Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM

Theo dõi VGT trên

Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 1

Khoảng 20h, chị Trần Thị Hiếu (34 tuổ.i, quê Kiên Giang) ngồi xem tivi trong căn phòng trọ chưa đầy 15m2 bị ngập nước do triều cường dâng cao.

“Đêm qua tôi nằm ngủ ở võng, triều cường dâng cao tràn vào nhà lúc rạng sáng làm hư hỏng nhiều thiết bị điện tử. Đài dự báo mức triều còn cao nữa nên tôi sẽ thức cả đêm để chuyển đồ đạc”, chị Hiếu chia sẻ.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 2

Mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Tại hẻm 67 trên đường Bùi Văn Ba (quận 7), triều cường kết hợp với mưa lớn khiến cả con hẻm ngập nước hơn 2 ngày nay chưa có dấu hiệu rút.

Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, triều cường tại TPHCM vào chiều tối 18/10 đạt đỉnh 1,8m. Đây là mức triều lịch sử, gần nhất được ghi nhận vào năm 2019.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 3

Do nước ngập sâu ở con hẻm, nhiều người đi làm về phải gửi xe ở đầu hẻm rồi mới lội bộ vào nhà.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 4

Bà Khưu Thu Lan (77 tuổ.i) ngồi trong căn phòng khách bị ngập nước do triều cường tối 18/9.

“Từ trước đến nay tôi mới chứng kiến mức triều cường cao đến vậy, nước dâng cao và tràn vào nhà rất nhanh, ngâm 2 hôm nay rồi vẫn chưa thấy hạ”, bà Lan nói.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 5

Hầu hết đồ đạc trong nhà bà Lan đều được con cháu kê lên cao, tuy nhiên do mức triều liên tục đạt đỉnh khiến cả nhà bà Lan bất lực để tủ lạnh, máy giặt ngâm trong nước.

“Kê máy giặt, tủ lạnh lên 2, 3 lần rồi nhưng mực nước vẫn cứ tăng lên, mấy bà cháu tôi đành bất lực nhìn đồ đạc ngấm nước”, bà Lan nói.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 6

Nhà vệ sinh của gia đình bà Lan cũng bị chìm trong nước, không thể sử dụng được khiến việc sinh hoạt của gia đình rất bất tiện.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 7

Cùng nằm trong hẻm 67 trên đường Bùi Văn Ba, cuộc sống của gia đình chị Nguyễn Thị Thọ (45 tuổ.i) cũng bị đảo lộn bởi nước ngập do triều cường. Đồ đạc trong gia đình được vợ chồng chị kê cao lên hơn nửa mét.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 8

Con trai út của chị Thọ bì bõm trong chính ngôi nhà của mình. Được biết, chị Thọ có 3 người con. Hai hôm nay, do nước ngập sâu, một đứa con của chị phải xin nghỉ học vì không thể đến trường được.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 9

Rác nổi bồng bềnh đầy con hẻm ngập trên đường Bùi Văn Ba.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 10

Anh Mai Anh Vũ (40 tuổ.i, nhân viên thu gom rác) cho biết, rác ở các con hẻm bị nước ngập thường rất khó để phân loại, việc thu gom rác ở khu vực này cũng gặp nhiều khó khăn.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 11

Nhiều em nhỏ được phụ huynh cõng trên lưng để tránh ướt giày dép, sách vở.

Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM - Hình 12

Ông Lê Hoàng Anh Vũ (54 tuổ.i) trở về nhà sau ca làm việc ở khu chế xuất Tân Thuận, do đường vào nhà ngập sâu nên ông phải gửi xe ở đầu hẻm rồi đi bộ vào. Theo ông Vũ, chỉ vài tháng trở lại đây, con đường này thường xuyên bị ngập do triều cường và mưa lớn, nước rút rất lâu nên thường bốc mùi hôi khó chịu.

“Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền với mong muốn được giải quyết để người dân sớm thoát khỏi cảnh cứ mưa hay triều cường là ngập nước”, ông Vũ chia sẻ.

Hạn mặn bất thường, nhiều nơi thiếu nước ngọt

Ngập giữa mùa khô, nắng nóng gia tăng và kéo dài; mặn lấn sâu vào các cửa sông... cho thấy sự bất thường của thời tiết và hạn mặn năm nay đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sản xuất lẫn sinh hoạt của người dân ĐBSCL và nhiều tỉnh/thành phía nam.

Bất thường triều cường giữa mùa khô

Sáng qua (12.3), một số tuyến đường ở trung tâm TP.Cần Thơ bị ngập nước khiến việc đi lại gặp trở ngại. Dù nước chỉ cao hơn mặt đường một chút, nhưng đây vẫn là sự kiện hiếm có giữa cao điểm mùa khô ở vùng đất Tây Đô.

Hạn mặn bất thường, nhiều nơi thiếu nước ngọt - Hình 1

Tại TP.Mỹ Tho (Tiề.n Giang), triều cường đầu tháng 2 âm lịch cao bất thường, khiến mặn xâm nhập sâu các nhánh sông. Ảnh Huỳnh Trung

Nghiêm trọng hơn, tại TP.Mỹ Tho (Tiề.n Giang) nhiều nơi nước ngập sâu đến vài ba tấc. Dọc quốc lộ 60, nước ngập lênh láng khiến việc đi lại hết sức khó khăn đối với cả ô tô, xe tải. Nhiều nơi vỉa hè cũng bị ngập gần tới đầu gối.

Đợt triều cường không chỉ cao bất thường ở các tỉnh ĐBSCL mà còn được ghi nhận ở miền đông Nam bộ, đặc biệt là TP.HCM. Cập nhật chiều 12.3, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: Mực nước cao nhất ngày ở nhiều trạm trên hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai vượt mức báo động 3. Cụ thể như tại trạm Nhà Bè trên kênh Đông Điền vượt báo động 3 là 0,4m. Bên cạnh tình trạng ngập thì triều cường cao cũng khiến mặn xâm nhập sâu các nhánh sông. Đến ngày 10.3, tại trạm Cát Lái trên sông Sài Gòn, độ mặn cao nhất đo được là 9,2, cao hơn cùng kỳ năm 2023 tới 3,2. Trên sông Sài Gòn, ranh mặn 4 xâm nhập sâu khoảng 75 - 80 km. Mức độ rủi ro thiên tai ở cấp 3. Mặn xâm nhập sâu dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước sạch cho người dân TP.HCM. Tổng công ty cấp nước Sài Gòn (Sawaco) chủ động ứng phó cũng như lên các kịch bản cho tình huống mặn xâm nhập sâu từ trước, nên vẫn đảm bảo đủ nước sạch cung cấp cho người dân TP.HCM.

Chuyên gia khí tượng - thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan giải thích: Đợt triều cường hiện nay tăng mạnh vì ngoài Biển Đông gió chướng mạnh cấp 4 - 5, sóng biển khá cao, từ 1,5 - 2,5m. Sóng cao gió lớn kết hợp triều cường đẩy nước biển lấn sâu vào các nhánh sông. Vào mùa khô, nước từ thượng nguồn về ít nên nước biển càng có điều kiện xâm nhập sâu. Đợt triều cường này theo dự báo sẽ đẩy mặn 4 vào sâu 70 - 80 km trên hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn.

Xem nhanh 12h: Xâm nhập mặn ở ĐBSCL cao hơn nhiều năm, có nơi 80 - 90 km

Mặn vượt sức chịu đựng của cây trồng

Trong khi người dân các đô thị lớn đang vật lộn với "con nước rong" bất thường thì khó khăn cho sản xuất ở vùng ven biển cũng không kém. Từ TP.Mỹ Tho (Tiề.n Giang) xuôi về hướng biển tới H.Châu Thành (Bến Tre), người dân đang khốn khổ vì xâm nhập mặn lấn sâu, độ mặn tăng vọt.

Hạn mặn bất thường, nhiều nơi thiếu nước ngọt - Hình 2

Nắng hạn, nhiều tuyến kênh khô cạn, các tuyến đường đê bị rút nước co lại cộng với việc khai thác nước ngầm khiến nhiều nơi và nhiều tuyến đường bị sụt lở. Ảnh Gia Bách

Nông dân sản xuất giỏi Phan Hoàng Tân chia sẻ: Tôi có 4 vườn sầu riêng rộng 3,5 ha thì 3 vườn nằm ở xã Tân Phú trong vùng đê bao ngăn mặn nên đến thời điểm này vẫn an toàn. Riêng vườn còn lại ở TT.Tiên Thủy (H.Châu Thành, Bến Tre) đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn. "Ngày 20.2, tại Tiên Thủy nước mặn mới chỉ 0,1 , trong ngưỡng an toàn với cây sầu riêng. Vậy mà ngày 12.3 nước biển theo triều cường vào sâu khiến độ mặn lên tới 4,1, vượt rất xa so với sức chịu đựng chỉ 0,2 của cây sầu riêng. Đầu mùa, gặp thời tiết bất lợi, đặc biệt là nắng nóng gay gắt, khiến tỷ lệ cây ra bông chỉ khoảng 1/3 so với bình thường", ông Tân lo lắng.

Là người có nhiều kinh nghiệm, ông Tân phải đắp bờ bao quanh vườn để ngăn nước mặn tràn vào. Tuy nhiên, do lực nước bên ngoài quá mạnh, ông Tân đang lo sẽ không giữ được bờ bao cũng như nước mặn thấm vào tầng nước ngầm. "Với độ mặn hiện tại ngoài sông, chỉ còn cách duy nhất là bơm nước ngầm lên để tưới cây chống hạn và làm loãng nước mặn thấm vào đất vườn", ông Tân nói.

Cạnh đó, H.Chợ Lách (Bến Tre), cái nôi của cây trái và hoa kiểng, TS Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT, cho biết đến thời điểm này nước mặn đã phủ hết toàn bộ địa phận huyện. Nay nước rong về nên mặn cũng tăng và độ mặn phổ biến lên đến 4, hoàn toàn không thể tưới cây. "May mắn là toàn huyện đã có đê bao khép kín. Chúng tôi theo dõi mặn thường xuyên, khi độ mặn vượt ngưỡng cho phép bộ phận vận hành sẽ đóng cống ngăn mặn, trữ ngọt. Bên cạnh đó, ở vùng này bà con cũng có nhiều kinh nghiệm "sống chung" với hạn mặn nên đã chủ động ứng phó bằng cách trữ nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất ngay từ trong mùa mưa. Do đó, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận thiệt hại nào do hạn mặn", ông Liêm nói.

TS Liêm cho biết Sở NN-PTNT của tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân ứng phó với hạn mặn trên từng đối tượng cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp. Ngoài ra, Sở cũng phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình liên tục cập nhật các diễn biến của thời tiết, xâm nhập mặn, kèm theo đó là các giải pháp xử lý cho từng loại đối tượng. "Chúng tôi phát đi phát lại những thông tin này hằng ngày trên đài truyền thanh địa phương để bà con dễ nhớ. Điều quan trọng là người dân phải thường xuyên đo kiểm tra mẫu nước nơi sông rạch mà mình thường sử dụng phục vụ sản xuất để biết độ mặn cần lấy nước tích trữ hoặc tưới cho cây trồng. Bên cạnh đó, thiết kế hệ thống tưới phù hợp nhất để tránh thất thoát nước", ông Liêm nhấn mạnh.

Bán đảo Cà Mau sạt lở, thiếu nước ngọt nghiêm trọng

Hạn mặn bất thường, nhiều nơi thiếu nước ngọt - Hình 3

Trong khi đó, ở vùng bán đảo Cà Mau nhiều nơi đang xoay xở đối phó với tình trạng nắng nóng và khô hạn gay gắt. Ông Lê Tuấn Anh, ngụ xã Biển Bạch (Thới Bình, Cà Mau) cho biết: Mùa này khổ nhất là thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Do nước ngọt không có, nhiều người vận chuyển từ nơi khác đến đổi với giá 40.000 - 50.000 đồng/m. Nhà tôi có 3 người, xài tiết kiệm lắm mỗi tháng cũng tốn gần 500.000 đồng tiề.n nước. Phần lớn các sinh hoạt thường nhật phải sử dụng nước mặn, nước ngọt đổi về dùng để tráng (xả) lại cho sạch. Còn nấu ăn và nước uống thì sử dụng nước mưa tích trữ từ trước. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có hơn 3.742 hộ gia đình bị thiếu và không chủ động được nguồn nước sinh hoạt.

Theo ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau, Sở đã đề xuất UBND tỉnh triển khai việc cấp nước cho nhóm dân cư sinh sống ở khu vực thưa thớt, phân tán (1.344 hộ). Trong đó khoảng 758 hộ đặc biệt khó khăn sẽ được cấp phát một bồn nhựa loại 1 m3 để trữ nước ngọt, còn 586 hộ còn lại sẽ thiết lập 46 điểm cấp nước tập trung cho người dân sử dụng. Đối với nhóm sinh sống gần công trình cấp nước tập trung nhưng chưa tiếp cận được nước nối mạng (977 hộ), tỉnh đang nhanh chóng mở rộng mạng đường ống cấp nước để cung cấp nước sạch. Đối với nhóm dân cư sinh sống ở khu vực hệ thống nước nối mạng bị xuống cấp, không cung cấp đủ nước sinh hoạt và nhóm đối tượng sinh sống tập trung nhưng chưa có công trình cấp nước (tổng số 2.442 hộ), trước mắt các đơn vị cấp nước cần chủ động cấp nước luân phiên theo tuyến, theo giờ để đảm bảo người dân có nước sử dụng.

Ông Nguyễn Minh Nhứt, Bí thư Huyện ủy Trần Văn Thời (Cà Mau), bổ sung: Hạn hán khiến nhiều tuyến kênh rạch cạn khô dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sản xuất và giao thông. Đến nay trên địa bàn huyện đã xảy ra sạt lở, sụt lún tới 550 vị trí trên tổng số 131 tuyến, với tổng chiều dài 14,5 km; ước tính thiệt hại trên 19 tỉ đồng. Nắng nóng khiến nước bốc hơi nhanh, cộng với việc người dân bơm, tát nước phục vụ sản xuất khiến hầu hết các tuyến kênh rạch vùng ngọt khô cạn, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt lún. Dù thiếu nước nhưng do giá lúa cao nên một số người dân vẫn sản xuất vụ 3 không theo khuyến cáo của ngành chức năng trên diện tích khoảng 60 ha. Phần diện tích này đang đối mặt nguy cơ thiệt hại nặng.

Ngoài sạt lở, còn có hơn 80 tuyến kênh, rạch bị khô cạn, thậm chí trơ đáy. Nhiều tuyến kênh mương khô cạn ảnh hưởng đến giao thông đường thủy và vận chuyển hàng hóa của người dân. Để vận chuyển lúa đến nơi tập kết bán, người dân chỉ còn cách chở bằng xe máy, ước tính chi phí vận chuyển là 400.000 đồng - 500.000 đồng/tấn.

Ở phía tây bán đảo Cà Mau, tình hình xâm nhập mặn cũng diễn ra gay gắt. Trên sông Cái Lớn (Kiên Giang), độ mặn 4 khả năng xâm nhập sâu 45 - 47 km. Để ứng phó, ngày 12.3 Chi cục Đường thủy nội địa khu vực III thông báo: Từ ngày 14 - 17.3, các phương tiện giao thông đường thủy nội địa tại khu vực cống Cái Lớn trên sông Cái Lớn và cống Cái Bé trên sông Cái Bé bị hạn chế, do tất cả các cửa cống sẽ đóng hoàn toàn để ngăn mặn. Các phương tiện thủy chỉ được lưu thông qua 2 cống này bằng cửa âu thuyền.

Đề xuất dẫn nước sông Sài Gòn chống hạn mặn cho miền Tây

Ngày 12.3, Đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu làm việc tại tỉnh Bến Tre. Cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre cho biết: Do nguồn nước trên sông rạch bị nhiễm mặn, độ mặn tại một số nhà máy hiện ở mức 0,1 - 5,1 khiến hơn 10.000 hộ dân phải xài nước máy có độ mặn vượt ngưỡng cho phép 0,5.

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam nhận định: Hiện nguồn nước sông Mê Kông đang bị các nước phía thượng nguồn chi phối, nên có thể tận dụng hệ thống sông trong nước như Sài Gòn, Đồng Nai để giải quyết nhu cầu cấp bách của các tỉnh ĐBSCL mùa hạn mặn. "Miền Đông có địa hình cao nên có thể khơi một dòng kênh hoặc dùng hệ thống ống dẫn nước từ khu vực này về Long An, Tiề.n Giang, sau đó đến Bến Tre với khoảng cách mỗi tỉnh chỉ vài chục kilomet. Nếu chưa đủ chi phí đầu tư hệ thống ống dẫn nước sản xuất thì triển khai trước hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt", ông Tam đề xuất.

Ưu tiên cấp nước ngọt cho người dân

PGS-TS Lê Anh Tuấn, nguyên Phó viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ) nhận xét: Đợt triều cường hiện tại cho chúng ta thấy một mặt khác của các công trình ngăn mặn trữ ngọt. Mặt tích cực của nó là bảo vệ các diện tích đất sản xuất lúa và vườn cây ăn trái. Nhưng ngược lại, khi triều cường lên cao, khu vực ven biển bị đê bao ngăn lại, không có chỗ thoát nên đi sâu vào các nhánh sông chính. Đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều nơi ở vùng giữa của ĐBSCL bị ngập và xâm nhập mặn sâu hơn các năm trước. Đây là bài toán mà chúng ta cần phải nhìn thấy và vì sao Nghị quyết 120 về việc sống thuận thiên ở ĐBSCL lại quan trọng đến thế.

"Tôi đã đi thực tế ở một số địa phương ven biển, thấy nhiều nơi ở Sóc Trăng hay Bạc Liêu là vùng ngọt - mặn theo mùa. Ở những vùng này thay vì cố sản xuất lúa vào mùa hạn mặn thì người ta nuôi tôm hoặc trồng cây năn tượng và các loại cây trồng chịu hạn mặn khác. Bên cạnh đó, chính quyền tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia vào phát triển các sản phẩm, ngành nghề thủ công từ các loại cây trồng chịu mặn này, qua đó cải thiện thu nhập và đời sống người dân", ông Tuấn phân tích.

Ông Tuấn cũng đề xuất thêm: "Còn với thực tế cao điểm hạn mặn hiện nay thì chúng ta chỉ có thể triển khai các biện pháp ngắn hạn như ưu tiên cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân ở những vùng thiếu nước".

Mặn đạt đỉnh, nước sinh hoạt của 30.000 hộ dân bị ảnh hưởng

Theo Bộ NN-PTNT, tính từ đầu mùa khô đến nay xâm nhập mặn đã đạt mức cao nhất và cao hơn trung bình nhiều năm. Có khoảng 30.000 hộ dân ĐBSCL gặp khó khăn do nước sinh hoạt không đảm bảo. Mùa khô năm nay sẽ còn 2 đợt xâm nhập mặn vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4, nhưng độ mặn sẽ thấp hơn.

Theo Cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), tính đến ngày 9.3, tại ĐBSCL có hơn 29.000 ha lúa và 43.300 ha vườn cây ăn trái có nguy cơ bị ảnh hưởng vì hạn mặn. Theo số liệu đo đạc đến ngày 6.3 (trước đợt triều cường hiện tại) trên nhiều nhánh sông chính ở ĐBSCL, ranh mặn 4 vào sâu hơn cùng kỳ năm 2023 từ 2 - 16 km.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thực hư thông tin nhà trường nhốt học sinh, bắt dọn nhà vệ sinh
06:52:10 18/10/2024
Quang Linh Vlogs trở thành Ủy viên T.Ư MTTQ Việt Nam
19:41:38 18/10/2024
Karaoke An Phú đã rào chắn sau vụ 32 người chế.t, vì sao phát hiện th.i th.ể?
21:26:50 17/10/2024
Nam Định: Thuê "thần đèn" di dời ngôi nhà nặng 500 tấn tránh đường điện
07:29:42 18/10/2024
Ngắm loạt máy bay siêu sang dành cho giới siêu giàu "đổ bộ" Đà Nẵng
10:29:05 17/10/2024
Làm công ăn lương, "nhịn ăn nhịn mặc" 40 năm mới mua được chung cư Hà Nội?
08:34:44 18/10/2024
Top 10 ví tiề.n điện tử tốt nhất 2024 dành cho người mới
15:27:07 18/10/2024
Xe khách cháy rụi trên cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây
15:33:20 18/10/2024

Tin đang nóng

Nữ NSƯT, thượng tá trẻ nhất: Tiếc nuối vì vứt nhẫn cưới trong lúc giận chồng Pakistan
06:28:06 19/10/2024
Phát hiện ra mẹ tôi ngoạ.i tìn.h, bố không l.y hô.n nhưng lựa chọn 'trả thù' bằng cách thức tàn nhẫn hơn cả
05:41:26 19/10/2024
Lưu Diệc Phi bị "kẻ thù" cô lập
06:57:49 19/10/2024
HOT: 2 nàng hậu Vbiz từng "chị chị em em" nay đã nghỉ chơi!
06:44:51 19/10/2024
Không khí cực nóng tổng duyệt concert 2 Anh Trai Say Hi: Rhyder bị fan bao vây, phúc lợi của "thái tử" HIEUTHUHAI gây choáng
06:52:00 19/10/2024
Bi kịch sao nhí phải nhả.y lầ.u tự tử vì quá xinh đẹp nổi tiếng
07:03:55 19/10/2024
"Nàng dâu bạc tỷ" showbiz vạc.h trầ.n bí mật 7 chiếc điện thoại, 8 nhóm chat của chồng đại gia
09:10:22 19/10/2024
Dàn "nóc nhà" đổ bộ tổng duyệt concert Anh Trai Chông Gai: Vợ Đăng Khôi kệ nệ bụng bầu, 1 cuộc "đụng độ" gây sốc!
06:38:44 19/10/2024

Tin mới nhất

Ô tô bị biến dạng sau khi tông dải taluy, tài xế thoát nạn kỳ diệu

19:44:37 18/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Dừng phà quân đội, lắp lại cầu phao Phong Châu

18:43:59 18/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Xác định nguyên nhân và danh tính nạ.n nhâ.n vụ xe bán tải lao xuống mương

16:08:37 18/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Thai phụ nguy kịch sau vụ nổ bình gas trong phòng trọ

15:52:13 18/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Xe đầu kéo lật ngay vòng xoay trung tâm thành phố, giao thông ùn ứ

15:50:27 18/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Xe bán tải lao xuống mương, 3 người chế.t, 2 người bị thương

15:31:36 18/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Đang ở trong nhà bị ô tô lùi vào đâ.m t.ử von.g

15:00:06 18/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Kỷ lục mới của vàng nhẫn: 84,3 triệu đồng/lượng

08:46:49 18/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Thanh tra Chính phủ chỉ đạo giải quyết 2 vụ việc "nóng" ở Tuyên Quang

07:24:38 18/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Chuyên gia lý giải hiện tượng sương mù dày đặc xuất hiện ở TPHCM

20:59:09 17/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Việt Nam mỗi năm thải 1,8 triệu tấn rác nhựa: Nguy hại sức khỏe thế nào?

18:27:16 17/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Đề xuất vận hành metro TPHCM theo mô hình của Trung Quốc

16:46:35 17/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Có thể bạn quan tâm

"Cha đẻ" Đấu Trường Chân Lý tiết lộ hiệu ứng ẩn vô cùng mạnh của Soraka mùa 7

Mọt game

10:29:42 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Hai tuần tới, Thần tài gõ cửa, tiề.n bạc ào ào đổ vào nhà, 3 con giáp hứng trọn niềm vui

Trắc nghiệm

10:29:20 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Sắp có công bố khám phá về nền văn minh ngoài trái đất?

Lạ vui

10:25:01 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Nga 'đắc lợi' nhờ dùng lậu thiết bị đầu cuối Starlink ở Ukraine?

Thế giới

10:17:57 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Phẫn nộ clip người đàn ông dùng chân hàn.h hun.g b.é gá.i d.ã ma.n nghi do ăn chậm: Tiếng khóc thảm thiết gây xó.t x.a

Netizen

10:13:38 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

'Lần nào qua nhà nhạc sĩ Lưu Thiên Hương cũng bị mắng'

Nhạc việt

10:09:56 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Kim Go Eun 'Yêu tinh' kết đôi với trai đẹp cực phẩm

Phim châu á

10:07:13 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Cuộc sống viên mãn trái ngược trên phim của Tân thái tử phim 'Độc đạo'

Sao việt

10:04:18 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Kết phim 'Đi giữa trời rực rỡ' khiên cưỡng, khán giả chê 'nhạt như nước ốc'

Phim việt

09:59:15 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Đối tượng bị Công an Sơn La truy tìm trốn vào bãi vàng ở Quảng Nam

Pháp luật

09:44:33 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.

Dấu hiệu cảnh báo chức năng thận suy giảm

Sức khỏe

09:34:22 19/10/2024
Những ngày qua, mực nước sông Sài Gòn liên tục tăng cao do triều cường khiến cuộc sống của người dân tại hẻm 67, đường Bùi Văn Ba, quận 7 (TPHCM) bị đảo lộn.