Người dân ở Bắc Kạn nơm nớp nỗi lo đá bay vào nhà
Một số hộ dân thôn Bó Danh, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn hàng ngày sống bất an khi mái nhà thường xuyên hứng chịu đá văng do nổ mìn
Một số hộ dân ở thôn Bó Danh, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đang hàng ngày sống trong tình trạng bất an khi mái nhà của họ thường xuyên hứng chịu những viên đá văng do việc nổ mìn thi công của đơn vị xây dựng gần đó.
Anh Nghiêm Xuân Huyền, người dân thôn Bó Danh cho biết, mới đây nhất, ngôi nhà của anh đã bị thủng mái tôn sau khi một hòn đá to bằng nắm tay văng trúng, rất may không có ai bị thương.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng đá văng vào nhà anh sau mỗi lần nổ mìn phá đá của các đơn vị thi công.
“Trong thời gian qua đơn vị thi công khoan nổ tương đối nhiều, lúc đầu gia đình gọi đơn vị thi công thương lượng đền bù thiệt hại, có lúc làm cam kết không xảy ra nữa… nhưng người dân quanh khu vực rất là bất an”, anh Huyền chia sẻ.
Thôn Bó Danh khá xa khu vực thi công nhưng vẫn thường xuyên bị đá văng.
Thôn Bó Danh có 4 hộ nằm khá xa công trường nhưng cả 4 hộ thường xuyên phải hứng chịu tình trạng đá văng vào nhà.
Video đang HOT
Gia đình ông Nguyễn Văn Hiến cũng bị đá rơi vào nhà đến 3 lần khiến mái ngói hư hỏng nặng.
“Hai lần ngói vỡ to phải đi lợp tôn, mà lợp tôn vừa rồi đá vẫn bay vào nhà. Cứ thế này mãi làm sao được, mong muốn đừng để sao đá bay vào nhà”, ông Hiến cho biết.
Mái nhà bị thủng và viên đá “thủ phạm” to bằng nắm tay người lớn.
Không chỉ ở thôn Bó Danh, một số hộ dân thuộc thôn Lủng Nhá cũng luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi công trường nổ mìn phá đá.
Bà con nơi đây đã nhiều lần kiến nghị đến đơn vị thi công là Công ty TNHH Đại Minh, thậm chí yêu cầu viết cam kết không để đá văng mỗi khi nổ mìn, song tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra.
Mặc dù sau mỗi lần xảy ra sự cố, doanh nghiệp đã hỗ trợ người dân sửa chữa mái nhà nhưng điều bà con mong muốn là đơn vị thi công cần có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng, tài sản người dân mỗi khi nổ mìn phá đá.
Theo_VOV
Bộ Giao thông kiến nghị dừng nâng cấp 2 dự án quốc lộ lên cao tốc
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị dừng nâng cấp 2 dự án từ quốc lộ lên cao tốc là Chợ Mới - Bắc Kạn và Quốc lộ 3 mới (QL3) Hà Nội - Thái Nguyên.
Tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT cho biết, dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện QL3 mới, đoạn Hà Nội - Thái Nguyên đáp ứng quy mô cao tốc theo hình thức BOT đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc đầu tư tại văn bản số 1501/TTg-KTN ngày 24/8/2015. Ngày 25/3/2016, Bộ GTVT đã ký thỏa thuận giao cho nhà đầu tư đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định.
Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án đầu tư dự án. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ các phương án đầu tư, xin chủ trương điều chỉnh phạm vi Dự án để đầu tư thêm đoạn tuyến cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn.
Tuy nhiên, căn cứ vào một số quy định mới đây, Bộ GTVT nhận thấy, đoạn đường cao tốc từ Chợ Mới -Bắc Kạn đầu tư theo hình thức BOT không thể khả thi về phương án tài chính, nguồn thu phí không đủ chi phí trả lãi vay, vận hành và bảo trì.
Việc ghép đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn vào dự án Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện QL3 mới, đoạn Hà Nội -Thái Nguyên dẫn đến không đảm bảo công bằng cho người sử dụng.
Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới
Đối với dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện QL3 mới, đoạn Hà Nội- Thái Nguyên, đây là dự án được đầu tư từ nguồn vốn ODA đã đưa vào khai thác. Việc hoàn thiện theo tiêu chuẩn cao tốc và tiến hành thu phí đối với tuyến đường hiện hữu được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách là chưa phù hợp.
Để đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các chỉ đạo của Quốc hội, của Chính phủ, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép dừng triển khai dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện QL3 mới, đoạn Hà Nội- Thái Nguyên và Dự án đầu tư xây dựng đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn theo hình thức BOT.
Dự án xây dựng QL3 mới, đoạn Hà Nội-Thái Nguyên được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, đã thông xe vào ngày 18/11/2014. Tuy nhiên, kinh phí còn thiếu nằm trong hợp đồng xây lắp phải trả nợ cho nhà thầu là khoảng 600 tỷ đồng (chưa bao gồm thuế VAT).
Liên danh nhà thầu đã xin đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục của dự án QL3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên đáp ứng quy mô cao tốc, nâng tốc độ khai thác trên toàn tuyến này lên 100 - 120km/giờ, đồng thời thanh toán nợ cho các nhà thầu xây lắp do nguồn vốn thiếu trong quá trình thực hiện dự án. Tổng mức đầu tư dự kiến là 3.258 tỷ đồng.
Đối với dự án BOT Chợ Mới- Bắc Kạn, năm 2017, Bộ KH-ĐT và các bộ ngành đã cho rằng, cao tốc này nằm ngoài quy hoạch, đồng thời yêu cầu Bộ GTVT phải giải trình. Bộ GTVT cũng đề xuất 2 phương án đầu tư đối với đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn.
Thứ nhất, nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư dự án QL3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên đảm bảo tốc độ khai thác 120 km/h (chưa đầu tư hệ thống ITS, cảnh quan cây xanh) và đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn theo quy mô tương tự đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới đang thực hiện đầu tư, thanh toán nợ các nhà thầu khoảng 602 tỷ đồng.
Thứ hai, nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư dự án QL3 mới đoạn Hà Nội - Thái Nguyên đảm bảo tốc độ khai thác 120 km/h (chưa đầu tư ITS, cảnh quan cây xanh) và đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn theo quy mô tương tự đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới đang thực hiện đầu tư, thanh toán nợ các nhà thầu khoảng 602 tỷ đồng; thanh toán cho Nhà nước theo tiến độ một khoản kinh phí để đầu tư đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn.
Đoạn Chợ Mới - Bắc Kạn sẽ được lập thành dự án riêng, thực hiện quản lý đầu tư như đối với dự án đầu tư công.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Nuôi con siêu đẻ ở ao cạn, ăn lá cây, bèo tấm, bán hơn 100 ngàn/kg Từ khi chuyển sang nuôi ốc nhồi sinh sản ở khe ao, ngày nào, anh Đào Quốc Hoạch (SN 1989), ở khu Chợ, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cũng thu được tiền. Ốc nhồi là loài siêu đẻ, chúng lại ăn phụ phẩm nông nghiệp như lá cây, bèo tấm, nên lợi nhuận mang lại cao. Khu nuôi ốc...