Người dân mưu sinh giữa trời nắng như đổ lửa
Những ngày qua, tại khu vực Hà Tĩnh ảnh hưởng vùng áp thấp nóng phía tây nên nắng nóng gay gắt, dù vậy nhiều người dân vẫn trằn mình mưu sinh giữa cái nóng như đổ lửa.
Một tốp công nhân thi công tuyến đường Quang Trung giữa trời nắng gắt – Ảnh: LÊ MINH
Trong ngày 19-7, vùng áp thấp nóng phía tây nối với rãnh áp thấp có trục ở khoảng 25 – 28 độ Vĩ Bắc hoạt động ổn định, nên thời tiết khu vực Hà Tĩnh tiếp tục nắng nóng, hầu như không có mưa; nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 – 37C, có nơi trên 37C.
Thời tiết nắng nóng dẫn đến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng, song vì mưu sinh, nhiều người dân ở Hà Tĩnh vẫn phải đội nắng làm việc giữa cái nóng như đổ lửa.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại khu vực TP Hà Tĩnh lúc gần 12h trưa cùng ngày ở hầu hết các tuyến đường lớn gần như vắng bóng người. Nhiệt độ cao cộng với nền nhiệt trên các tuyến đường nhựa tỏa lên rất oi bức.
Tại tuyến đường Quang Trung nối TP Hà Tĩnh với huyện Lộc Hà đang thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp mặt đường, chúng tôi ghi nhận nhiều máy móc, công nhân làm việc giữa trời nắng nóng để kịp tiến độ.
Gần 12h nhưng anh Bùi Văn Hân vẫn đứng giữa đường để điều tiết giao thông – Ảnh: LÊ MINH
Anh Bùi Văn Hân (ngụ tại Thanh Hóa) cho biết anh được công ty phân công nhiệm vụ điều tiết giao thông trên tuyến đường Quang Trung để các bộ phận khác thực hiện thảm lại tuyến đường. Dù đã gần 12h, do việc rải thảm đang dở dang, anh vẫn phải thực hiện công việc dù trời rất nóng bức.
Video đang HOT
Trên nhiều tuyến đường, nhiều người dân làm thuê tìm đến các vỉa hè có bóng cây lớn để trú nắng, đợi hết giờ nghỉ trưa để tiếp tục làm công việc vào buổi chiều.
Người làm công việc tự do trú nắng dưới tán cây ở TP Hà Tĩnh
Hai người dân mắc võng nghỉ trưa tránh nắng dưới tán cây
Trong khi nhiều người tìm mọi cách để tránh nắng nóng thì trên cánh đồng ở xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà, nhiều diêm dân vẫn miệt mài làm việc mặc cho cái nắng gay gắt.
12h20 trưa, bà Nguyễn Thị Hường (70 tuổi, ngụ thôn Liên Xuân, xã Hộ Độ) đang một mình làm việc trên 2 sào đồng muối.
Bà Hường chia sẻ, bà lớn lên đã mưu sinh bằng nghề làm muối, và đã làm hàng chục năm qua. Trước đây, cứ mỗi mùa nắng nóng, cánh đồng muối ở thôn Liên Xuân lại tấp nập người mưu sinh. Tuy nhiên hơn chục năm trở lại đây do làm muối vất vả, giá không cao nên người dân bỏ dần nghề, chuyển sang công việc khác.
Bà Hường làm việc trên cánh đồng muối của gia đình mình vào trưa 19-7
Cách ruộng muối của bà Hường không xa, bà Nguyễn Thị Trinh (62 tuổi, ngụ thôn Liên Xuân, xã Hộ Độ) cũng một mình đang múc nước tới lên sân phơi bằng bêtông để làm muối.
Bà cho biết do đã lớn tuổi nên mùa vụ này bà chỉ làm 1,5 sào muối. Năm nay muối đạt năng suất không cao như các năm trước, sản lượng gần 1 tạ/sào, giá muối 300.000 đồng/tạ.
Bà Trinh mưu sinh nghề muối giữa trời nóng bức
“Mùa muối hằng năm từ khoảng tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Nghề muối bấp bênh, phụ thuộc vào thời tiết, hơn nữa làm việc giữa trời nắng rất mất sức nên trong làng phần lớn người dân chuyển sang nghề khác, thu nhập đều và ổn định hơn”, bà nói thêm.
Tuyến đường đẹp nhất nhì TP Hà Tĩnh vắng tanh xe cộ lúc 12h trưa
Mùa muối thắng lợi
Hiện là giai đoạn chính của vụ sản xuất muối năm 2022, trên các cánh đồng muối tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định người dân tận dụng tối đa những ngày nắng để làm muối.
Mặc dù phải làm việc vất vả, nhưng các diêm dân vẫn rất vui, phấn khởi vì giá muối năm nay tăng cao so với mọi năm.
Thu hoạch múa tại tỉnh Nam Định. Ảnh tư liệu: Chu Thế Vĩnh/baonamdinh.com.vn
Dưới cái nắng nóng như đổ lửa của những ngày hè, trên cánh đồng muối rộng gần 40 ha tại xã Hải Đông, bà con diêm dân vẫn miệt mài bám ruộng để làm muối. So với mọi năm, thời tiết năm nay nắng muộn, nắng ít, nhưng giá muối liên tục tăng cao, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó nên bà con diêm dân hăng say bám đồng ruộng.
Ông Nguyễn Mạnh Dũng, trú tại xóm Hợp Thành, xã Hải Đông cho biết, từ đầu vụ đến nay giá muối liên tục tăng, hiện giữ ở mức 2.100 đồng/kg, tăng gấp đôi so với vụ muối năm ngoái. Nếu giá muối cứ giữ nguyên như hiện nay cho đến cuối vụ thì năm nay được coi là thắng lợi đối với diêm dân.
Theo ông Dũng, tính trung bình một sào muối (360 m2), diêm dân làm được khoảng 50 kg muối/ngày, nếu làm việc tích cực, một ngày diêm dân có thể làm được 2,5 sào, với giá muối như hiện nay diêm dân sẽ thu về được từ 200.000 - 220.000 đồng/ngày.
Để làm ra được hạt muối, mỗi vụ diêm dân phải đầu tư khá nhiều công sức, tiền bạc. Nếu chỉ tu sửa đồng ruộng gồm sân phơi, ô chạt... chi phí khoảng từ 2 - 3 triệu đồng/sào; còn làm mới thì phải mất từ 8 - 10 triệu đồng/sào. Đầu tư nhiều, nhưng với giá muối thấp như những năm trước, diêm dân cũng chỉ thu được từ 100.000 - 120.000 đồng/ngày. Vì thu nhập thấp nên nhiều người đã bỏ ruộng đi làm nghề khác khiến diện tích đất bỏ hoang ngày càng nhiều.
Sân phơi muối tại cánh đồng muối tại xã Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định) cỏ mọc um tùm.
Theo ông Đoàn Văn Hoành, trú tại xóm Hợp Thành, xã Hải Đông, công lao động thấp nên cánh đồng muối hiện nay toàn người trung niên và người già bám đồng ruộng. Nhưng với giá muối tăng trở lại như hiện nay, nếu chăm chỉ làm việc diêm dân cũng có thu nhập khá, trên cánh đồng muối hiện cũng đã có nhiều người đã quay trở lại làm muối sau thời gian bỏ ruộng.
Ông Hoàng Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Đông cho hay, trên địa bàn xã có khoảng 40 ha diện tích làm muối, do thu nhập thấp người dân đang dần chuyển sang các nghề khác nên diện tích đang sản xuất chỉ gần 20 ha. Với giá muối đang tăng trở lại như hiện nay, xã đang tăng cường vận động người dân quay trở lại bám đồng ruộng, đồng thời tích cực điều phối nguồn nước vào các cánh đồng muối tạo điều kiện thuận lợi cho diêm dân làm muối hiệu quả nhất.
Theo thống kê từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Hậu, trên địa bàn huyện có 176 ha diện tích đất muối tại các xã Hải Đông, Hải Lý và Hải Chính. Những năm gần đây do giá trị sản xuất thấp, diêm dân không gắn bó với nghề, hiện nay toàn huyện chỉ có khoảng 30 ha đang sản xuất, một số ít chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, còn lại là bỏ hoang.
Trước thực trạng trên, huyện Hải Hậu đã không ngừng mời gọi các doanh nghiệp tăng cường liên kết với các diêm dân trong bao tiêu sản phẩm, xây dựng nhà máy chế biến muối tinh, muối i-ốt và các sản phẩm khác từ muối. Đến nay, ngoài việc đã có một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, huyện Hải Hậu đã có 2 sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) về muối được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt tiêu chuẩn 3 sao, điều này đã từng bước giải quyết được đầu ra cho sản phẩm, góp phần ổn định giá muối.
Ông Vũ Văn Triển, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hải Hậu cho biết, để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất, huyện đã chỉ đạo các địa phương động viên diêm dân tích cực sản xuất, làm tốt thủy lợi đồng muối, xây dựng sản phẩm OCOP từ muối. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và chế biến sản phẩm sau muối nhằm nâng cao giá trị kinh tế, nâng cao thu nhập cho diêm dân.
Nghị lực mùa thi: Cô học trò nhặt ve chai mong có tiền đi học 2 tuổi đã mất cha, trong khi mẹ và em bị bệnh hiểm nghèo, nên Đặng Phương Anh (lớp 12A9 Trường THPT Hoàng Văn Thụ, H.Lục Yên, Yên Bái) đã phải sớm mưu sinh, nhưng vẫn cố gắng theo đuổi ước mơ vào đại học. Gia cảnh éo le Đặng Phương Anh sinh ra trong một gia đình nghèo tại TT.Yên Thế, H.Lục...