Người dân “nín thở bám dây thừng qua sông” sắp được xây cầu
Sở GTVT Hòa Bình cho biết, nơi người dân huyện Lạc Sơn phải “gồng mình, nín thở bám dây thừng qua sông” như báo Dân trí phản ánh, sẽ được xây dựng một cây cầu bằng bê tông cốt thép dài 72 m, rộng 3,5 m, có tổng mức đầu tư 5,3 tỷ đồng.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Văn Thắng, Giám đốc Sở GTVT Hòa Bình cho biết, sau khi báo phản ánh cũng như có kiến nghị của người dân và chính quyền địa phương, Sở cũng đã có đề nghị đến Tổng Cục Đường bộ. Rất may, thời điểm tỉnh đề nghị, Bộ GTVT có nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới để đầu tư xây dựng các cây cầu miền núi.
Ông Lê Ngọc Quản, Phó Giám đốc Sở GTVT Hòa Bình cho hay, hiện nay Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ triển khai thực hiện “Dự án LRAMP”, trong đó có hợp phần xây dựng cầu dân sinh. Khảo sát tại Hòa Bình, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thống nhất, Hòa Bình được xây dựng 50 cầu. Tổng mức đầu tư dự kiến 109 tỷ đồng.
Tại xóm Khang, xã Tân Mỹ – nơi người dân “gồng mình, nín thở” qua sông bằng bè.
Trong 50 cây cầu nói trên thì có cây cầu tại vị trí xóm Khang, kết nối giữa xã Vũ Lâm với xã Tân Mỹ (nơi người dân qua sông bằng bè tạm kéo dây thừng). Cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có 3 nhịp, mỗi nhịp 24 m (tổng chiều dài cầu 72 m). Mặt rộng của cầu là 3,5 m với tổng mức đầu tư dự kiến là 5,3 tỷ đồng.
“Cả dự án xây dựng 50 cầu tại Hòa Bình sẽ được triển khai xây dựng trong giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, cây cầu tại xóm Khang dự kiến sẽ được khởi công trong năm 2017. Dự án xây dựng cây cầu này được Tổng cục Đường bộ giao cho Ban quản lý dự án 4 của Tổng cục làm chủ đầu tư”, ông Quản nói.
Cầu đang trong giai đoạn khảo sát để xây dựng. Cầu với phạm vi, quy mô trên ước tính thi công trong 5 tháng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Video đang HOT
Phó Giám đốc Sở GTVT Hòa Bình cho biết thêm, tại điểm xóm Khang rất cần thiết để xây dựng cây cầu. Đây là điểm giữa của 2 cây cầu cứng dọc theo sông Bưởi, hai cầu này cách nhau 10 cây số (cầu Chum và cầu Tân Mỹ). Điểm đối diện của xã Tân Mỹ sang bên Vũ Lâm là trung tâm buôn bán, điểm bà con sinh hoạt chợ thường đi lại. “Hàng ngày cũng có khoảng 50 người đi lại qua sông, hôm nào phiên chợ thì đông hơn. Việc xây dựng cầu là cần thiết”, ông Quản nhấn mạnh.
Về sự nguy hiểm khi qua sông bằng bè tạm, ông Quản nhận định: “Thực tế, bà con cũng lựa theo khả năng nước chảy và các điều kiện an toàn thì mới đi bè qua sông. Quy định ở đấy là chưa đủ các điều kiện thực hiện hoạt động bè khúc ngang sông. Ngày 22/7, Sở cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Lạc Sơn để chỉ đạo UBND xã Tân Mỹ dừng hoạt động bến. Đây là bến hoạt động tự phát, chưa được cấp phép, Sở đã chỉ đạo dừng nhưng do nhu cầu đi lại nên người dân vẫn liều mình qua sông”.
Không có cầu, người dân ngày ngày đánh cược mạng sống qua sông.
Trước đó, báo Dân trí phản ánh, người dân các xóm Khang, Mặc… xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình) để đến được xã Vũ Lâm tham dự chợ phiên Lâm Hóa (chợ họp các ngày thứ 4, 6 và chủ nhật) phải “gồng mình, nín thở” bám dây thừng đi trên chiếc bè tạm, cũ nát để qua sông Bưởi.
Các xóm trên của xã Tân Mỹ nằm tách biệt con sông Bưởi lại không có chợ hay trung tâm buôn bán. Chỉ có chợ phiên Lâm Hóa là nơi mua sắm duy nhất. Cầu cách đó khoảng 7 km nên từ nhiều năm nay người dân trong xóm đã cùng nhau làm chiếc bè tạm qua sông đến chợ.
Thái Bá
Theo Dantri
Từ ngày 1/10: Cấm xe khách chạy qua trung tâm thành phố
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh, việc điều chuyển phương tiện về các bến để hoạt động là để không cho phép các xe khách chạy qua trung tâm thành phố.
Như báo Người Đưa Tin đã thông tin, nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn, cuối năm 2015, UBND TP. Hà Nội chỉ đạo Sở GTVT chủ trì phối hợp với Công an thành phố và các sở, ban, ngành, sắp xếp điều chuyển một số tuyến từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm.
Trước đó, Sở GTVT Hà Nội đề xuất việc điều chuyển sẽ tiến hành trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 dự kiến trong tháng 7/2016 hoặc tháng 1/2017. Theo đó, sẽ lựa chọn các tuyến có cự ly 240km trở lên từ bến xe Mỹ Đình đi các tỉnh phía Nam để điều chuyển về bến xe Nước Ngầm.
Tổng số chuyển đi là 75 lượt xe/ngày, đa phần là các xe tuyến Nghệ An - Hà Nội và một số xe Hà Tĩnh - Hà Nội, Đắk Lắk - Hà Nội...
Giai đoạn 2, Sở GTVT Hà Nội dự kiến điều chuyển các tuyến có cự ly từ 145km trở lên, hiện từ Mỹ Đình đi Thanh Hóa để chuyển về bến xe Nước Ngầm, dự kiến có 68 lượt xe/ngày sẽ được điều chuyển. Thời điểm thực hiện dự kiến trong tháng 1/2017 hoặc tháng 7/2017.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Đến ngày 11/8, UBND TP Hà Nội đã có công văn số 276 Thông báo kết luận của UBND Thành phố về điều chỉnh quy hoạch chi tiết đối với một số tuyến có hành trình chạy thông qua địa bàn Thành phố và công tác sắp xếp, điều chuyển luồng tuyến, phương tiện vận tải từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung
đã kết luận cuộc họp và đưa ý kiến chỉ đạo Sở GTVT chủ trì, khảo sát kiểm tra toàn bộ xe chạy sai tuyến, sai quy hoạch, thống kê chính xác số lượng xe vi phạm.
Sau đó, Sở GTVT sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức họp với tất cả các hãng xe hợp đồng để thống nhất luồng tuyến, vị trí, thời gian quy định đón trả khác.
Ông Nguyễn Đức Chung cho hay: "Sở GTVT chủ trì họp và mời lãnh đạo tất cả các tỉnh, các doanh nghiệp có xe chạy sai tuyến, hoặc qua trung tâm thành phố để lãnh đạo thành phố đối thoại thông tin cho các tỉnh, doanh nghiệp có xe nằm trong quy hoạch điều chuyển nắm được".
Sở GTVT làm việc rà soát lại các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình, Yên Nghĩa, Gia Lâm thống kê toàn bộ số lượng xe đến bến, phân bổ số lượng xe đảm bảo đúng tuyến, đúng luồng theo lộ trình giảm dần vào tháng 8, tháng 9 và chấm dứt vào ngày 01/10/2016.
Ông Chung nhấn mạnh, việc điều chuyển phương tiện về các bến để hoạt động đúng quy hoạch hướng tuyến là để không cho phép các xe khách chạy qua trung tâm thành phố.
Để nhằm hỗ trợ hành khách thời gian đầu chưa quen bến mới UBND TP Hà Nội giao Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lên kế hoạch bố trí các tuyến xe buýt trung chuyển để kết nối giữa các bến xe.
Thế Anh
Theo_Người Đưa Tin
Nhà dân ngập vì nâng đường, ai chịu trách nhiệm? Có 466 hộ dân, 27 đơn vị cơ quan, trong đó có hai trường học sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc nâng đường Kinh Dương Vương. Đó là câu hỏi được nhiều đại biểu (ĐB) đặt ra tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế-xã hội tại kỳ họp thứ 2 HĐND TP.HCM (khóa IX) chiều 3-8. Hàng trăm...