Người đàn ông bị rắn độc cắn 100 lần mà không chết
Công dân Mỹ 45 tuổi này tuyên bố, mình đã thành công trong việc tạo ra khả năng miễn dịch với nọc độc rắn và đã thử bằng cách để một loài rắn có tên black mamba, một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới cắn mình.
Tim Friede cho biết, anh đã xây dựng hệ thống miễn dịch của mình bằng cách để rắn độc cắn 100 lần và pha loãng nọc độc rắn rồi tiêm vào cơ thể mình.
Tim Friede nói bây giờ cơ thể của anh ta có thể miễn dịch với nọc của loài rắn độc black mamba
Gần đây, anh đã công bố hình ảnh mình bị một con rắn hổ mang nước cắn và vẫn sống sót. Anh cũng cho thấy một hình ảnh tương tự đối với loài rắn đen, một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới.
Nọc độc của loài rắn đen mamba sẽ giết chết bất kỳ nạn nhân nào bị cắn trong vòng 20 phút. Tuy nhiên, người đàn ông 45 tuổi này lại không hề có bất kỳ phản ứng xấu nào sau khi bị loài rắn này cắn.
Video đang HOT
Người đàn ông 45 tuổi này cho biết: “Khi mọi người nhìn thấy những gì tôi làm họ thường hét lên và cho rằng tôi đang tự giết mình. Tuy nhiên, những hình ảnh của tôi đã chứng minh hệ miễn dịch với nọc độc rắn của tôi đã hoạt động”
Tuy nhiên, sau nhiều lần để rắn cắn và tiêm nọc độc vào cơ thể, anh Friede cũng bị tác động bởi một số phản ứng phụ bao gồm cả bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng nếu bị sưng và khó thở.
Friede cho biết: “Tôi hy vọng thông qua việc xây dựng hệ thống miễn dịch của mình có thể làm cơ sở phát triển vaccine cho 125.000 người chết vì bị rắn cắn mỗi năm mà nạn nhân chủ yếu là người dân nghèo ở châu Á và châu Phi”.
Ở Australia, ông Graeme Gow, chủ một trang trại nuôi các loại bò sát đã bị rắn độc cắn tới 142 lần, trong đó có 3 lần bị rắn inland taipan (chỉ có ở Australia – được coi là loài rắn độc nhất thế giới) cắn nhưng vẫn sống sót.
Graeme Gow với các con rắn
Trong khi đó, lượng nọc độc tiết ra trong 1 lần cắn của loài rắn này có thể gây tử vong cho 127 người có trọng lượng bình quân 80 kg.
Theo các chuyên gia thuộc Bệnh viện Hoàng gia Darwin (Australia) và Trung trâm nghiên cứu phòng thí nghiệm nọc độc ở Anh, thì hiện tượng kháng nọc độc không chỉ có ở con người mà có cả ở những loài động vật khác, nhất là các loài ăn rắn độc.
Theo VOV
Cần Thơ, rắn độc chui vào màn cắn môi bé gái
Ngủ dưới đất với cha mẹ, đến rạng sáng bé N. khóc thét vì bị rắn lục đuôi đỏ chui vào màn cắn trúng môi.
Ngày 1/8, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ cho biết bệnh nhi gần 3 tháng tuổi sau 4 ngày cấp cứu vì bị rắn độc cắn đã thở được bình thường.
Bác sĩ khám cho cháu N.
Trước đó, sáng 29/7, bé gái tên là Hồ Quỳnh N. (27 tháng tuổi, ngụ xã Đông Phú, Châu Thành, Hậu Giang) nhập viện trong tình trạng sưng môi kéo dài xuống cằm, nhịp tim tăng, khó thở.
Con rắn lục đuôi đỏ chui vào mùng cắn cháu N.
Mẹ bé cho biết, đêm đó N. ngủ dưới đất cùng cha mẹ, rạng sáng thấy con khóc thét, anh chị tỉnh dậy thì thấy con rắn đang cắn vào môi bé.
Trước khi đưa con vào bệnh viện, cha N. đã nhanh tay chộp lấy khúc gỗ đập chết con bò sát màu xanh có đuôi đỏ và mang theo để bác sĩ có hướng điều trị.
Nhờ cấp cứu kịp thời nên hiện sức khỏe cháu N. đã ổn định, không còn phải thở oxy và đã có thể ăn uống được.
Theo VNE
Hoa mắt với ngoại hình kỳ lạ của loài bò sát giống giun, rắn và... rùa Ngoại hình của loài bò sát này là sự kết hợp đặc trưng giữa 3 loài: rắn, giun và rùa. Nếu không được biết từ trước, có lẽ nhiều người sẽ nhầm lẫn thằn lằn chuột trũi Mexico là một con vật đột biến lai tạp giữa giun, rắn và... rùa. Với chiếc đầu giống loài rắn, hai chân trước ngắn và có...