Người đàn ông bị suy gan, suýt mất mạng chỉ vì uống thuốc bổ, bác sĩ cảnh báo 3 cách tưởng dưỡng gan nhưng lại có hại
Biết chăm sóc sức khỏe bản thân là tốt, nhưng đừng vì sử dụng sai cách thuốc bổ mà biến chúng thành thuốc độc như người đàn ông này.
Ông Vương, năm nay 50 tuổi (Trung Quốc), là 1 ông chủ nhỏ, có điều kiện về kinh tế. Từ khi bước sang tuổi trung niên, ông thường cảm thấy mệt mỏi khi làm việc, cơ thể không còn sung sức như trước, sức bền cũng giảm hẳn đi.
Gần đây khi đi khám sức khỏe, ngoài gan nhiễm mỡ ra thì mọi chỉ số khác của ông Vương đều bình thường, gia đình và bạn bè khuyên ông nên bổ sung thêm các loại vitamin, thuốc bổ để khỏe mạnh hơn.
Sau 1 thời gian đắn đo tìm hiểu, ông quyết định mua 1 loại vitamin tổng hợp nhập khẩu với giá khá cao để uống hàng ngày, nhưng vẫn chưa thấy có hiệu quả. Ông Vương cho rằng do mình đã có tuổi, sức khỏe đang yếu nên cần tăng liều lượng từ 1 lên 8 viên mỗi ngày.
Không ngờ, sau 1 tuần, tình trạng của ông không những không tốt lên mà còn ngày càng mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, chán ăn kèm theo màu nước tiểu bất thường, mắt và da đều vàng đi, gia đình nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện.
Xét nghiệm chức năng gan chỉ ra nồng độ transaminase và bilirubin trong cơ thể ông rất cao, kết luận suy gan. Sau khi hỏi han, bác sĩ chẩn đoán gan của ông Vương bị tổn thương do dùng thuốc sai cách, phải lập tức điều trị nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thật may mắn là ông Vương mới chỉ sử dụng loại vitamin kia chưa đến 10 ngày, đến bệnh viện kịp thời. Bác sĩ cảnh báo ngoài lạm dụng vitamin ra thì còn 3 cách tưởng dưỡng gan nhưng thật ra đang làm hại gan phổ biến sau:
1. Thuốc bắc tự chế
Không ít người hiểu lầm rằng các loại thuốc bắc có thành phần từ thiên nhiên nên nếu không chữa được bệnh thì cũng không gây hại gì. Đó là lý do mà nhiều người tự bốc thuốc theo lời truyền tai nhau hoặc mua phải các loại thuốc bắc giả được quảng cáo là bổ gan, bổ thận, điều hòa khí huyết… trên thị trường.
Video đang HOT
Nhiều thành phần trong thuốc bắc có độc tính nhất định nên khi kê đơn phải thêm các vị thuốc khác để trung hòa, đến tay người bệnh cần phải giải thích quá trình pha chế, lưu ý sử dụng cũng như các tác dụng phụ có thể gặp phải. Chính vì vậy, nếu có ý định bồi bổ cơ thể hoặc chữa bệnh bằng thuốc bắc, hãy đến gặp bác sĩ Đông y để được thăm khám theo đúng quy trình.
2. Rượu thuốc tự nấu
Ngoài thuốc bắc, rượu thuốc hoặc rượu ngâm xác động vật được dân gian truyền tai nhau là “bổ trong bổ ngoài”, chữa được rất nhiều loại bệnh tật mà Tây y cũng “bó tay”.
Biết rằng trên thị trường rất dễ gặp phải rượu thuốc giả, tự nấu hay tự ngâm sẽ đảm bảo vệ sinh hơn, nhưng nếu không đủ kiến thức thì lập tức bạn sẽ biến rượu thuốc thành rượu độc, gây nguy hiểm chết người.
Không phải vị thuốc Đông y hay loại động vật nào cũng có thể dùng để ngâm rượu, đặc biệt là các loại rắn. Trong quá trình ngâm cũng cần sơ chế đúng cách, loại bỏ độc tố, yêu cầu loại rượu ngâm, thời gian ngâm, quá trình bảo quản, lưu ý khi sử dụng…
3. Các loại thực phẩm chức năng
Giống như trường hợp của ông Vương, không ít người chấp nhận bỏ tiền để mua nhiều loại vitamin, thực phẩm chức năng, thuốc bổ để bồi bổ sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật nhưng cuối cùng lại “tiền mất, tật mang”, gây gánh nặng cho các cơ quan nội tạng, làm tổn thương gan.
Vitamin hay thuốc bổ, thực phẩm chức năng hoàn toàn không phải là thuốc, khi có bệnh cần chú trọng điều trị hơn là bồi bổ. Khi muốn bổ sung các chất và tăng sức đề kháng, bạn cũng cần phải nghe ý kiến từ chuyên gia, tuân thủ hướng dẫn sử dụng và không dùng cùng lúc nhiều loại nếu không có kiến thức về y học.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This, Healthline
Đua nhau dùng "thuốc bổ" trong mùa dịch: Coi chừng bổ ngửa
Khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh, thành nước ta khiến nhiều người tìm cách tăng cường sức đề kháng cho bản thân bằng cách dùng thuốc bổ, trong đó đơn giản nhất là bổ sung các vitamin và kháng chất.
Chị Hoàng Thị Lan, 46 tuổi, Nam Định, cho biết: Tôi đọc trên mạng thấy người ta nói đến nhiều tác dụng tăng cường sức đề kháng của vitamin C nên đã mua ít "C sủi" về cho cả nhà uống. Hàng ngày tôi pha cho mỗi người 1 cốc (mỗi cốc 1 viên C sủi), uống mới yên tâm đi làm.
Còn anh Nguyễn Vũ Dũng, 57 tuổi, ở Lào Cai lại nghe mọi người mách đi mua một số loại như: Vitamin A, vitamin D, kẽm... về uống. Anh D. cho biết cứ uống trong liều khuyến cáo nên an tâm không sợ thiếu hay thừa gì cả. Bổ sung những loại vitamin có tác dụng tăng sức đề kháng trong mùa dịch bệnh như hiện nay anh cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.
Bà Đỗ Thị Vân, 78 tuổi, Hà Nội khi dịch tái diễn trong cộng đồng thì bà lại chăm chỉ uống vitamin tổng hợp của con gái gửi từ Mỹ về. Bà nói con gái tôi khuyên mẹ nên uống hàng ngày vì kiểu gì mẹ ăn uống cũng không đủ vì vitamin bị hao hụt nhiều trong quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm. Hơn nữa bà tin rằng, vitamin tổng hợp người ta đã làm theo liều lượng khuyến cáo, phù hợp với lứa tuổi rồi.
Vitamin và khoáng chất thường bị lạm dụng trong mùa dịch.
Chuyên gia nói gì?
Chuyên gia dinh dưỡng ThS. BS. Lê Thị Hải cho biết, vitamin và các chất khoáng là những chất rất cần thiết cho sức khỏe. Đây là những chất không thể thiếu được để duy trì sự sống. So với nhu cầu glucid, protein, lipid thì khối lượng các vitamin hay các khoáng chất cần là rất nhỏ nên nó còn được gọi là các yếu tố vi lượng. Tuy nhiên, rất nhiều người đã lạm dụng các vitamin, chất khoáng mà không biết được hậu quả nguy hiểm của việc này.
Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do các vitamin và các chất khoáng thường được bán một cách tự do không cần đơn thuốc, kết hợp với việc quảng cáo, tuyên truyền không chính xác về tác dụng đã tạo ra sự lạm dụng, gây nên những tai biến, thậm chí rất nghiêm trọng do thừa các vitamin và khoáng chất.
Một trong những vitamin được mọi người hay bổ sung là vitamin C. Đây là một vitamin quan trọng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nó kích hoạt hoạt tính của bạch cầu và gia tăng sự thành lập kháng thể. Điều này giúp cơ thể chúng ta tăng cường hệ miễn dịch. Là một vitamin tan trong nước nguy cơ ngộ độc thấp hơn nhưng nếu dùng vitamin C quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, tiêu chảy và đau bụng và các bệnh khác liên quan đến đường tiêu hóa...
Nhóm vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, K, E nếu dùng liều cao, kéo dài có thể gây ngộ độc. Ví dụ: Dùng vitamin A với lượng lớn, hằng ngày kéo dài, người dùng có thể gặp phải những triệu chứng ngộ độc mạn tính như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi; da phát ban đỏ, khô và bong vảy; môi khô và nứt, rụng tóc, tăng calci máu, tăng lipid máu, hạch bạch huyết sưng to, vô kinh... ; vêm niêm mạc miệng, đau các xương. Trẻ nhỏ có thể bị tăng áp lực nội sọ, thóp phồng, đau đầu, co giật... Trẻ thường bị vàng da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cánh mũi do thừa betacaroten (tiền vitamin A) do chế độ ăn. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể gây dị dạng thai nhi (hở hàm ếch, dị dạng tim mạch, cơ, xương, hệ thần kinh trung ương...).
Viêm loét dạ dày do lạm dụng vitamin C.
Lời khuyên của thầy thuốc
ThS. BS. Lê Thị Hải cho hay, trong thực tế, cơ thể không cần khoáng chất với liều lượng quá lớn. Sự tác động qua lại trong cơ thể của khoáng chất, vitamin, các chất dinh dưỡng và nhiều chất khác rất phức tạp. Cho nên một lượng lớn của bất cứ một thành phần nào cũng đều gây ra sự mất cân bằng và cản trở hấp thụ bình thường các chất dinh dưỡng.
Với tình trạng bùng phát lại dịch bệnh COVID-19 hiện nay, việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là cần thiết, ngoài việc cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể chúng ta cần phải kết hợp với nhiều biện pháp nữa để tăng cường hệ miễn dịch như: Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, hạn chế stress, căng thẳng, không lạm dụng rượu bia và các chất kích thích, ăn uống lành mạnh cũng là những yếu tố rất quan trọng để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Muốn tránh được các hậu quả do dùng không đúng vitamin và các chất khoáng, trước hết cần phải hiểu rõ một nguyên tắc: Nếu không thấy thiếu thì không dùng; không được coi vitamin và các khoáng chất là "thuốc bổ" mà muốn khỏe thì dùng.
Với những người khỏe mạnh, không có rối loạn tiêu hóa, hấp thu và ăn với chế độ ăn đa dạng thì không phải dùng thêm vitamin cùng các khoáng chất dưới dạng thuốc.
Đối với những người ăn uống kém, không ăn được đa dạng thực phẩm hoặc khi bạn cảm thấy có vấn đề về sức khỏe hay có triệu chứng của thiếu vitamin, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc bổ phù hợp.
6 thói quen xấu của mẹ bầu làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi Dưới đây là những thói quen hàng ngày tưởng vô hại nhưng hóa ra lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tắm lâu trong bồn với nước nóng Mặc dù rất mệt mỏi, đau người trong khi đang mang thai, nhưng các mẹ bầu không nên ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hoặc...