Người đàn ông 35 tuổi bị chảy máu dạ dày vì ăn măng dấm ớt?
Bị đau thượng vị, anh Lê Văn T (Lai Châu) đi khám thì được chẩn đoán bị viêm xung huyết dạ dày, loét hang vị. Anh cho biết bị bệnh lần đầu tiên sau ăn măng dấm ớt.
Đây là một trong những ca bệnh đưa ra thảo luận tại buổi chẩn trực tuyến với các bác sĩ của Bệnh viện E (Hà Nội) chiều 14/9.
Theo BS Đỗ Thành Hưng, Trung tâm Y tế huyện Tam Đường, Lai Châu, bệnh nhân là anh Lê Văn T, 35 tuổi, ở thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường. Trước khi vào viện 3 ngày, bệnh nhân có biểu hiện hiện đau bụng trên rốn, đau âm ỉ, nóng rát. Qua nội soi dạ dày, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm xung huyết dạ dày-loét hang vị.
Bệnh nhân cho biết không uống rượu, không dùng thuốc giảm đau, lần đầu tiên có biểu hiện bị bệnh là sau khi ăn măng dấm ớt. Bên cạnh đó, test HP cho kết quả âm tính. Vì thế, có thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu dạ là do món măng dấm ớt. Bệnh nhân được kê thuốc điều trị, đồng thời kiêng đồ cay, chất kích thích, ăn chất mềm, dễ tiêu.
Theo BS Vũ Hồng Anh, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế, Bệnh viện E, với trường hợp bệnh nhân trên ngoài món măng dấm ớt, cần lưu ý đến vấn đề stress, tiền sử uống rượu cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy máu dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng xuất huyết, loét cấp dạ dày cấp tính. Trong đó đầu tiên phải kể đến tiền sử dùng chất gây kích thích đường tiêu hóa như ngâm dấm măng, dưa (nhất là ăn khi bị đói); sau đó là các thuốc giảm đau (non-steroid hay steroid) hoặc do stress, căng thẳng đột xuất; tiền sử uống rượu, bia… Ngoài ra tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người có bệnh nền cũ, phải dùng thuốc điều trị lâu dài.
Video đang HOT
“Chúng ta cần loại trừ dần các nguyên nhân để xác định chính xác tình trạng chảy máu dạ dày của bệnh nhân là do căn nguyên nào. Đồng thời cũng cần phải kiểm tra lại xem tình trạng loét này có phải trên nền viêm loét mạn tính không như bệnh crohn, thậm chí là ung thư…”, BS Hồng Anh nói.
Theo bác sĩ Hồng Anh trước đây, nếu bác sĩ tuyến dưới gặp khó khăn cần sự hỗ trợ của bác sĩ trung ương, họ thường gọi hỏi qua điện thoại, hoặc gửi các ảnh qua zalo, viber, nhưng là hình ảnh tĩnh nên việc chẩn đoán khó khăn hơn. Tuy nhiên, qua telehealth, với hình ảnh động, nhìn trực tiếp sẽ giúp các y bác sĩ kết nối với nhau, góp phần chẩn đoán bệnh tốt hơn.
Ngày 14/9, Bệnh viện E chính thức khai trương hệ thống khám chữa bệnh từ xa, kết nối với gần 80 điểm cầu, chủ yếu là bệnh viện tuyến huyện và trung tâm y tế huyện, cơ sở tư nhân. Trong đó, có rất nhiều bệnh viện tuyến huyện vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn như Bù Đốp (Bình Phước), Mường Nhé, Mường Chà, Mường Ảng, Sìn Hồ, Tam Đường, Than Uyên (Lai Châu)…
GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E cho biết thực hiện khám chữa bệnh từ xa sẽ là dấu mốc khởi đầu quan trọng trong việc chuyển đổi số trong ngành y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.
Không chủ quan với bệnh liên cầu khuẩn lợn
Bất chấp những lời cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm liên cầu khuẩn lợn từ món tiết canh, nhiều người vẫn sử dụng và phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, chi phí điều trị tốn kém, do đó các bác sĩ một lần nữa khuyến cáo người dân, nên tuân thủ bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi để chủ động phòng bệnh.
Chăm sóc bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn tại Bệnh viện E. Ảnh: Tâm Thanh
Rối loạn ý thức, hôn mê sau khi ăn tiết canh
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện E đã tiếp nhận, điều trị thành công cho một thanh niên (29 tuổi, ở phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn lợn với triệu chứng rất nặng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng nhiễm trùng không có dấu hiệu, liệt thần kinh khu trú.
Trước khi nhập viện 3 ngày, tại bữa tiệc liên hoan của công ty, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, tự điều trị ở nhà nhưng không đỡ. Thậm chí, bệnh nhân còn có một cơn co giật gây mất ý thức toàn thân trong vòng 4-5 phút. Gia đình đã đưa bệnh nhân đi cấp cứu ở Bệnh viện E.
Bác sĩ Vũ Mạnh Cường, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện E) cho biết, hằng năm tại khoa vẫn xuất hiện rải rác bệnh nhân bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn với biểu hiện lâm sàng khá đa dạng. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn liên cầu (Streptococcus suis) ký sinh ở lợn gây nên.
Vi khuẩn này thường cư trú ở đường hô hấp trên (đặc biệt là ở mũi), ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Streptococcus suis hiện có 35 type huyết thanh, trong đó type I và II thường gây bệnh cho người. Đây là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng do có sự xâm nhập liên tục vào máu của vi khuẩn gây bệnh và độc tố của vi khuẩn.
Tương tự, nhìn vào những hậu quả và di chứng của các bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - nơi tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn mỗi năm, mới thấy tác hại khủng khiếp từ thói quen không ăn chín, uống sôi. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết, hầu hết các bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn đều có tiền sử trước đó là ăn tiết canh lợn, hoặc thịt lợn chưa được nấu chín, lợn bị bệnh và mổ thịt lợn bệnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, bệnh liên cầu khuẩn lợn thường diễn biến rất nhanh và nặng, nhiều ca tới viện đã rơi vào tình trạng nhiễm trùng huyết nặng, sốc nhiễm trùng nặng, suy hô hấp, suy đa tạng, hôn mê và bị hoại tử các đầu chi nặng nề. Với người bị liên cầu lợn thể viêm màng não mủ có thể phải nằm viện điều trị ít nhất 3 tuần. Có những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết phải điều trị 2 tháng, chi phí lên tới hàng trăm triệu đồng tùy thuộc di chứng.
Ăn chín, uống sôi vô cùng quan trọng
Đề cập đến sự nguy hiểm của bệnh liên cầu khuẩn lợn, bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện E) cho rằng, bệnh thường tiến triển nặng dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy đa tạng và tử vong nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nhiễm liên cầu lợn còn có thể gây ra các bệnh khác nhau, như: Viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm khớp... Thậm chí, ngay cả đối với những trường hợp được điều trị kịp thời, với kỹ thuật cao nhưng người bệnh vẫn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ Đỗ Quốc Phong lưu ý, các biểu hiện lâm sàng của bệnh khi bị nhiễm trùng huyết, như: Sốt cao liên tục, rét run từng cơn, người mệt nhiều, có thể đại tiện phân lỏng nhiều lần, đau đầu, nôn, ù tai, giảm thính lực hoặc điếc, rối loạn tri giác, trên da xuất hiện ban kiểu tinh hồng nhiệt, ban xuất huyết chấm hoặc mảng.
Ngoài ra, người bệnh có thể còn bị đau khớp, viêm khớp thanh dịch, hoặc mủ, tổn thương đặc biệt các khớp lớn. Trường hợp nặng có thể có xuất huyết dưới da, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, hoại tử đầu chi và rối loạn chức năng đông máu. Vì vậy, khi có dấu hiệu của nhiễm liên cầu khuẩn lợn, người bệnh cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Bệnh nhân từng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại lần sau. Do đó, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân cần tuân thủ việc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, không ăn tiết canh, các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, như xuất huyết hoặc phù nề; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng; không mua bán, vận chuyển, mổ thịt lợn bệnh, lợn chết; tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Mọi người nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
Thêm vào đó, giữ các vật dụng chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc chế biến thịt lợn. Dùng các dụng cụ riêng để chế biến thịt sống và chín... Khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, mổ thịt lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không bảo đảm vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Thanh niên 29 tuổi ở Hà Nội hôn mê vì ăn tiết canh lợn Sáng 31/8, Bệnh viện E cho biết tiếp nhận, điều trị thành công cho bệnh nhân trẻ (29 tuổi, ở Xuân Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn lợn với triệu chứng rất nặng. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD

Bí quyết kiểm soát cân nặng và đường huyết với hạt đậu gà

5 cách đơn giản ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ

Đà Nẵng: Ghép tế bào gốc tự thân điều trị bệnh đa u tủy xương

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Tự chữa đau răng, người đàn ông sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Bắc Giang: 98,6% trẻ trong độ tuổi được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi

Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?

Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ

Giải cứu vành tai cho nam thanh niên 22 tuổi mắc ung thư

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chống đẩy 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?
Có thể bạn quan tâm

10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
35 phút trước
Phản ứng của dư luận về họp báo "đẫm nước mắt" của Kim Soo Hyun: "Tuyệt đối điện ảnh"
Sao châu á
41 phút trước
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
44 phút trước
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM
Tin nổi bật
49 phút trước
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
49 phút trước
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
1 giờ trước
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
1 giờ trước
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
2 giờ trước
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
2 giờ trước
Vẻ điển trai lãng tử của tài tử "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"
Sao âu mỹ
2 giờ trước