Người đàn ông 20 năm sửa xe miễn phí
20 năm nay, ông đã sửa xe miên phí cho không biêt bao nhiêu người khuyêt tât qua đường, “tiên công” họ gửi ông là những nụ cười và lời cảm ơn.
Ông Phạm Văn Lương, 47 tuôi làm nghề sửa xe ở ngã tư góc phố Công Quỳnh – Nguyên Thị Minh Khai, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
Cha con ăn ngủ ở góc tường nhà vệ sinh
Năm 1991, ông Lương vào Sài Gòn lâp nghiêp, lập gia đình. Vợ ông đã bỏ đi khi đứa con thứ 2 vừa tròn một tháng tuôi. Những ngày ây, ông bê bông thằng con đầu 1 tuôi đi cùng, vừa sửa xe vừa trông nom nó. Hai cha con ăn ngủ lề đường, che mưa nắng ở góc tường nhà vệ sinh công cộng và trụ điện ở gân đó.
Đên nay, ông vân trong cảnh “gà trông” nuôi hai cậu con trai trong căn phòng trọ nhỏ trên đường Bàn Cờ – Quân 3.
Ông Phạm Văn Lương với công việc vá xe hàng ngày
Có môt tâm lòng cảm thương sâu sắc dành cho những người khuyêt tât, đó là những gì chúng tôi nhân thây khi tiêp xúc với ông Lương. “Con người sông trên đời, cái bât hạnh của người này đôi khi là niêm mong mỏi, là ước mơ, là khát khao của người kia” – ông Lương chia sẻ về quan niệm sống. Ông tự nhân mình là người may mắn khi có môt cơ thê trọn vẹn và ông muôn chia sẻ sự may mắn đó cho những người khuyêt tât.
Ông kê lại rằng, 20 năm hành nghê, ông đã sửa xe miên phí cho không biêt bao nhiêu người khuyêt tât vô tình đi ngang qua góc đường này. Có môt ông cụ bị cụt môt chân đi bán vé sô, cụ khó nhọc cho chiêc xe lăn lên lê đường và năn nỉ: “Chú làm ơn làm phước” vá giùm vì “đi bôn, năm chô rôi mà người ta không chịu vá cho”. Ông Lương cân thân dìu cụ vào ghê ngôi, vá xe xong và mỉm cười: “Cụ đi cân thân nhé, con không lây tiên cụ đâu!”. Ông cụ cảm ơn rât nhiêu và nói: “Nêu thê thì chú làm cái bảng, cho anh em khuyêt tât chúng tôi biêt mà vào, chứ vá xe lăn, xe lắc, người ta ngại lắm!”.
Sửa xe miễn phí cho người khuyết tật
Sau lần chữa xe cho ông cụ cụt chân, tâm bảng có dòng chữ “Bơm vá sửa xe – Người tàn tât bơm vá miên phí” được dựng lên cạnh chiêc máy bơm hơi của chú. Kê từ đó, người khuyêt tât biêt và lui đên nhiêu hơn, khiên chú rât vui.
Tiêp xúc với nhiêu người khuyêt tât, ông Lương hiêu được cảm giác của họ là sợ nhân được sự thương hại. Chính vì thê mà thái đô của ông đôi với họ luôn đây thiên ý và cởi mở. “Người khuyêt tât hay mặc cảm, tự ti lắm, nên tui phải thât sự vui vẻ, nói năng nhẹ nhàng tạo cảm giác thân quen, gân gũi đê họ khỏi phải ngại ngùng gì hêt” – ông Lương chia sẻ.
Video đang HOT
Nhớ những ngày đâu, vài người bán cháo, bán nước vỉa hè hoặc mây bác chạy xe ôm ở góc đường này cứ bảo ông Lương là “khùng”. Họ nói: “Bơm vá xe có được mây đông đâu mà lại miên phí cho người ta, còn xởi lởi, lúc dắt cụ bị mù lên ghê ngôi, lúc đạp xe giúp ông bị yêu chân…”
Ông Lương chẳng phân trân gì, chỉ cười cười. Rôi thời gian trôi đi, mọi người dân quen với viêc làm của ông, cũng chẳng ai thắc mắc hay nói bóng nói gió gì nữa, vì biêt ông làm thê từ cái tâm và ông hạnh phúc môi khi giúp được người khuyêt tât.
Không chỉ giúp đỡ riêng người khuyêt tât, mà ông còn sẵn sàng sửa xe miên phí hoặc lây giá rẻ đôi với người nghèo.
Cây côt điên ngay cạnh chô sửa xe của ông ngày nào cũng có sẵn môt, hai thùng trà đá nhỏ để mời “khách thập phương”. “Tui cũng khô nên tui biêt. Người ta đi chữa bênh, vât vả lắm, rôi mây người đi bán vé sô nữa, suôt ngày chẳng dám mua lây môt ly trà đá đê uông. Thôi thì tui pha trà đê sẵn đó, ai muôn uông thì lại uông côc cho vui, cũng cho họ đỡ tôn kém”- ông Lương cười xòa giải thích.
Ngôi trò chuyên với ông, tôi thây được niêm vui lâp lánh trong đôi mắt người đàn ông đã ngoài tứ tuân này khi nói vê hai đứa con, vê thành tích học tâp, sự ngoan ngoan ngoãn, vâng lời của chúng. Rôi ông kê vê cô chủ nhà tôt bụng hay giúp đỡ ba bô con, lúc thì đem cho bát canh, lúc thì giúp ông đi đón hô thằng nhỏ đi học vê… Ông nói đó là sự giúp đỡ mình nhân được khi mình biêt giúp đỡ người khác.
Theo 24h
Ông lão gần 50 năm bốc mộ và cứu vớt những linh hồn xấu số
Người đàn ông ấy hơn 60 tuổi vẫn thầm lặng với công việc nhiều người ghê sợ và ít ai để ý. Đôi bàn tay ông đã bao lần làm phúc cho đời. Ông là Hoàng Văn Quý, SN 1950, quê xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
15 tuổi sớm bén duyên với nghề
Cái duyên trời định của ông đối với nghề thật tình cờ. Năm 14 tuổi, trong một lần làm ăn xa ở Hải Phòng, ông quen biết một người Hoa kiều hành nghề bốc mộ. Ít lâu sau, ông được người đó nhận làm con nuôi rồi truyền nghề cho.
15 tuổi, ông bắt đầu theo học nghề. Đêm đến ông theo chân cha nuôi ra từng nấm mộ xem mọi công đoạn sang cát cho người đã khuất, còn ban ngày ông ở nhà mày mò học chữ Nho. Một tháng sau thì ông được cha nuôi cho đi bốc mộ cùng.
Bộ 3 chiếc đèn măng sông đã mấy mươi năm gắn bố với ông Quý trong nghề bốc mộ
Sau gần 50 năm gắn bó với cái nghề "trần gian có một" này, ông vẫn không thể nào quên được giây phút đầu tiên xuống tay bốc mộ: "Nhớ lần đó mở nắp ván lên, nhìn giáp mặt vào xác chết rồi tận tay rửa từng khúc xương của người đã nằm lâu năm dưới đất, tôi mới cảm thấy sợ hãi với công việc này. Sau cái lần ấy cũng đã định bỏ nghề, may sao nhờ có cha nuôi luôn động viện, giúp đỡ tôi mới có thêm can đảm gắn bó lâu dài với nghề" - ông tâm sự.
Ngày đó nếu ông bỏ nghề thật, có lẽ bây giờ không thể có được cơ nghiệp như ngày nay. Hiện hai người con của ông là anh Hưng và anh Hải đều có cuộc sống ổn định, bám trụ được với nghề của cha truyền lại.
Ông Quý chia sẻ: "Nghề bốc mộ là một nghề hết sức khó khăn, không phải dễ mà ai cũng làm được. Theo nghề thì phải có cái tâm sáng, sang cát rửa xương phải làm đến nơi đến chốn, có như vậy mới không có tội với vong linh của người đã khuất ".
Nghề bốc mộ của gia đình ông bận rộn tập trung chủ yếu vào tháng 10 âm lịch. Trung bình mỗi năm gia đình ông sang cát cho 100 trường hợp, đỉnh điểm trong một đêm gia đình ông có thể sang cát được 15 đám. Tiếng lành đồn xa, nhiều hộ gia đình ở tận tỉnh thành Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương... cũng tìm về nhờ ông bốc mộ. Với những nơi ở xa như vậy ông phải xếp lịch hẹn từ trước.
Bất cứ nơi đâu, dù xa hay gần, hễ ai tìm đến là ông đều nhiệt tình nhận làm. Có những hôm trời mưa to gió lớn ông vẫn lặn lội ra nghĩa địa để làm những công việc mà chẳng ai muốn làm. Sức khỏe vì thế cũng ảnh hưởng bởi thời tiết và khí độc thoát ra từ quan tài.
Bỏ 3 ngày cơm vì xác chết chưa phân hủy
Hơn mấy chục năm làm trong nghề, ông đã phải nhiều lần hoảng hồn vì những xác chết chưa phân hủy mặc dù đã được chôn cất hàng chục năm trời. Ông kể có những trường hợp khi bật nắp quan tài lên vẫn còn thấy rõ hình hài, tóc tai... người chết nguyên vẹn như lúc mới chôn.
Ông nhớ hồi ấy, khi còn làm cùng cha nuôi, đó là một nấm mộ của thiếu nữ chết trẻ, được cha nuôi ông định lúc 2h00 và người bốc là ông. Do cỗ quan tài dày, gỗ tốt, lại bỏ nhiều quần áo bên trong, khi sống lại uống nhiều thuốc tây, thuốc bắc nên xác chết khó phân hủy. Khi đó ông phải rưới hơn 2 can rượu lên thi thể người đã khuất... Sau lần đó, ông đã bỏ ăn 3 ngày cơm vì quá sợ hãi.
Nhưng cho đến lúc này, những trường hợp như vậy không còn là hiếm. Ông luôn tâm niệm rằng: "Đối với những xác chết chưa phân hủy hết, mình phải dùng mẹo để lấy được xương ra chứ không được dùng dao để dóc như mọi người vẫn thường hay làm. Dóc như vậy là mình tự mang tội vào người".
Dẫn chúng tôi xuống buồng dưới, ông Qúy lôi 4 chiếc đèn măng sông ra và khoe rằng đây là những bảo bối quý giá nhất, đã theo ông hàng chục năm trời. Hỏi tò mò về công dụng của những chiếc đèn, ông nói những chiếc đèn này dùng để đặt cạnh áo quan, cách 30 - 50 cm, mình cứ đốt cho đến khi lấy được hết hài cốt ra thì thôi.
Cứu vớt những linh hồn xấu số
Không chỉ "tắm rửa hài cốt" cho người đã khuất, ông còn cứu vớt cho các linh hồn xấu số hơn 15 năm qua. Gần đây là vào năm 2007, bên bãi nổi Sông Hồng thuộc xã Hồng An, ông nhận được tin báo có một thi thể phụ nữ độ tuổi 30 - 35 đang trong giai đoạn phân hủy trôi dạt vào bờ. Sau khi đưa xác nạn nhân lên bờ, ông báo cáo lên chính quyền địa phương và đưa về mai táng chôn cất tại quê nhà, lo hương khói đến bây giờ.
Chăm sóc mộ phần của những thi thể chết trôi, không rõ thân nhân
Hay năm 2008, ông phát hiện thi thể hai người đàn ông trên sông, người nào cũng có của cải đi kèm, vợ chồng ông đều đưa về chôn cất cẩn thận cùng với của cải của người đó, không bao giờ tơ hào tài sản của người đã khuất.
Ngoài ra ông còn nhiều lần phát hiện thi thể và tìm cách báo tin cho gia đình nạn nhân đưa về an táng. Riêng 3 ngôi mộ của 3 người nói trên, cho đến nay vẫn được ông chăm sóc, hương khói chu toàn.
Chưa hết, ông còn "nhặt" người bất hạnh về nhà nuôi. Cách đây vài năm, có một cụ ông bị tâm thần bỏ nhà đi, không rõ lai lịch, lang thang cơ nhỡ ông đưa về nhà chăm sóc gần 1 tháng. Sau đó ông tìm cách liên hệ lại cho gia đình có người thân mất tích tới đón về. Năm 2011 ông đưa một cậu bé học lớp 7 bị lạc bố mẹ vè nhà chăm sóc, sau đó liên hệ để cha mẹ cậu bé tới đón về.
Giờ đây tuổi đã ngoài 60 nhưng ông vẫn tận tụy với công việc. Hỏi ông có ý định làm nghề đến bao giờ, ông Qúy cười vui vẻ nói: "Mong sao ông trời vẫn cho tôi sức khỏe như bây giờ để còn đi hành nghề tích đức này".
Bà Trần Thị Oanh, trưởng thôn Việt Thắng cho biết: " Ông Qúy luôn làm phúc cho mọi người. Hàng xóm láng giềng ở đây ai cũng quý, luôn coi ông là tấm gương tốt để nhìn vào. Không những làm nghề tắm rửa cho người âm, ngay khi nhận được tin báo của chính quyền về những xác chết trôi dạt tới địa phương, ông đều đến khẩn trương đến và nhận mang về nhà lo khâm liệm, chôn cất chu đáo. Mọi chi phí xã cũng chi trả nhưng không đáng kể, chủ yếu ông giúp là chính ".
Trước khi chia tay chúng tôi, ông Quý tha thiết nhắn nhủ gia đình nào có người thân mất tích như 3 nạn nhân ông đã chôn cất thì hãy tới nhận mộ phần ở nhà ông Hoàng Văn Qúy, trú thôn Việt Thắng, xã Hồng An, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Theo VNN
Lão ngư có duyên với nghề làm phúc Hơn nửa đời lấy sông làm đất, lấy ghe làm nhà và với tài nghệ lặn nước "siêu hạng" của mình ông Nguyễn Văn Nết, 55 tuổi, thôn La Ỷ, xã Phú Thượng (H. Phú Vang, Thừa Thiên -Huế) đã làm phúc cho nhiều gia đình. Mấy đời làm nghiệp... lặn xác Ông Nết là dân vạn chài xuất thân từ vùng quê...