Người đàn ông bị vợ con từ mặt vì một bức ảnh “ất ơ” trên mạng cùng câu chuyện không thể tin nổi
Câu chuyện về sự cố của người đàn ông này khiến cho nhiều người vô cùng bức xúc.
“Tôi với anh ấy đã nói chuyện qua mạng suốt 6 tháng trời, hôm nay cuối cùng cũng gặp nhau. Anh ấy nói đang làm trong ngành xây dựng, ăn mặc hơi xuề xòa. Lúc này anh ấy đang tìm tôi. Tôi có nên xuống gặp anh không?”.
Cách đây vài ngày, một cô gái họ Hoàng, sống tại Thiệu Hưng, Chiết Giang (Trung Quốc) đã đăng tải nội dung này trên mạng xã hội, đi kèm đó là bức ảnh một người đàn ông đang băng qua đường.
Theo như lời Hoàng, cô và người đàn ông trong ảnh trước đó đã có mối quan hệ lãng mạn thông qua tin nhắn suốt nửa năm. Có vẻ sau khi xác định được tình cảm đã đến độ chín muồi, Hoàng và đối phương quyết định gặp gỡ nhau. Câu chuyện của Hoàng đăng tải đã tạo ra sự quan tâm lớn từ những người theo dõi. Ai cũng háo hức muốn biết kết cục của chuyện tình này rồi sẽ đi đến đâu.
Ở một diễn biến khác, anh Sử, nhân vật nam chính trong bức ảnh, lại phải hứng chịu tai họa trời ơi đất hỡi. Sau khi bức ảnh và câu chuyện của Hoàng được lan truyền, cả vợ và con của anh Sử đều vô tình xem được.
Khỏi phải nói, anh Sử vô cùng kinh ngạc vì chẳng hiểu tại sao lại có bức ảnh kia, cũng không hiểu nổi tự nhiên bản thân lại bị cả vợ và con trai giận dỗi rồi đòi từ mặt?
Thực tế là anh Sử và Hoàng chưa từng quen biết nhau, càng chưa từng một lần nói chuyện hay tiếp xúc. Hoàng, với tư cách là một người chơi mạng xã hội, vì muốn đưa các nội dung đặc biệt để thu hút thêm nhiều khán giả nên cô ta đã dựng nên chuyện tình lãng mạn và bí ẩn với một người tình qua mạng.
Video đang HOT
Điều đáng lên án là, Hoàng không hề biết Sử. Cô ta chỉ ngẫu nhiên chụp một người đi sang đường để dùng làm nền cho câu chuyện do cô tự bịa ra. Một bức ảnh đơn giản tưởng chừng rất vô hại nhưng đã suýt phá nát hạnh phúc của một gia đình.
Việc ngụy tạo sự việc trắng trợn của Hoàng đã được nạn nhân trình báo với cảnh sát địa phương, nhờ họ điều tra giúp đỡ. Trong quá trình cho lời khai, thái độ của Hoàng khiến cho mọi người phải ngỡ ngàng: “Chỉ là một bức ảnh người qua đường, có gì lớn chuyện đâu?”.
Rõ ràng trong suy nghĩ của những người như Hoàng đã đánh giá quá thấp tính sát thương của lời nói dối. Trong mắt Hoàng, điều cô quan tâm chỉ là lượt tương tác, lượng khán giả, số tiền và danh tiếng mà cô có được thông qua những nội dung hoàn toàn bịa đặt. Thế nhưng đối với những người vô tình trở thành nhân vật trong câu chuyện của Hoàng, kết cục của họ có thể rất thê thảm.
Tất cả mọi người qua đường đều có thể trở thành nạn nhân trong những giấc mộng làm giàu kỳ quặc của những người chơi mạng xã hội.
Theo thông tin ghi nhận, cảnh sát Thiệu Hưng sau đó đã xử lý Hoàng về tội danh vu khống, bôi nhọ danh dự người khác, quyết định phạt hành chính 500 nhân dân tệ (khoảng 1,7 triệu đồng).
Thiếu nhân lực sau đây dịch, bài toán khó với doanh nghiệp cả thế giới
Sau dịch, các doanh nghiệp khắp thế giới rục rịch làm ăn lại thì vướng ngay hàng loạt thách thức, mà nan giải nhất là thiếu người lao động.
Sau gần hai năm đại dịch, nhiều nước đã dần bắt đầu khôi phục hoạt động kinh tế. Dù các hạn chế đã được nới lỏng hơn trước nhưng các doanh nghiệp (DN) lại đang đối mặt với hàng loạt thách thức phát sinh sau dịch.
Dịch tràn qua, kéo theo cả người lao động
Một thách thức lớn mà rất nhiều DN đang gặp phải là tình trạng thiếu người lao động. Thường thì sau một đợt suy thoái, người tiêu dùng dè dặt chi tiêu, DN cũng thận trọng trong việc tuyển người, người thất nghiệp thì năng động tìm việc. Tuy nhiên, lần này ngược lại, sức chi tiêu đang tăng cao, các chủ lao động gấp rút tuyển người nhưng người lao động lại không mặn mà quay lại.
Ngành xây dựng ở Singapore đang phải đối mặt nhiều thách thức sau dịch, từ thiếu nhân lực cho đến chi phí nguyên vật liệu tăng. Ảnh: STRAIT TIMES
Chẳng hạn tại Mỹ, so với thời điểm trước khi đại dịch xảy ra gần hai năm trước, số người lao động ở nền kinh tế số một thế giới này bị hụt khoảng 4,3 triệu. Tuy nhiên, trong bối cảnh các DN chạy đua hoạt động lại và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đang gia tăng sau dịch, lượng người lao động cần cao hơn gấp đôi con số này, tức 10 triệu. Song trong tháng 9, các chủ DN chỉ tuyển được tổng cộng 194.000 người lao động, hãng tin AP dẫn số liệu từ Bộ Lao động.
Các lĩnh vực thiếu trầm trọng người lao động là sản xuất, bán lẻ, vận tải, tiện ích, các ngành nghề cần chuyên môn cao. Nhân lực trong mảng nhà hàng, quán bar thời điểm tháng 9 giảm 7,6% so với hồi tháng 2-2020. Lượng lớn quán xá, nhà hàng phải giảm thời gian mở cửa vì không đủ nhân viên. Nhân lực ngành khách sạn giảm 17% so với trước dịch.
Nhiều DN thuộc các lĩnh vực đã dùng đến giải pháp tăng lương để thu hút người lao động nhưng vẫn chưa thể tuyển đủ người. Các tập đoàn bán lẻ như Amazon và Walmart đã thông báo kế hoạch tuyển hơn 300.000 người lao động trong vài tháng tới. Các tập đoàn giao nhận như USP và FedEx hy vọng thời gian tới sẽ tuyển được 200.000 người.
Bên kia Đại Tây Dương, Anh cũng đang gặp khó với tình trạng thiếu hụt người lao động. Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ Văn phòng Thống kê quốc gia Anh công bố ngày 14-10 cho thấy có tới 41% DN - đặc biệt DN vừa và nhỏ - đang vật lộn với việc tuyển người. Một nguyên nhân chính là số người lao động từ các nước Liên minh châu Âu (EU) chưa chịu sang Anh làm việc.
Từ đầu năm nay, Anh yêu cầu phần lớn công dân EU nếu không sống ở Anh thì phải có visa làm việc, một quy định gây mất thời gian và tốn kém với họ. Các chủ DN ở Anh kêu gọi chính phủ hoãn thực hiện quy định này nhưng không được đồng ý.
Số tài xế còn làm việc ở Anh thời điểm cuối tháng 6 ít hơn 12% so với cuối năm 2019. Các lĩnh vực khác như nông nghiệp cũng phụ thuộc phần lớn vào nhân công EU. Thiếu nhân công khiến nhiều chủ nông trại gặp khó, buộc phải thi nhau tăng lương để lôi kéo người lao động về làm việc cho mình.
Doanh nghiệp lớn nhỏ gì cũng lao đao
Cũng xảy ra tình trạng thiếu người lao động nhưng mức độ ở Trung Quốc (TQ) không căng bằng ở Mỹ. Thay vào đó, các DN TQ lại chịu thêm nỗi khổ khác: Thiếu điện và giá nhiên liệu tăng. TQ bắt đầu khan hiếm điện từ tháng 6 và tình hình tệ thêm khi giá than liên tục tăng, các địa phương nỗ lực đáp ứng các mục tiêu cắt giảm khí thải mà trung ương đề ra.
Số liệu khảo sát của Cục Thống kê quốc gia TQ công bố ngày 14-10 cho thấy chỉ số hoạt động sản xuất của nước này trong tháng 9 giảm hơn trong tháng 8. Đây là lần giảm nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch xảy ra. Các nhà máy ở hơn 20 tỉnh phải sản xuất cầm chừng.
Điều này rất nghiêm trọng vì sản xuất và xây dựng - vốn cần nhiều điện, nhiên liệu - nắm vai trò chính trong việc khôi phục kinh tế TQ và mang tính sống còn với tăng trưởng. Vài ngày trước, cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Công ty dịch vụ tài chính Nomura (Nhật) và Ngân hàng Goldman Sachs cùng giảm dự báo tăng trưởng của TQ, mà nguyên nhân chính là thiếu điện.
Còn tại Nhật, theo hãng tin Reuters , kinh tế nước này đang cảm nhận tác động tiêu cực từ việc thiếu hụt chip trên toàn cầu và chi phí nguyên vật liệu thô tăng cao. Thực tế này ảnh hưởng nặng đến lĩnh vực sản xuất, đặc biệt ở ngành ô tô.
Tại Singapore, các DN xây dựng đang phải đối mặt nhiều thách thức sau dịch, từ thiếu nhân lực cho đến chi phí nguyên vật liệu tăng cao chưa từng thấy. Phần lớn nhân công xây dựng đến từ Ấn Độ, Bangladesh, một ít từ TQ, Myanmar... Các DN phải tăng lương để giữ người lao động. Lương nhân công tăng 46% so với thời điểm trước dịch. Vì khó làm ăn, trong tám tháng kể từ đầu năm 2021, hơn 1.500 DN trong lĩnh vực xây dựng ngừng hoạt động.
Ở Seoul (Hàn Quốc), nhiều chủ nhà hàng vốn trước dịch làm ăn ổn định, không nợ nần gì thì giờ phải chạy vay tiền khắp nơi, kể cả vay nóng chịu lãi cao, theo báo Hankyoreh .
Nói với Hankyoreh , cô Lee, chủ một quán rượu ở Seoul, cho biết doanh số của quán giảm gần 80% trong dịch và cô phải liên tục đi vay tiền để duy trì quán. Theo cô, sau hơn một năm rưỡi dịch thì nhiều chủ DN nhỏ đã hết sạch tiền, thậm chí không còn khả năng vay ngân hàng mà phải tìm tới các cá nhân cho vay lãi cao.
Doanh số giảm 90% trong mùa dịch trong khi vẫn phải trả chi phí, cô Kim chuyên bán buôn quần áo ở Seoul phải vay cả tư nhân với lãi suất hơn 20%.
Ngành Xây dựng và Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh căng mình ứng phó dịch bệnh Tiếp theo chuyến kiểm tra tại Đồng Nai, ngày 27/8, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng kiểm tra việc cung cấp nước sạch, việc ứng cứu chống ngập, việc duy trì thu gom xử lý rác thải tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo báo cáo của lãnh đạo Nhà máy nước Thủ Đức, nhà máy có công suất thiết kế 750.000...