Người dân Nghệ An thích ứng với nhịp sống những ngày giãn cách xã hội
Đi chợ bằng phiếu, chỉ ra ngoài khi thật cần thiết, kích hoạt tổ hỗ trợ cộng đồng ở những khu vực cách ly y tế.
Người dân Nghệ An đang dần thích ứng với nhịp sống mới những ngày giãn cách xã hội.
Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (TP Vinh, Nghệ An) vắng vẻ trong những ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Ngày 20/8, Nghệ An thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg đối với 14/21 huyện, thành phố, thị xã để phòng, chống dịch Covid-19; các địa phương còn lại giãn cách theo Chỉ thị 15/CT-TTg. Cùng với việc đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19 “cao hơn một mức, sớm hơn một bước”, tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều quy định, hướng dẫn cho người dân chấp hành, không ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt.
Bên cạnh bố trí lịch làm việc luân phiên, giảm sự đi lại, tiếp xúc, nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, phát phiếu đi chợ cho người dân.
Lần đầu tiên người dân thành phố Vinh sử dụng phiếu đi chợ. Mỗi phiếu có giá trị một lần và được kiểm tra kỹ để đảm bảo đúng quy định.
Chị Võ Kiều Anh (phường Hưng Bình, TP Vinh) chia sẻ: “Nhà tôi ngay sát chợ, bình thường bước chân ra khỏi cổng là mua được hàng. Nay muốn vào chợ mua phải có phiếu, mỗi phiếu đi chợ dùng cho 3 ngày nên phải lên danh sách những thực phẩm cần mua, cốt yếu nhất là cố gắng hạn chế ra đường. Thực phẩm khá đa dạng, không đến nỗi khan hiếm như suy nghĩ của tôi trước đó”.
Phiếu đi chợ được áp dụng cho tất cả các chợ trên địa bàn thành phố Vinh, cả người bán, người mua đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc phòng dịch đã được phổ biến và khuyến cáo. Tại các khu chợ, có lực lượng chức năng giám sát việc thực hiện quy định phòng dịch, kiểm tra phiếu đi chợ đảm bảo đúng ngày, đúng người.
Ngoài phiếu đi chợ, người dân phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, thời gian đến chợ để thuận tiện trong việc truy vết trong trường hợp xuất hiện ca nhiễm SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, xã Lăng Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) thiết lập 5 chốt kiểm soát giáp ranh với các xã và thành lập một đội tuần tra lưu động. Đây là lần đầu tiên địa phương này giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, tuy nhiên hoạt động của 7 Tổ Covid cộng đồng đã phát huy hiệu quả trong việc đảm bảo “xóm cách ly xóm, nhà cách ly nhà” theo tinh thần của Chỉ thị 16.
Các hoạt động mua bán trong chợ đảm bảo khoảng cách, khử khuẩn, người bán và người mua phải mang khẩu trang theo quy định.
“Địa bàn rộng, lực lượng mỏng nên ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định phòng, chống dịch là điều hết sức quan trọng. Về cơ bản, đa số người dân hiểu và chấp hành tốt, một phần nhỏ chưa thực hiện đúng quy định, chúng tôi phải liên tục tuyên truyền về sự nguy hiểm của chủng virus này để người dân biết sợ và chỉ thực sự ra ngoài khi cần thiết.
Đây cũng là mùa thu hoạch lúa Hè Thu của bà con. Đảm bảo công tác phòng, chống dịch và thu hoạch lúa, chính quyền xã đã hợp đồng với các chủ máy gặt về giúp người dân. Mỗi hộ gia đình cử một người ra đồng thu hoạch lúa và phải đảm bảo quy định 5K”, ông Nguyễn Hồ Sơn – Chủ tịch UBND xã Lăng Thành cho hay.
Thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trùng vào thời điểm thu hoạch lúa Hè Thu. UBND xã Lăng Thành (Yên Thành, Nghệ An) thuê máy gặt về thu hoạch lúa, bố trí chốt kiểm soát đảm bảo mỗi gia đình cử một người ra đồng để đóng bao và đưa lúa về nhà.
Tại xã Nghi Kim (TP Vinh) hiện đã phát hiện 2 ca mắc Covid-19 cộng đồng, kéo theo đó là số lượng lớn F1, F2. Toàn bộ xóm 34, nơi có 2 F0 sinh sống đã được phong tỏa, cách ly y tế, người dân được yêu cầu ở trong nhà và chỉ ra ngoài khi thật cần thiết.
Ông Đặng Thọ Hùng – cán bộ xóm 34 cho hay: “Để hỗ trợ tối đa cho người dân, chúng tôi đã thành lập Tổ hỗ trợ cộng đồng. Bất kỳ công việc nào người dân cần, chúng tôi đều thực hiện, từ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho người dân, chuyển hàng từ chốt kiểm soát vào tận nhà, đến mua thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có những hôm 10h đêm anh em trong tổ vẫn chưa trả hết hàng hóa cho người dân”.
Thành viên Tổ hỗ trợ cộng đồng xóm 34, xã Nghi Kim (TP Vinh, Nghệ An) đưa hàng hóa tới hộ gia đình đang thực hiện cách ly.
Bản thân ông Hùng dù đã có tuổi nhưng cũng trực tiếp tham gia ship hàng cho người dân. Một mình một xe máy, hàng hóa chất lên xe, bất kể trưa hay tối miễn “người dân yên tâm ở nhà”.
Chị Nguyễn Thị Hạnh có người thân thuộc diện F2, cả gia đình phải thực hiện cách ly tại nhà. Để đảm bảo an toàn cho các thành viên và xóm làng, dù chưa quen lắm nhưng cả nhà phải điều chỉnh sinh hoạt, công việc để thích ứng.
“Nhà tôi có con nhỏ, lúc đầu khá lo lắng do không chuẩn bị được gì nhiều. May có tổ hỗ trợ cộng đồng đi chợ giúp nên khâu lương thực thực phẩm không còn phải lo lắng nữa. Phải ở nhà suốt ngày, kể ra cũng nhiều vấn đề phát sinh nhưng mong rằng ai cũng cố gắng để dịch bệnh sớm được đẩy lùi”, chị Hạnh chia sẻ.
TP.HCM tổ chức nhiều địa điểm và xe tiêm vắc xin lưu động
Việc tiêm vắc xin COVID-19 tại TP.HCM trong thời gian giãn cách xã hội được thực hiện tại các trạm y tế phường, xã, các cơ sở y tế và nhiều điểm tiêm nhỏ do các xe tiêm lưu động đến tận nơi.
Tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI
Ngày 11-7, Bộ Y tế yêu cầu TP.HCM cần tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 hợp lý, không để người dân phải ra khỏi nhà nhiều và tránh tập trung đông người.
Việc tiêm chủng được thực hiện tại các trạm y tế xã, phường, các cơ sở y tế (bệnh viện, trung tâm y tế...) và cần bố trí tiêm vắc xin theo các khung giờ khác nhau để đảm bảo giãn cách xã hội và giảm thời gian chờ đợi cho người dân.
Bên cạnh đó, thành phố cần tổ chức nhiều điểm tiêm nhỏ với các xe tiêm lưu động.
Bộ Y tế điều tới TP.HCM 30 xe tiêm lưu động đặc chủng có sẵn thùng đựng vắc xin theo đúng quy cách bảo đảm an toàn và chất lượng của vắc xin, bàn tiêm... Các xe này sẽ đi đến từng hẻm, tiêm hết hẻm này thì sang hẻm khác.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người đi tiêm, Bộ Thông tin - truyền thông đã cho ra đời ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" để những người có nhu cầu tiêm đăng ký online, theo dõi phản ứng và quản lý sức khỏe sau tiêm.
Bộ Y tế cho biết thêm, dự kiến trong tháng 7 này sẽ có khoảng 8,7 triệu liều vắc xin về Việt Nam và vắc xin sẽ được ưu tiên dành cho TP.HCM và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ đang có diễn biến dịch phức tạp và một số địa phương cần duy trì phát triển kinh tế.
Hôm qua 10-7, 1,5 triệu liều vắc xin Moderna trong tổng số 2 triệu liều mà Mỹ hỗ trợ Việt Nam qua cơ chế COVAX đã về tới Hà Nội và được vận chuyển ngay tới TP.HCM (1 triệu liều) và các tỉnh Nam Bộ (500.000 liều).
Trước đó, ngày 9-7, hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca bao gồm quà tặng của Chính phủ Nhật Bản và theo hợp đồng đặt mua của VNVC cũng đã về tới sân bay Tân Sơn Nhất.
Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết tổng số người đã được tiêm vắc xin COVID-19 trong 4 đợt vừa qua là 985.077, trong đó có 943.215 mũi 1 và 41.862 mũi 2. Thành phố đang chuẩn bị kế hoạch tiêm đợt 5 khi vắc xin được phân bổ về thành phố.
Đăng ký tiêm chủng ở đâu, như thế nào?
Đến 9h sáng nay 11-7, Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đã tiếp nhận thông tin của gần 136.000 người đăng ký tiêm ngừa.
Bà Đặng Thị Thanh Huyền, phó trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, cho biết từ ngày 10-7, tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký thông tin tiêm chủng tại Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 bằng cách truy cập đường dẫn tiemchungcovid19.gov.vn để cung cấp thông tin tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, có bệnh lý nền hay không, có thuộc danh sách ưu tiên, đăng ký cho cá nhân hay đăng ký theo nhóm...
Viêc đăng ký tiến hành theo 4 bước, đều có hiển thị rõ trên cổng thông tin. Ứng dụng này có thể sử dụng cả trên máy tính và điện thoại, việc nhận được thông tin đầy đủ sẽ giúp lập sớm kế hoạch tiêm chủng, không phải đợi đến khi tiêm mới có thông tin sẽ mất thời gian.
Bên cạnh hình thức nhận thông tin từ Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19, những ngày gần đây vẫn có bộ phận cán bộ các xã phường đến từng nhà nhận thông tin đăng ký tiêm chủng. Ngành y tế cũng đang xây dựng quy trình để có thể tiến hành tiêm chủng nhanh và sớm theo các nhóm/cá nhân đã đăng ký.
Ví dụ một cơ quan/nhóm có trong danh sách ưu tiên, đơn vị tuyến đầu thì từ thông tin đăng ký, đơn vị phụ trách tiêm chủng cho nhóm/cơ quan đó có thể gửi tin nhắn để nhóm/cơ quan đó đến tiêm chủng.
Hay nhóm ưu tiên là người trên 65 tuổi, lại lọc từ hệ thống đăng ký những người trên 65 tuổi, người không có điện thoại hay thông tin tiêm chủng trên cổng thì xã phường sẽ thông qua hệ thống cán bộ xã phường.
Các nhóm khác cũng sẽ tiến hành tương tự, mục tiêu đến tháng 4-2022 có 70% người có chỉ định tiêm chủng theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin được tiêm ngừa.
Khi đến điểm tiêm chủng, điểm tiêm sẽ rà soát danh sách từ hệ thống, người đến tiêm không phải kê khai lại thông tin, việc tiêm chủng sẽ tiến hành nhanh hơn do các thông tin và tiền sử bệnh đều có, hỗ trợ khâu khám sàng lọc nhanh hơn.
Tiền Giang giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 từ 0h ngày 12-7 Ngày 11-7, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết tỉnh quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 tại 10 huyện, thị, thành phố bắt đầu từ 0h ngày 12-7 trong 15 ngày. Tiểu đoàn hóa học - Bộ Tham mưu (Quân khu 9) triển khai lực lượng hỗ trợ tỉnh Tiền Giang phun xịt dung dịch Cloramin B tại...