Người đàn ông bị bệnh mũi sư tử hiếm gặp
Các bác sĩ khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ cho biết đã tiếp nhận điều trị bệnh nhân mắc bệnh mũi sư tử hiếm gặp Rhinophyma.
Hình ảnh mũi sư tử của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật – Ảnh: BV cung cấp
Bệnh nhân là ông P. V.T (75 tuổi, ở quận Thốt Nốt, Cần Thơ) đến khám do thường xuyên bị nghẹt mũi, khó thở, hình dạng mũi có sự bất thường.
Theo lời kể, ông T. đã thấy những triệu chứng bất thường ở mũi từ hơn 20 năm trước, đã từng điều trị nội khoa bằng thuốc nhiều lần nhưng không thuyên giảm.
Da vùng mũi cứ đỏ dần, tăng tiết nhiều bã nhờn, mũi gồ ghề tạo thành từng múi thòng xuống hai bên cửa mũi làm ông mặc cảm khi tiếp xúc.
Tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh mũi sư tử Rhinophyma. Đây là tình trạng biến dạng vùng mũi do sự tăng sinh, phì đại tuyến bã nhờn, mô liên kết và mạch máu ở mũi, từ biến dạng này hình thành “cơ chế” gia tăng dòng máu chảy ở mô dưới da của mũi.
Vùng lỗ tuyến bã và lỗ chân lông nở to, làm da mũi gồ ghề tạo thành nhiều múi. Đây được xem là bệnh lạ, hiếm gặp ở người Việt Nam, bệnh thường xảy ra ở nam giới tuổi 40-60.
Bác sĩ Nguyễn Thành Văn – Phó trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ – cho biết nguyên nhân gây bệnh mũi sư tử được cho là do nhiều yếu tố tác động gồm: nhiễm trùng mạn tính gây ra do một loại côn trùng chân khớp Dermodex folliculorum, rối loạn nội tiết tố, người nghiện rượu, cà phê hoặc sử dụng nhiều gia vị cay…
Video đang HOT
Ông T. đã được phẫu thuật tạo hình lại đầu mũi và cánh mũi. Theo các bác sĩ, đa số trường hợp bệnh mũi sư tử là lành tính nhưng ở một số người, bệnh tiến triển nhanh có thể gây loét, tiết dịch. Khi đó, bệnh có thể đi kèm với dạng ung thư biểu mô tế bào đáy.
Vì vậy khi có triệu chứng bất thường ở mũi, người bệnh nên đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để điều trị sớm.
Huấn luyện viên hơi thở tiết lộ mẹo đơn giản giúp dễ ngủ
Huấn luyện viên hơi thở tiết lộ một mẹo cực dễ giúp dễ ngủ. Đó là khép miệng khi ngủ và chỉ thở bằng mũi, nhằm làm tăng chất lượng giấc ngủ.
Khép miệng khi ngủ và chỉ thở bằng mũi, nhằm làm tăng chất lượng giấc ngủ - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đây là mẹo, ít người biết, để giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, theo Bright Side.
Tại sao thở bằng miệng thì không tốt?
Câu trả lời rất dễ: mũi là bộ phận được thiết kế để chuyên dành cho việc thở. Nó điều chỉnh luồng không khí và chặn các vật lạ trong không khí.
Khi thở bằng miệng, cơ thể sẽ không thể bảo vệ được đường thở như thở bằng mũi.
Thở bằng mũi làm tăng nồng độ oxit nitric trong xoang mũi, giúp ngủ ngon hơn, tăng cường trí nhớ tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn, theo Bright Side.
Trong khi đó, thở bằng miệng là thủ phạm gây ra chứng ngáy và ngưng thở khi ngủ. Theo tiến sĩ Steven Park, phó giáo sư chuyên khoa Tai mũi họng tại Đại học Y khoa Albert Einstein (Mỹ), thở bằng miệng cũng làm tăng các phản ứng căng thẳng dẫn đến ngủ ít hơn, theo Bright Side.
Làm sao để biết bạn thở bằng miệng?
Bạn có thể không biết mình ngáy, nhưng nếu bạn thức dậy và cảm thấy khô miệng và thậm chí đau họng, thì đích thị bạn đã bị chứng ngủ ngáy. Hơi thở buổi sáng có mùi cũng là dấu hiệu của ngủ ngáy.
Một số cách để hướng hơi thở qua mũi khi ngủ:
1. Thông mũi bị tắc nghẽn trước khi ngủ
Vì cơ thể sẽ tự động chuyển sang thở bằng miệng khi mũi bị nghẹt, nên hãy đảm bảo thông mũi bị tắc nghẽn trước khi đi ngủ. Tắm nước nóng hoặc xịt rửa mũi bằng nước muối hoặc bình xịt rửa mũi chuyên dụng trước khi đi ngủ có thể giúp thông mũi, theo Bright Side.
Ngoài ra, uống đủ nước vào ban ngày và sử dụng máy tạo độ ẩm cũng giúp ngăn ngừa nghẹt mũi.
2. Không nằm ngửa khi ngủ
Mặc dù ngủ nằm ngửa giúp tránh hình thành nếp nhăn và tránh đau thắt lưng, nhưng không nên cố gắng ngủ ở tư thế này nếu bạn có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ. Bởi vì khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ sâu, các cơ ở vòm miệng, lưỡi và cổ họng giãn ra và chặn đường thở, làm rung các mô, theo Bright Side.
3. Thêm một kỹ thuật thở tuyệt vời giúp mau ngủ
Kỹ thuật này gọi là Phương pháp thở 4-7-8, do tiến sĩ Andrew Weil, giáo sư - bác sĩ nổi tiếng từ Đại học Y khoa Arizona (Mỹ), phát minh ra.
Bạn có thể thử kỹ thuật này ngay trước khi ngủ, gồm các bước sau:
Khép miệng và hít vào nhẹ nhàng qua mũi và đếm đến 4
Giữ hơi thở trong 7 giây
Thở ra bằng miệng từ từ trong 8 giây, tạo ra âm thanh phù phù
Lặp lại các bước
Phương pháp này cũng có thể áp dụng vào ban ngày khi cần thư giãn sâu và có tác dụng tốt nếu được luyện tập thường xuyên, theo Bright Side.
Cứu sống cụ ông 86 tuổi bị ngưng tim Ông Võ Văn Nê ở quận Thốt Nốt, bị nhồi máu cơ tim cấp, được đưa vào bệnh viện địa phương cấp cứu, chuyển tiếp đến bệnh viện Cần Thơ. Khoảng 30 phút sau, hôm 8/5, cụ bất ngờ ngưng tim, ngưng thở, được các bác sĩ cấp cứu xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sốc điện, đặt nội khí quản, bóp bóng...