Người đàn ông bỏ cuộc sống đầy đủ để sống lề đường
Muốn được tự do, không còn căng thẳng vì công việc, người đàn ông Hong Kong chọn làm người vô gia cư và cắt đứt quan hệ với gia đình.
Ông Simon Lee (52 tuổi) sống trên đường phố Hong Kong suốt 7 năm qua. Tuy nhiên, không giống hầu hết người vô gia cư khác bị phá sản hay bần cùng, ông Simon tự chọn từ bỏ tài sản vật chất và công việc văn phòng ổn định để có cuộc sống tự do tự tại.
Người vô gia cư trên đường phố. Ảnh minh họa: Unsplash.
Simon tốt nghiệp đại học chuyên ngành hóa học và trở thành một “cổ cồn trắng” (từ chỉ dân văn phòng) từ năm 1997. Nhưng đến một ngày, cảm thấy không còn muốn vượt qua sự căng thẳng trong công việc, Simon xin thôi làm và chuyển đến Macau.
Simon kiếm sống bằng nghề dạy kèm cho thiếu nhi trong vài năm. Đến 2004, ông tiếp tục chuyển đến thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Đông, và trang trải bằng tiền tiết kiệm. Hai năm sau, Simon trở lại Macau. Khi đó, các sòng bạc tại đây bắt đầu rộ lên trào lưu những người đánh bạc thắng lớn thưởng tiền cho người nghèo. Vì vậy, Simon quyết định đi lang thang và sống sót nhờ các sòng bạc.
Cuộc sống nhàn rỗi của Simon ở Macau kết thúc năm 2010 khi chính quyền trục xuất ông về Hong Kong. Ở quê nhà, Simon tiếp tục lang thang trên những con đường ở khu vực giàu có nhất của đặc khu này.
“Với tôi, đó là sự giải phóng. Tôi không phải trả tiền thuê nhà, không phải mua nhà, có thể ngủ bất cứ đâu. Ngủ ngay bên vệ đường đã giải quyết rất nhiều vấn đề của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi thực sự tiết kiệm tài nguyên cho xã hội”, SCMP trích lời Simon Lee cho biết.
Video đang HOT
Hầu hết quần áo của người đàn ông vô gia cư này được các nhân viên xã hội quyên góp. Tuy ngủ trên đường hay trong công viên, Simon không hề nhớ nhung sự thoải mái của một chiếc giường ấm áp.
“Hong Kong có rất nhiều người giàu và cũng nhiều người lãng phí. Tôi luôn có thể tìm được thứ gì đó mà người khác bỏ đi để dùng”, Simon nói tiếp.
Một trong những trò tiêu khiển của Simon là viết blog. Mỗi ngày ông đều đến thư viện trung tâm ở Causeway Bay để truy cập Internet miễn phí để viết về những trải nghiệm với tư cách một người vô gia cư cũng như về quan điểm sống đặc biệt của mình. Tuy không quá nổi tiếng như nhiều blogger khác, Simon hiện vẫn có hơn 6.000 người theo dõi.
Ông từng có bạn gái trong ba năm khi ở Macau nhưng vẫn sống độc thân tới giờ. Simon cũng đã cắt đứt quan hệ với bố mẹ và ba anh em ruột nhiều năm trước vì có quan điểm sống khác nhau. Ông tin sẽ sống tốt hơn theo cách của mình và liên hệ với người thân chỉ mang lại cho ông nỗi đau cùng sự căng thẳng.
Một trong những điều Simon yêu thích khi trở thành người vô gia cư là không phải lo lắng về ngày mai hay tương lai. Ông chỉ sống vì hiện tại và để số phận tự quyết định những điều sẽ xảy ra.
Theo ODD
Lời phàn nàn cổ nhất thế giới hóa ra đã có từ... gần 4000 năm trước rồi.
Giao tiếp vốn là một trong những hành động cấp cao của loài người, với mục đích bày tỏ điều chúng ta cần trao đổi, thông qua ngôn từ và hành động. Và trong quá trình tiến hóa, khả năng giao tiếp đã được con người 'nâng cấp' để đưa ra lời phàn nàn mỗi khi không vừa lòng với điều gì đó.
Nhưng thói quen 'phàn nàn' thực chất xuất hiện từ bao giờ? Theo như một nghiên cứu gần đây thì hóa ra thói quen này đã tồn tại từ lâu rồi, ít nhất là từ hàng ngàn năm trước. Kết luận này đến từ một bức chữ hình nêm được tìm thấy tại khu di tích thành phố Ur (Iraq ngày nay).
Được biết, mẫu vật này có từ cách đây khoảng 1750 năm TCN, thuộc nền văn hóa Lưỡng Hà, với nội dung phàn nàn từ một người khách hàng có tên Nanni.
Bức thư phàn nàn cổ nhất thế giới
Trong bức thư, Nanni đã đề cập đến rất nhiều phản ánh về dịch vụ của một người cung cấp kim loại có tên là Ea-nasir. Cụ thể, người đàn ông không những giao không đúng loại đồng theo yêu cầu của khách sau chuyến gom hàng ở Ba Tư, mà còn trì trệ giao hàng kèm thêm thái độ chưa đúng mực với người hầu của Nanni khi họ lấy hàng.
Sau đây là nội dung đầy đủ của bức thư đầy khó chịu của Nanni:
'Anh đang thật sự muốn gì, khi đối xử với người như tôi bằng thái độ đó?
Tôi đã thương lượng trước với anh về hàng hóa (kèm cọc trước), nhưng tất cả những gì được gửi lại là những chiếc túi rỗng không từ lần này qua lần khác.
Tự hỏi đã có thương lái nào ở Telmun (trung tâm mậu dịch sầm uất thời bấy giờ) giao dịch với thái độ như thế này? Chỉ có một mình anh thôi đấy!
Bây giờ anh tính sao về số lượng đồng mà tôi đã đặt đây? Anh đã nhận tiền cọc trước rồi, và tôi cần được hoàn lại đầy đủ số tiền ấy.
Và nhớ rằng tôi sẽ không chấp bất kỳ sản phẩm kém chất lượng nào nữa, thay vào đó sẽ tự tay lựa chọn theo tiêu chuẩn của tôi sau những trải nghiệm không mấy tốt đẹp với anh.
Nanni
Thay vì giao hàng hóa chất lượng và đúng hẹn, Ea-nasir lại làm điều ngược lại với khách hàng của mình.
Theo phân tích, bức thư được viết theo ngôn ngữ Akkadian (thuộc hệ thống Semitic) với kích thương phông chữ khoảng 11,6cm. Và nếu bạn muốn trực tiếp thưởng lãm bức thư độc đáo này, thì có lẽ phải đợi một thời gian nữa mới có thể xuất hiện ở bào tàng cơ (hiện đang được lưu giữ ở bảo tàng Anh Quốc).
Theo Tri Thức Trẻ
Phát hiện rắn 3 mắt kỳ dị chưa từng thấy trên đường cao tốc ở Úc Cơ quan Công viên và Động vật hoang dã Lãnh thổ Bắc Úc đã chia sẻ phát hiện kỳ lạ - một con rắn có mắt thứ 3 nằm ở đỉnh đầu - trên đường cao tốc. Các chuyên gia đã dùng từ "đặc biệt" khi nói về bức ảnh chụp nó. Bài đăng ghi: " Con rắn này thực sự rất đặc...