ có người khác, miễn sao đừng đẩy tôi ra khỏi nhà. Tôi biết đi đâu trong những ngày đau đớn, bệnh tật. Nhưng điều ấy đã không xảy ra, vài tháng sau khi chồng đề nghị ly hôn, tòa chính thức tuyên án" - cô giáo Hương nhanh tay gạt nước mắt khi nhớ lại chuyện cũ.
Điều an ủi lớn nhất với chị là sau khi ly hôn, cậu con trai được tòa giải quyết theo mẹ. "Tôi bệnh ngày càng đau đớn, không có con chắc chết đói từ lâu chứ không được tới giờ. Hai mẹ con tôi đi ở nhờ là chính, đâu có tiền để thuê. Thịnh từ khi học lớp một đã phải chăm sóc mẹ. Cho tới giờ, Thịnh học lớp 9, con trai thường xuyên phải làm giúp mẹ mọi việc, từ tắm giặt tới chải đầu" - chị Hương kể về con.
Chị Hương nói biết ơn sư trụ trì Đàm Huệ vì đã mở cửa nhà phật cưu mang mẹ con chị. Khi hai vợ chồng ly hôn, chị bị sốc khiến bệnh tim nặng thêm, còn Thịnh có biểu hiện của đứa trẻ bị trầm cảm, sức học yếu dần. Từ cậu bé sức học giỏi toàn diện, Thịnh rớt ngay xuống mức trung bình và chỉ như cái bóng, không chơi bời với chúng bạn. Thế nhưng từ khi nhà chùa cưu mang hai mẹ con, Thịnh như bừng tỉnh. Cậu học giỏi hơn, vui vẻ cười đùa. Năm học trước, Thịnh đã đi thi học sinh giỏi và đoạt giải 3 môn Văn toàn huyện.
Kể về thành tích của con trai, chị Hương lại khóc. Con trai mới học lớp 9 nhưng chỉ thỉnh thoảng bố của cháu mới mang kinh phí tới đóng góp. Những khi thiếu thốn, chị Hương đành nhờ nhà chùa giúp. "Được nhà chùa cho nương nhờ, mẹ con tôi vô cùng cảm tạ. Tôi chết đi, mong hiến xác để không vô nghĩa với đời vì thời gian tôi làm giáo viên ngắn ngủi quá. Nghe bác sĩ nói, mắt tôi bị cận nhưng vẫn có thể tặng giác mạc cho những người nghèo".
Khi được hỏi về việc gia đình có ai phản đối việc tình nguyện hiến xác không thì chị gật đầu. Theo chị Hương, ban đầu, các chị gái của chị phản đối. Họ nói đã chịu nhiều đau đớn, thiệt thòi, khi chết lại không có mồ yên, mả đẹp. Nhưng chị nghĩ cái đó không quan trọng.
"Tôi ở trong tim con trai tôi, trong tim mọi người là còn tồn tại rồi. Ngày xưa, tôi nghe cậu bác sĩ gần nhà nói, hồi sinh viên, các cậu ấy chẳng có xác người để thực hành. Ví như việc nối mạch máu đều phải học trên mô hình. Tôi nghĩ, nếu như vậy thì làm gì y học chẳng chậm tiến so với thế giới. Tôi chỉ mong hiến xác để khoa học nghiên cứu, tìm ra thứ thuốc chữa bệnh cho những người mắc chứng khớp quái ác giống tôi thôi. Còn chút gì có ích, tôi tình nguyện làm" - chị chia sẻ.
Cựu giáo viên rất vui vẻ nói về chuyện hiến xác. Nhưng khi nhắc tới con trai, chị bày tỏ sự lo lắng. Năm nay, Thịnh học cuối cấp 2, chí ít còn 3 năm học cấp 3 nữa rồi mới vào thi đại học. "Tôi chỉ có một mong ước con trai tôi được học hành, thành bác sĩ hay giáo viên như tôi ngày xưa thì tốt quá. Chỉ sợ mẹ mất đi, việc học của con lỡ dở vì nay bố cháu đã có gia đình riêng, chẳng còn thời gian chăm lo cho cháu nữa" - gương mặt người mẹ bệnh tật nhạt nhòa nước mắt khi nghĩ về tương lai con trai...
Theo Infonet
Nghệ An: Cụ bà 50 năm nhịn cơm qua đời Cụ Vưng thượng thọ dù gần 50 năm không ăn cơm Ngày 10/12, tròn 3 ngày cụ bà Nguyễn Thị Vưng (xóm 3, Nghĩa Bình, Tân Kỳ, Nghệ An), người không ăn hạt cơm nào suốt gần nửa thế kỉ, tạ thế. Thông tin từ gia đình cho biết, cụ Vưng lâm bệnh nặng trong thời gian qua, và đã từ trần vào...