Người dân khăn gói hành lý ùn ùn rời Sài Gòn ngay trước giờ G
Trước thông tin TPHCM giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 9/7 để phòng chống Covid-19, hàng nghìn người khăn gói ùn ùn đổ về cửa ngõ rời thành phố.
Sát giờ giãn cách xã hội toàn thành phố 15 ngày theo Chỉ thị 16, hàng trăm người lao động sinh sống và làm việc tại TPHCM đã khăn gói hành lý ùn ùn đổ về chốt kiểm soát trên QL1 đoạn qua cầu Đồng Nai để rời thành phố trở về quê.
Lượng phương tiện đổ về chốt dưới chân cầu Đồng Nai đông đúc ngay từ đầu giờ chiều ngày 8/7.
Tại chốt kiểm tra, người dân phải dừng lại xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với cơ quan chức năng mới được qua chốt.
Toàn bộ đường dành cho xe máy được chặn lại, lần lượt kiểm tra giấy “thông hành”, đúng và đủ mới được lưu thông qua chốt.
Một nhóm công nhân không xuất trình được giấy xét nghiệm âm tính bị buộc phải quay đầu xe trở về thành phố.
“Tôi chạy xe ôm công nghệ nhưng từ ngày mai phải nghỉ, sáng tranh thủ chạy mấy cuốc rồi về phòng trọ gom đồ về quê” anh Hoàng, một thanh niên lỉnh kỉnh đồ đạc trên xe gắn máy tại chốt cho biết.
Do lượng người dồn về ngày càng đông nên chốt kiểm tra phải huy động công an, cảnh sát cơ động và dân phòng hỗ trợ.
“Giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính của em bị thu lại ở hội đồng thi nên khi qua chốt em không được qua, đang chờ mẹ tới để giải quyết”, Trần Mạnh Vinh, một thí sinh vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT tại một điểm trường ở TP Thủ Đức tâm sự.
“Tôi làm việc ở Bình Tân, vợ con đang ở Biên Hòa (Đồng Nai) nên về thăm. Ngày 23/6 tôi đã chích ngừa Covid-19 ở công ty nên cứ nghĩ không cần giấy xét nghiệm, bây giờ không biết làm sao để qua, đành đứng đây chờ xem sao”, anh Võ Bá Hồng nói.
Những người có giấy xét nghiệm sau khi qua chốt phải dừng lại để thực hiện khai báo y tế. Lượng người tập trung đông chắn kín cả làn xe gắn máy dưới chân cầu.
Đến gần 21h tối, người dân đổ về chốt kiểm tra ở cầu Đồng Nai để rời TPHCM vẫn chưa thuyên giảm.
Cô gái bị 'hôi' tiền rơi: Hết tiền, không dám về quê thăm con nhỏ, mẹ ốm
"Bây giờ em không về quê được nữa, em nhớ con gái, thương mẹ đang bệnh" - cô gái đánh rơi 30 triệu đồng và bị những người hôi của nhặt sạch nghẹn ngào chia sẻ.
Video: Người đi đường tranh nhau nhặt tiền cô gái đánh rơi trên đường
Ngày 30/1, trả lời VTC News, chị Lý Thị Nhanh - cô gái đánh rơi 30 triệu đồng trên đường phố ở quận 7 TP.HCM trong clip hôi của đang khiến cộng đồng mạng phẫn nộ - cho biết, chị đã đến công an trình báo nhưng đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết.
"Ngoài cô bán nước trả lại 4 triệu đồng, em vẫn chưa nhận được thêm một nghìn nào từ những người nhặt tiền. Trong clip cũng thể hiện rõ cô bán nước nhặt được nhiều nhất nhưng chỉ trả lại cho em 4 triệu đồng. Còn những người khác, công an đang trích xuất camera. Em chỉ mong mọi người sớm trả lại tiền để em còn trả nợ và chữa bệnh cho mẹ. Mẹ em bị bệnh tiểu đường và trầm cảm nhiều năm nay nhưng không có tiền chữa, em phải gửi con nhỏ 7 tuổi nhờ ba mẹ chăm sóc để lên Sài Gòn bán quần áo thuê. Mỗi tháng em đều gửi tiền về cho ba mẹ. Con gái em đang học lớp 1, cháu ở với ông bà ngoại từ nhỏ chứ không ở với ba" .
Chị Lý Thi Nhanh và con gái 7 tuổi. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Chị Nhanh cho biết thêm về công việc đang làm ở Sài Gòn: "Em và người bạn thuê phòng trọ ở quận 1 với giá là 4 triệu đồng/tháng. Hiện tại, em đang bán quần áo thuê cho chủ, mỗi tháng sau khi gửi tiền về quê cho ba mẹ, em còn dành dụm được 2 triệu đồng/tháng. Số tiền 30 triệu đồng là tiền mồ hôi nước mắt em đi làm thuê suốt một năm trời, bây giờ bị mất, em không dám về quê.
Từ hôm đánh rơi tiền, em chưa nói cho ba mẹ biết vì sợ cả nhà lo lắng. Trong sáng đánh rơi tiền, em khóc rất nhiều, vì dự tính sẽ về quê luôn vào buổi chiều hôm đó nhưng bây giờ không về quê được nữa, em rất nhớ con gái và thương mẹ đang bệnh" .
Giấy chứng từ giao dịch rút tiền của chị Lý Thị Nhanh. (Ảnh: Khuất Nguyên)
"Khi còn nhỏ, em được người thân mai mối cho một người ở gần nhà, sau khi kết hôn, sinh em bé thì chia tay chồng vì không hợp tính. Em làm mẹ đơn thân được 4 năm rồi, nhiều lúc thấy tủi thân vì không cho con gái một gia đình trọn vẹn. Những ngày Tết đến, em chỉ muốn gần bên con để bù đắp khoảng thời gian đi làm xa, không về với con gái.
Sắp Tết mà mẹ vẫn chưa về, con gái hay khóc đòi bà ngoại gọi mẹ. Nghe con khóc qua điện thoại mà em đau lòng như đứt từng khúc ruột. Một mình em đi làm suốt mấy năm nay mà không có sự giúp đỡ của chồng cũ, dù vất vả nhưng thương con gái, em vẫn cắn răng chịu đựng", chị Nhanh buồn bã kể lại.
Chiều 29/1, trả lời VTC News, người phụ nữ bán nước nhặt được tiền của chị Nhanh giải thích lý do không tới Công an phường Tân Hưng làm việc: "Thấy tiền rơi trên đường, ai mà không lượm. Lúc đó tiền rơi xào xạc, tôi cùng nhiều người chạy ra lượm, tôi lượm xong thì bỏ vào bọc, sau đó cô gái đến xin lại và tôi đã trả đủ 4 triệu đồng. Tuy nhiên, công an cứ gọi tôi lên làm việc, tôi đâu phải tội phạm, cũng không có ăn cắp của ai đâu mà phải lên làm việc. Có trách thì trách cô gái đó có tiền mà không biết giữ, để rơi tiền ngoài đường ai mà không lượm" .
Người phụ nữ bán nước nhặt được tiền của cô gái. (Ảnh: Khuất Nguyên)
Như VTC News đưa tin, ngày 29/1, trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái đi xe máy đánh rơi tiền trên đường. Người phụ nữ bán nước ven đường cùng nhiều người đi đường dừng xe lao vào tranh cướp, nhặt hết tiền, mặc cho cô gái khóc lóc van xin.
Đoạn clip sau khi xuất hiện trên mạng xã hội lập tức được chia sẻ nhanh chóng. Hàng nghìn lượt bình luận bày tỏ sự phẫn nộ với hành vi của những kẻ hôi của. Nhiều người xót thương cô gái đánh rơi tiền và mong cơ quan công an sớm vào cuộc.
Vụ việc đang được Công an Quận 7 (TP.HCM) làm rõ.
Trẻ em được giảm 50% giá vé tàu trong dịp Tết Tân Sửu Nhằm tạo điều kiện cho hành khách đi tàu trong dịp Tết 2021, Công ty CP Vận tải Đường sắt Sài Gòn giảm 50% giá vé cho trẻ em trên các đoàn tàu do Công ty quản lý. Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết đang thực hiện chương trình giảm 50% giá vé cho trẻ em từ 6...