Người dân nghèo gom góp từng mớ rau, cân gạo để ủng hộ nhà nước chống dịch COVID-19
Người có nhiều góp nhiều, người có ít góp ít, tất cả cùng nhau chung tay chiến thắng đại dịch.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hàng loạt người Việt Nam và các công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ sẵn sàng ủng hộ nhà nước chống dịch. Người có ít góp ít, người có nhiều góp nhiều, cùng chung tay quyên góp để đẩy lùi đại dịch.
Mới đây, tài khoản facebook Trang Trần đã chia sẻ hình ảnh những người dân nghèo cùng nhau gom góp từng mớ rau, cân gạo để ủng hộ nhà nước chống dịch.
‘Dân xóm mình còn nghèo thật nhưng mà các ông các bà các cô các bác dù già cả, dù còn nhận trợ cấp cao tuổi của Nhà nước nhưng vẫn bớt cân gạo, quả bí hay vài chục ngàn đồng ủng hộ cho đồng bào xa quê đang cách ly tại địa bàn xã nhà. Về quê đúng dân ta đậm chất xứ Nghệ’.
Người dân chung tay ủng hộ chống dịch
Vài cân gạo, thùng mì, hay những mớ rau tự trồng được, những người dân nghèo hiền lành, chân chất một lòng ủng hộ nhà nước đúng với khả năng của họ. Cùng nhau quyên góp rồi mang đến điểm tập kết, họ như đang lan tỏa những hành động đẹp đến làng xóm, đến cộng đồng. Đặc biệt, ngay cả những người già cả, đang nhận trợ cấp từ nhà nước cũng không quên góp sức nhỏ bé của mình vào để cùng ủng hộ.
Sau đó chở đến nơi tập kết
Ngay sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, những hình ảnh đẹp này đã thu hút sự quan tâm và khen ngợi từ cộng đồng mạng.
- ‘Mỗi người góp một chút, mong Việt Nam sớm vượt qua đại dịch’.
- ‘Nhìn nụ cười của các cô các bác mà ấm lòng, mong những hành động đẹp này được lan tỏa nhiều hơn đến cộng đồng’.
- ‘Thương lắm những người dân chân chất, hiền lành của đất nước mình!’.
Video đang HOT
Đinh Vui
Thầy giáo dành cả thanh xuân 'làm đường, làm nhà, làm sân trường' cho trò
Với những người dân nghèo trong các thôn, bản vùng sâu vùng xa trên miền đất phía tây Quảng Trị, thầy Thành như một người thân trong gia đình.
Thầy Lý Chí Thành (SN 1981, giáo viên dạy hóa học, Trường THPT Hướng Hóa, Quảng Trị) đang ngày ngày mang những niềm vui đến với người dân nghèo trên con đường thiện nguyện của mình.
Vượt qua khó khăn
Nói về câu chuyện bắt đầu bén duyên với tình nguyện, thầy Thành tâm sự: "Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo nên hiểu được những người khó khăn người ta cần giúp đỡ như thế nào, tôi quyết tâm hỗ trợ càng nhiều càng tốt những trường hợp như thế này."
Người cha của thầy bị tật một chân, người mẹ gồng gánh nuôi chồng cùng bà ngoại và 4 người con đang tuổi ăn, tuổi học.
Năm 1999, sau khi đậu đại học với hai trường sư phạm và hóa dầu, thầy dự định ở nhà thêm một vài năm để chờ người anh trai ra trường. Nhờ sự giúp đỡ của VTV3 với học bổng nghèo vượt khó, thầy có tiền lên đường vào Huế viếp tiếp giấc mơ của mình.
Sau khi ra trường, thầy lên vùng cao tỉnh Quảng Trị công tác tại trường THPT Hướng Hóa. Ở đây, con đường tình nguyện của thầy bắt đầu nhen nhóm...
Chia sẻ là niềm vui
Năm 2015, sau khi cùng với một nhóm sinh viên từ Huế ra tổ chức chương trình từ thiện tại huyện Hướng Hóa, kể từ đây, thầy đã thành lập nhóm "Thiện nguyện Khe Sanh" với nhiều bạn trẻ muốn làm từ thiện trên địa bản tỉnh Quảng Trị.
Đầu tiên với những bước đi đơn giản, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, dần dần các chương trình lớn được thầy kêu gọi ủng hộ với con số lên đến hàng chục triệu đồng mỗi đợt.
"Việc làm của nhóm được các nhà tài trợ đánh tin tưởng nên mỗi chương trình công tác kêu gọi ủng hộ không quá khó khăn. Điều quan trọng nhất đó là sự tâm huyết và minh bạch tạo sự lòng tin rất lớn cho chính người tài trợ", Thầy Thành chia sẻ.
Thầy cho biết, từ khi thành lập nhóm đến nay, thầy và nhóm đã làm hàng trăm chương trình thiện nguyện trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Trị, với nhiều địa điểm vùng sâu, vùng xa giúp làm đường, làm nhà, làm sân trường, trao quà, áo ấm...
Thầy còn lặn lội đến từng nhà em học sinh, thăm hỏi phụ huynh sớm vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế nuôi dạy con cái.
Tại fanpage "Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam" có tổng hợp quá trình hoạt động của thầy, từ 7/7 đến nay thầy và nhóm đã tổ chức đến 28 chương trình với tổng số tiền kêu gọi lên đến hơn 800 triệu đồng.
Vỏn vẹn chưa đầy 6 tháng, một người thầy kêu gọi hỗ trợ được số tiền rất lớn để ủng hộ các gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn như vậy là một điều rất khó.
Có nhiều chương trình diễn ra liên tục trong nhiều ngày, một trong những chương trình thầy tâm đắc nhất là kêu gọi ủng hộ làm 6km đường thôn Xa Rường, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, con đường đã giúp cho bà con thôn bản giải quyết rất lớn giao thông đi lại.
Với thầy, mỗi chương trình là một kỷ niệm riêng biệt, mỗi ký ức riêng trong ngăn trí nhớ. Nhưng có lẽ kỷ niệm nhớ nhất là tại thôn Ho Le, xã Húc, huyện Hướng Hóa năm 2017: "Năm đó chương trình phát quà và nấu bún, có nhiều trẻ em lần đầu tiên biết đến bún là gì. Có một cậu bé khoảng 6 tuổi ăn đến 6 tô bún trong chương trình. Cũng tại lần đó, rất nhiều đứa trẻ hoàn toàn xa lạ với hộp sữa cầm trên tay mà không biết phải uống như thế nào."
Thầy Thành tiếp lời:"Cuộc đời của mình đã nhận được sự giúp đỡ của xã hội rất nhiều, đây là lúc mình đáp trả lại điều đó."
Động lực lớn nhất với thầy đó là việc được sự ủng hộ của người vợ của mình, cô cũng là giáo viên của trường và cũng một người sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn nên rất hiểu và động viên thầy trong mọi hoàn cảnh.
Về khó khăn hiện tại đó là việc sắp xếp thời gian cân đối để thực hiện chương trình. Bên cạnh đó, mong muốn được xây dựng một mái ấm tình thương, một nơi quy tụ những mãnh đời bất hạnh, cho những số phận không được may mắn cũng được thầy ấp ủ.
Người thầy của nhiều thế hệ học sinh
Nhắc đến thầy Thành là nhắc đến một người thầy tâm lý, luôn giúp đỡ, về đến nhà những học sinh có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ về vật chất, tinh thần và học tập.
Thầy còn là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, thầy hướng dẫn học sinh nhiều đề tài nghiên cứu khoa học,rất nhiều thế hệ học trò của thầy cho biết, thầy giảng dạy rất nhiệt tình trên lớp, tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi...
Đặc biệt hơn, tháng 11 vừa qua thầy là một trong 2 nhà giáo của tỉnh Quảng Trị được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tuyên dương tại lễ tôn vinh "Nhà giáo của năm 2019".
Cô Nguyễn Thanh Nga, Hiệu trưởng trường THPT Hướng Hóa cho biết: "Tôi rất vui mừng và tự hào khi giáo viên của nhà trường có những việc làm đặc biệt ý nghĩa như vậy. Giáo viên thời hiện đại không những chuẩn về kiến thức mà còn chuẩn về đạo đức và kỹ năng.Chúng tôi mong muốn sẽ có nhiều giáo viên mẫu mực như thầy Thành để học sinh khó khăn ở huyện miền núi Hướng Hóa được tiếp sức đến trường, thực hiện ước mơ của mình."
Công Sáng
Theo Vietnamnet
Mang ánh sáng cho người nghèo Dù rất bận rộn với công tác giảng dạy, khám bệnh, nhưng hơn chục năm qua, Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Phú Thiện (giảng viên Trường Đại học Y Dược TPHCM, chuyên khoa Mắt), Chủ tịch Hội Mắt kính TPHCM vẫn sắp xếp thời gian để tham gia khám bệnh, cấp mắt kính miễn phí cho người dân nghèo ở vùng sâu,...