Người đàn ông 30 năm làm nghề xé quần
Ông Trương Tấn Viễn, 57 tuổi, đã 30 năm làm nghề xé quần jean để tạo kiểu và hiện được xem là người duy nhất còn giữ nghề này ở thành phố.
Cứ 3 giờ chiều hàng ngày, ông Viễn lại từ nhà ở quận Bình Tân chạy xe đến đường Hồ Xuân Hương, quận 3, để “mở cửa tiệm” trên một đoạn vỉa hè. Gọi là cửa tiệm nhưng chỗ của ông chỉ có một chiếc ghế ngồi và vài chiếc quần jean rách mà ông đã xé sẵn, treo lên bán.
Ông Viễn kể, thời trẻ làm nghề may quần áo trẻ em. Ba mươi năm trước, có một giai đoạn làm ăn khó khăn, trong lúc ngồi quán cà phê, thấy có người bán quần jean cũ nên ông nảy ra ý định thử kinh doanh mặt hàng mới.
“Ấn tượng với những bộ quần áo jean rách của ca sĩ nhạc rock ở nước ngoài, tôi bắt chước, xé để mặc. Về sau, khi bán quần jean, tôi thử xé vài chiếc bán kèm, không ngờ khách rất thích, những chiếc quần rách bao giờ cũng bán được trước tiên. Vậy là tôi vừa xé quần để bán, vừa nhận làm cho khách. Cứ thế mà nghề này theo tôi đến tận bây giờ”, người đàn ông 57 tuổi, nhớ lại.
Đồ nghề của ông Viễn chỉ gồm một chiếc dao rọc mỏng dùng để rạch vải và chiếc khẩu trang để chống bụi.
Ông thường chỉ nhận làm quần, áo bằng chất liệu vải jean dày. Tuy nhiên, ông cho biết, không phải loại vải nào khi xé xong cũng cho thành phẩm đẹp.
“Vải jean thun mà mỏng là tôi không làm vì sợi chỉ mảnh, mềm, nhanh đứt, mặc vài lần rồi thành một lỗ thủng thì xấu lắm. Vải jean đen tôi tư vấn khách không xé mà cứa từng đường ngang mặc sẽ ‘chất’ hơn. Riêng tôi thì thích xé quần jeans trắng nhất vì mặc lên trông rất ‘ngầu’”, ông Viễn cho hay.
Ông Viễn làm nhiều kiểu xé, kích thước các mảng cũng khác nhau, tùy vào yêu cầu của khách.
Có lần, một người đàn ông mang đến chiếc áo khoác jean bảo ông “xé nát”. Vị khách còn cho biết chiếc áo mua gần 20 triệu. “Cũng quen với việc xé quần áo đắt tiền, tôi không ngại nhưng chưa biết ‘xé nát’ là xé rách đến mức nào. Tôi phải kết bạn Facebook, xé vài mảng vừa phải rồi chụp hình xem ý họ thế nào. Sau khi họ góp ý cần thêm chỗ này chỗ kia tôi mới dám mạnh tay”, ông Viễn kể.
Chiếc quần này được ông thiết kế mảng xé khá cầu kỳ. Sau khi làm thủng một lỗ lớn, ông dùng vải khác màu vá bên trong sau đó mới bắt đầu xé rách trên miếng vải mới đó.
“Mục đích là để tạo điểm nhấn. Khách sở hữu chiếc quần ‘bụi bặm’ có một không hai. Đặc biệt, khi chán họ có thể mang đến nhờ tôi thay miếng vải khác. Vậy là có chiếc quần mới”, ông Viễn cười.
Video đang HOT
Những mảng xé trên chiếc quần này ông Viễn chỉ mất khoảng 20 phút để hoàn thành. Ông tính tiền theo kích thước của các mảng. Mảng nhỏ 10.000 đồng, mảng lớn 30.000 đồng.
“Tôi luôn xem tất cả những mảng xé mà mình làm ra là một tác phẩm”, ông hài hước nói.
Những chiếc quần jean cũ được ông mua về rồi tự thiết kế các mảng xé khác nhau, treo ở bờ tường dọc vỉa hè bán.
Ông Viễn cho biết, những năm từ 1995 đến 2005 là thời kỳ ông có thu nhập khá nhất, “sống khỏe” với nghề này, nuôi được hai con ăn học.
“Thời đó, Việt Nam chưa có các mẫu quần jean rách kiểu công nghiệp. Tôi thường làm cho những ca sĩ nổi tiếng thôi đó. Giờ không được như xưa nhưng tôi hài lòng với cuộc sống, thu nhập hiện tại. Nghề nào, cuộc đời nào cũng có lúc đạt đỉnh cao và cũng có lúc phải hết thời thôi “, ông Viễn tâm sự.
17 giờ, anh Đình Duẩn, 43 tuổi, một khách quen của ông Viễn ngang qua, thấy thích chiếc quần jeans xé treo trên bờ tường nên dừng lại hỏi mua.
“Chú bán quần cũ thôi nhưng tôi thích cái màu và những mảng xé, vá trên đó. Thỉnh thoảng, tôi cũng mang quần mới mua ở tiệm đến nhờ chú xé. Mình không biết cách, làm hỏng quần”, anh Duẩn cho biết.
Sau khi mua quần cho mình xong, anh Duẩn còn gọi điện cho người nhà để chọn mua thêm quần của ông Viễn.
Hiện nay, mỗi ngày ông kiếm được vài chục đến vài trăm nghìn từ việc xé và bán quần jean cũ.
Ngoài xé quần, ông Viễn còn nhận may túi xách, balo từ những chiếc quần jeans cũ. Giá dao động từ 250.000 đồng đến 300.000 đồng một chiếc.
“Tôi không biết có nên xem đây là một nghề hay không. Gọi là nghề cũng không đúng vì tôi chẳng học từ ai, cũng chẳng ai theo tôi học làm. Nhưng không xem là nghề cũng chẳng phải, tôi kiếm sống từ việc này 30 năm rồi cơ mà”, ông Viễn chia sẻ.
Có nên theo mốt mặc đồ trẻ em khoe dáng thon gọn?
Xu hướng mặc đồ trẻ em khoe thân hình mảnh mai hiện gây tranh cãi. Tuy nhiên, đây cũng là cách để phụ nữ tiết kiệm chi phí mua sắm.
Theo Sina, phái đẹp đang đặc biệt ưa chuộng những mẫu quần áo, giày dép trẻ em. Trên các diễn đàn, nhiều tài khoản đăng bài với chủ đề "Thử đồ trẻ em ở Uniqlo".
Không ít cô gái chia sẻ ảnh mặc quần áo có kích thước nhỏ. Những món đồ này trở thành công cụ khoe khéo vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, trào lưu mới lại nhận về ý kiến trái chiều.
Thương hiệu cổ vũ vóc dáng size 0
Theo Sixth Tone, không khó để bắt gặp một cô gái ăn mặc theo phong cách BM trên đường phố Trung Quốc.
Phong cách BM được ưa chuộng trong năm 2020. BM là viết tắt của tên thương hiệu thời trang Brandy Melville. Nhà mốt này nhận nhiều phản hồi tiêu cực khi các thiết kế chỉ có một size. Hãng không có sản phẩm nào giá trên 40 USD.
Trào lưu mặc đồ trẻ em khoe dáng nhận về nhiều phản hồi tiêu cực. Ảnh: Sina.
Kích cỡ trang phục của hãng rất nhỏ, dường như được may dành riêng cho các cô gái gầy gò hay còn gọi là size 0.
Khi phong cách BM nổi tiếng, mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập bảng xếp hạng chiều cao, cân nặng phù hợp với quần áo cỡ nhỏ. Theo đó, phụ nữ cao 1,50-1,55 m chỉ nên nặng 33-38 kg.
Nhiều tài khoản "ném đá" thương hiệu vì hướng nữ giới đến tiêu chuẩn cái đẹp lệch lạc, gián tiếp cổ vũ nhịn ăn và giảm cân để có vóc dáng mảnh mai.
Sau những thiết kế nhỏ nhắn của phong cách BM, phái đẹp tiếp tục nâng độ khó cho trào lưu khi quyết định thử đồ trẻ em. Các mẫu áo của Uniqlo trở thành mục tiêu khi có phom nhỏ, bó sát.
Bên cạnh số ít người mua để mặc, phần lớn cô gái đến cửa hàng thử đồ, chứng minh bản thân có thân hình nhỏ nhắn.
Những ảnh hưởng phía sau
Hành động thử đồ phom nhỏ không được khuyến khích khi có thể gây tổn hại đến trang phục. Mới đây, video được đăng tải trên mạng xã hội Trung Quốc "vạch trần" những ảnh hưởng của trào lưu này.
Theo đó, nhân viên tỏ rõ ý can ngăn khi khách hàng muốn thử quần áo trẻ em. Xu hướng này khiến phom dáng trang phục bị biến dạng.
Tài khoản Grizz tự nhận từng làm nhân viên tại Uniqlo. Người này cho biết quần áo trẻ em của hãng có phom nhỏ, không phù hợp với kích cỡ người lớn. Điều này gây ra hiện tượng vải bị giãn khi người lớn mặc thử. Bên cạnh đó, mỹ phẩm như son hoặc phấn dễ bị dính lại trong quá trình thử.
Bên dưới bức ảnh khoe vóc dáng với đồ trẻ em, nhiều tài khoản để lại bình luận tiêu cực. Đa số mọi người cảm thấy trào lưu này đang cổ xúy phân biệt ngoại hình, giảm cân không lành mạnh.
Chọn mua trang phục trẻ em vì rẻ
Những năm gần đây, quần áo trẻ em dần được ưa chuộng hơn khi giúp tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, một số thiết kế có phom phù hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của phụ nữ châu Á.
Xu hướng mặc đồ trẻ em trở nên phổ biến hơn khi được người nổi tiếng lăng xê. Người hâm mộ thường xuyên bắt gặp Dương Mịch diện đồ cho trẻ em. Nữ diễn viên Trung Quốc yêu thích các thiết kế từ Gucci. Elle Fanning cũng từng xách túi có hoạ tiết dễ thương của em bé.
Nhiều người nổi tiếng chuộng diện đồ trẻ em. Ảnh: Sohu, Who What Wear.
Ngoài ra, vài món đồ của trẻ em có kích thước không khác nhiều so với đồ người lớn. Nó được yêu thích khi thêm vào các họa tiết dễ thương.
Mặt khác, mức giá quần áo trẻ em thấp hơn so với thiết kế thông thường. Ví dụ, áo phông từ Dior phiên bản dành trẻ em có giá 325 USD. Trong khi đó, thiết kế tương tự dành cho người lớn được bán với giá 989 USD.
Điều này trở thành yếu tố thúc đẩy các thương hiệu thiết kế quần áo có kích cỡ phù hợp với người lớn lẫn trẻ em. Báo cáo được công bố trên AsiaOne Singapore cho thấy các nhãn hiệu thời trang trẻ em tung ra thiết kế đa dạng. Không chỉ giới hạn ở trẻ em, khách hàng mục tiêu của họ còn là những cô gái có vóc dáng nhỏ nhắn.
Bên cạnh đó, trang phục của thương hiệu châu Âu thường có kích thước lớn. Trong khi phụ nữ châu Á có khung xương nhỏ, điều này trở thành lợi thế để mua trang phục trẻ em.
Nhiều nhà mốt hiện mở rộng phạm vi kích cỡ để đáp ứng nhu cầu của người 14-16 tuổi. Cỡ quần áo này có phom dáng tương đương với XS hoặc S ở trang phục dành cho nữ trưởng thành.
Rộ nhiều trào lưu khoe vóc dáng
Nhiều trào lưu không được đánh giá cao khi khiến vóc dáng size 0 trở thành chuẩn mực. Những năm gần đây, xu hướng khoe dáng gầy xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.
Mặc đồ trẻ em là một trong những trào lưu khoe dáng đang nổi tiếng với giới trẻ Trung Quốc.
Trước đó, các cô gái lăng xê xu hướng #bellybuttonchallenge để chứng minh vòng eo thon. Ngay cả nam giới cũng tham gia nhằm đo độ chuẩn của vóc dáng. Trào lưu được nhiều người nổi tiếng hưởng ứng như Dương Mịch, Trương Gia Nghê...
Bên cạnh xu hướng vòng tay qua rốn, các cô gái Trung Quốc còn nhờ bạn bè hoặc người yêu vòng tay qua bụng để uống nước. Nếu đối phương có thể uống một cách dễ dàng, điều này chứng minh bạn có vòng eo thon thả.
Thương hiệu Brandy Melville được cho là khởi nguồn của trào lưu mặc đồ phom nhỏ khoe dáng. Ảnh: @brandymelvilleusa, Depop.
Tháng 3/2020, số lượng tìm kiếm cụm từ "BM style" (tạm dịch: Phong cách BM) trên mạng xã hội Trung Quốc tăng đột biến. Cùng sự phổ biến của phong cách này, trào lưu có tên #TestIfYouCanRockTheBMStyle (tạm dịch: Kiểm tra xem bạn có hợp với BM style hay không) xuất hiện.
Hàng nghìn tài khoản tự hào chia sẻ hình ảnh cho thấy thân hình mảnh khảnh của họ mặc vừa các thiết kế siêu nhỏ của Brandy Melville.
Uniqlo Trung Quốc phải ngăn khách không thử đồ trẻ em vì trào lưu khoe body gợi cảm gây tranh cãi Uniqlo Trung Quốc đã ra quy định mạnh tay trước 1 trào lưu gây tranh cãi trên MXH thời gian gần đây. Thời gian gần đây, các bạn trẻ tại Trung Quốc đang rộ lên trào lưu "sexy hóa" đồ trẻ em khi diện trang phục trẻ em với size nhỏ để tôn lên vóc dáng mảnh mai cũng như body nảy nở...