Người dân ở đâu phải trả nhiều tiền nhất để mua năng lượng sau khi chiến sự Ukraine bùng phát
Sau khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu bị đứt gẫy.
Người Hong Kong (Trung Quốc) phải mua xăng với giá đắt nhất, trong khi người Hà Lan phải trả tiền nhiều nhất để mua khí đốt tự nhiên. Dầu thô bị phương Tây áp giá trần, Nga vẫn có thể trở thành người chiến thắng cuối cùng Châu Âu rốt ráo tìm nguồn cung khí đốt thay thế Nga, tình trạng thiếu điện lan rộng EU xem xét đề xuất mới nhất về mức giá trần khí đốt
Theo trang oilprice.com ngày 6/12, giá xăng, điện và khí đốt tự nhiên tăng vọt khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, làm đứt gãy chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu. Các hộ gia đình và doanh nghiệp đang phải trả những hóa đơn năng lượng cao hơn trong bối cảnh giá cả biến động mạnh. Tình hình bấp bênh xung quanh cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng lớn và dự đoán chi phí sưởi ấm mùa đông sẽ tăng cao.
Visual Capitalist đã so sánh giá năng lượng mà các hộ gia đình ở các quốc gia, khu vực phải trả, dựa trên dữ liệu từ GlobalPetrolPrices.com.
Người Hong Kong phải mua xăng với giá đắt nhất
Giá xăng được niêm yết tại trạm xăng ở Alhambra, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Với mức trung bình 69.000 đồng/lít, các hộ gia đình ở Hong Kong (Trung Quốc) phải trả tiền xăng cao nhất thế giới. Đây là mức cao hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu. Cả thuế xăng và chi phí liên quan cao đều là những yếu tố chính khiến giá xăng ở Hong Kong cao.
Giống Hong Kong, Cộng hòa Trung Phi có giá xăng cao, ở mức 54.000 đồng/lít. Là nước nhập khẩu ròng xăng dầu, quốc gia này đã phải chịu áp lực tăng giá kể từ sau xung đột ở Ukraine.
Các hộ gia đình ở Iceland, Na Uy và Đan Mạch phải trả chi phí xăng cao nhất ở châu Âu. Nhìn chung, châu Âu đã chứng kiến lạm phát chạm mốc 10% trong tháng 9 do khủng hoảng năng lượng.
Người châu Âu trả hóa đơn điện cao nhất
Biến động mạnh cũng đang xảy ra với giá điện.
Video đang HOT
Phần lớn giá điện hộ gia đình cao nhất là ở châu Âu. Tại Đan Mạch, Đức và Bỉ, giá điện cao gấp đôi so với ở Pháp và Hy Lạp. Giá điện ở nhiều quốc gia châu Âu cao hơn gấp đôi hoặc ba so với mức trung bình toàn cầu là 0,14 USD mỗi kilowatt giờ.
Trong quý đầu tiên của năm 2022, giá điện hộ gia đình ở Liên minh châu Âu đã tăng 32% so với năm trước.
Tại Mỹ, giá điện tiêu dùng đã tăng gần 16% hàng năm so với tháng 9 năm ngoái. Đây là mức tăng cao nhất trong hơn 4 thập kỷ và đẩy lạm phát cao hơn.
Tuy nhiên, các hộ gia đình Mỹ chịu ít tác động hơn từ tình trạng gián đoạn nguồn cung do Mỹ là nhà xuất khẩu năng lượng ròng.
Người Hà Lan phải trả tiền nhiều nhất để mua khí đốt tự nhiên
Trạm trung chuyển khí đốt ở Hajduszoboszlo, Hungary. Ảnh: AFP/TTXVN
Tám trong số 10 quốc gia có giá khí đốt tự nhiên cao nhất toàn cầu đều nằm ở châu Âu, trong đó Hà Lan đứng đầu. Nhìn chung, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng gấp sáu lần trong một năm kể từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Tin tốt là mùa thu tương đối ấm áp đã giúp nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu giảm 22% trong tháng 10 so với năm ngoái. Điều này giúp giảm nguy cơ thiếu khí đốt xảy ra vào cuối mùa đông.
Bên ngoài châu Âu, Brazil có giá khí đốt tự nhiên cao thứ tư trên toàn cầu, mặc dù nước này sản xuất khoảng một nửa nguồn cung trong nước. Chi phí khí đốt dùng để nấu ăn đang ở mức cao là thách thức đặc biệt đối với các gia đình có thu nhập thấp. Điều này đã trở thành một vấn đề chính trị quan trọng trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 10/2023.
Trong khi đó, Singapore có giá khí đốt tự nhiên cao nhất ở châu Á vì phần lớn được nhập khẩu thông qua đường ống hoặc tàu chở dầu, khiến nước này dễ bị tổn thương trước những cú sốc giá.
Cạnh tranh gia tăng
Tháng 12, tất cả các chuyến tàu vận chuyển dầu thô bằng đường biển từ Nga đến châu Âu sẽ dừng lại, có khả năng đẩy giá xăng dầu tăng vào mùa đông và năm 2023.
Phân tích liên quan từ EIA cho thấy khả năng lưu trữ khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể giảm xuống 20% vào tháng 2/2023 nếu Nga ngừng cung cấp hoàn toàn và nhu cầu không giảm.
Khi châu Âu tìm các giải pháp thay thế năng lượng Nga, nhu cầu cao hơn có thể làm tăng cạnh tranh toàn cầu đối với các nguồn nhiên liệu, đẩy giá năng lượng lên cao trong những tháng tới.
Tuy nhiên, vẫn có tín hiệu lạc quan: Ngân hàng Thế giới dự đoán giá năng lượng sẽ giảm 11% vào năm 2023 sau khi đã tăng 60% kể từ xung đột ở Ukraine năm 2022.
Giá gas hôm nay 14/11: Xanh sàn, có tăng tiếp?
Giá gas hôm nay 14/11, vào đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) tăng 2,19% lên 6 USD/mmBTU đối với hợp đồng khí gas tự nhiên giao tháng 12/2022.
Mặc dù giá gas trong phiên giao dịch đầu tuần có tăng nhẹ so với thời điểm cuối tuần trước, nhưng nhìn chung mức giá này đã giảm mạnh so với mức cao nhất trong tháng 8/2022 (trên 9 USD/mmBTU).
Trên sàn TFF Hà Lan, giá khí đốt hợp đồng tương lai giao vào nửa đầu năm 2023 dao động ở mức 113-114 euro mỗi Mwh, giảm 2/3 so với mức đỉnh hơn 345 euro mỗi Mwh, được xác lập hôm 26/8.
Giá khí đốt tiêu chuẩn tại châu Âu đã giảm hơn 60% so với mức cao nhất trong tháng 8/2022
Khí đốt tự nhiên của châu Âu giảm do thời tiết ôn hòa làm giảm nhu cầu sưởi ấm, qua đó giảm bớt tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng lịch sử đã đẩy hóa đơn của người tiêu dùng lên mức kỷ lục.
Bên cạnh đó, các kho chứa khí đốt ở châu Âu đã đầy 94%. Tổng nhập khẩu LNG của châu Âu đã tăng hàng tháng trong tháng 10, đạt khoảng 14 tỷ mét khối (bcm). Đây cũng là mức cao hơn gần 50% vào tháng 10/2021.
Đồng thời, trong những tháng qua, các chính phủ tại châu Âu đã tích cực vận động người dân giảm sử dụng khí đốt để sưởi ấm sau khi nguồn cung từ Nga sụt giảm, phủ bóng nguy cơ một cuộc khủng hoảng năng lượng vào mùa đông.
Khi giá khí đốt tăng cao, nhiều doanh nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ phải cắt giảm hoạt động để tồn tại. Việc ngừng hoạt động sản xuất, cùng với dòng khí hóa lỏng (LNG) dồi dào và các kho lưu trữ đầy ắp, đã giúp giảm bớt lo ngại rằng các chính phủ sẽ phải hạn chế nguồn cung cho khách hàng trong những tháng tới.
Theo dữ liệu của EnergyScan, tổng nhu cầu khí đốt của Tây Âu trong tháng 10 đã giảm 22% so với cùng kỳ 2021. Cụ thể hơn, nhu cầu khí đốt từ các hộ dân cư, doanh nghiệp và công nghiệp nhỏ đã giảm 33% trong tháng 10, trong khi nhu cầu sử dụng của các hộ tiêu dùng công nghiệp lớn giảm 27%.
Tuy nhiên, các lãnh đạo châu Âu vẫn chịu nhiều sức ép để đảm bảo nguồn cung trong trung hạn. "Chỉ vài ngày lạnh cóng là đủ để khiến nhu cầu tiêu thụ khí đốt tăng vọt" - ông Klaus Mueller, Giám đốc Bundesnetzagentur - cơ quan quản lý năng lượng của Đức cho biết.
Thậm chí, ngay cả khi châu Âu có thể vượt qua mùa đông năm nay nhưng năm tới tình hình có thể sẽ khó khăn hơn. Không giống như 6 tháng đầu năm 2022 khi nguồn cung của Nga vẫn còn được duy trì, châu Âu có thể đối mặt với "cuộc chiến" để đảm bảo nguồn cung dự trữ khí đốt phục vụ cho mùa đông.
Ông Julien Hoarau, Trưởng bộ phận phân tích của EnergyScan cho rằng, việc các nhà máy sản xuất hoạt động lại trong tương lai cũng sẽ làm căng thẳng nguồn cung khí đốt, dù sản lượng điện hạt nhân của Pháp sẽ được cải thiện và lượng mưa nhiều hơn sẽ nâng được công suất thủy điện.
Trong một diễn biến khác, mỏ khí đốt ở Biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ đang trên đà đi vào hoạt động vào năm 2023 như đã cam kết. Các hoạt động đang được đẩy nhanh để kết nối mỏ khí đốt này với cơ sở hạ tầng quốc gia.
Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện ra khí đốt ngoài khơi bờ biển phía bắc đất nước vào năm 2020. Khối lượng ước tính của mỏ khí đốt này là 540 tỉ mét khối (bcm). Như vậy, một trung tâm khí đốt tự nhiên có thể được thiết lập nhanh chóng ở Thổ Nhĩ Kỳ, với dự báo nhiều khách hàng châu Âu sẽ xuất hiện tại đây.
Tại thị trường trong nước, sau 6 tháng liên tiếp giảm giá, giá gas đã đảo chiều tăng từ ngày 1/11 với mức tăng 20.000 - 21.000 đồng mỗi bình 12kg.
Cụ thể, Công ty TNHH một thành viên Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) cho biết từ ngày 1/11, giá bán gas SP tăng 1.667 đồng/kg (đã bao gồm VAT), tương đương mức tăng 20.000 đồng bình gas 12kg. Theo đó, giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng loại bình gas 12kg thương hiệu này là 425.000 đồng.
Công ty cổ phần kinh doanh LPG Việt Nam - PV Gas LPG miền Nam cho hay, giá bán PetroVietnam Gas sẽ tăng 1.750 đồng/kg, tương đương mức tăng 21.000 đồng bình 12kg và 78.750 đồng với bình 45kg so với tháng 10.
Các sản phẩm gas bán lẻ của thương hiệu City Petro cũng tăng 21.000 đồng bình 12kg và bình 45kg tăng thêm 79.000 đồng.
Theo Chi hội Gas miền Nam, giá hợp đồng nhập khẩu (CP) trên thế giới được ấn định cho tháng 11 là 610 USD/tấn, tăng 35 USD/tấn so với tháng trước đó khiến giá gas bán lẻ trong nước tăng mạnh.
Giá gas hôm nay 28/10: Tiếp tục đà giảm Sau khi tăng mạnh ở 2 phiên trước, vượt qua mức 6 USD/mmBTU thì giá gas hôm nay 28/10 chỉ còn 5,55 USD/mmBTU. Giá khí đốt chuẩn của châu Âu đã liên tục giảm trong vài tháng qua xuống gần mức trước khi cuộc xung đột diễn ra ở Ukraina. Giá gas hôm nay 28/10 chỉ còn giao dịch quanh mức 5,55 USD/mmBTU...