Người dân họp chợ tự phát từ 3 giờ sáng đông đúc ở TP.HCM
Rạng sáng 22-8, Tuổi Trẻ Online đã ghi lại những hình ảnh người dân họp chợ tự phát đông đúc, nhộn nhịp, thậm chí ùn ứ tại con đường Vũ Tùng và Bùi Hữu Nghĩa (phường 2, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Người dân TP.HCM họp chợ lúc tờ mờ sáng – Video: N.H.
Từ khoảng 3h sáng, chợ đã nhóm họp với hàng chục người bán, đầy đủ mặt hàng từ hàng tươi sống, đông lạnh, thịt cá, rau củ, gia vị, trái cây… Thời điểm mua bán xôm tụ nhất là vào khoảng 4h sáng, khi có nhiều người dân đến mua hàng, cả người mua sỉ lẫn người mua lẻ.
Cả cung đường Vũ Tùng từ đoạn giao với đường Bùi Hữu Nghĩa đến đường Võ Trường Toản dài khoảng 150m đã trở thành chợ tự phát khi người dân bày bán hàng hóa, ngồi bên vệ đường.
Trong khi đó, đoạn đường Bùi Hữu Nghĩa bên hông chợ Bà Chiểu cũng có khá nhiều người dân bày bán các loạt tôm, cá và rau củ.
Dọc các con đường này cũng là nơi các xe tải chở hàng bỏ sỉ xuống hàng tươi sống khiến cho con đường càng trở nên đông đúc, có những thời điểm ùn ứ, người dân nối đuôi nhau.
Theo một tiểu thương bán cá ở chợ tự phát này, vì cuộc sống khó khăn, cộng với nhu cầu mua hàng hóa của người dân quá lớn nên các tiểu thương đem hàng ra đây họp chợ từ khoảng 3h, đến 6h sáng là tan chợ.
Trong số những người bán hàng tại đây, có những người buôn bán thời vụ, có người trước đây đã kinh doanh ban đêm xung quanh chợ Bà Chiểu.
Trong đó, có cả những người bán vé số, thời gian qua thất nghiệp nên chuyển sang bán buôn tự phát trong lúc giãn cách.
Theo một người dân mua hàng tại đây, do việc mua sắm ban ngày khó khăn, mua sắm hạn chế theo phiếu nên người dân cũng “liều” đến mua sắm ở chợ tự phát này.
Dù cả người bán lẫn người mua đều đeo khẩu trang, thậm chí có tiểu thương còn mang găng tay để phòng dịch, song việc buôn bán là tự phát.
Một số hình ảnh Tuổi Trẻ Online ghi nhận vào sáng sớm nay.
Người dân TP.HCM tấp nập đi chợ sớm trên đường Vũ Tùng (quận Bình Thạnh) vào sáng sớm 22-8 – Ảnh: N.H.
Mua bán nhộn nhịp, người bán, người mua đều đeo khẩu trang – Ảnh: N.H.
Con đường Vũ Tùng sôi động, ảnh chụp lúc 4h36 sáng 22-8 – Ảnh: N.H.
Dãy hàng tươi sống trên đường Vũ Tùng lúc 4h32 sáng 22-8 – Ảnh: N.H.
Người dân chen chúc mua hàng – Ảnh: N.H.
Nhiều người bán buôn thời điểm này đều là bán buôn tự phát, kinh doanh thời vụ, một số “tiểu thương” kể rằng vì khó khăn mà phải bán buôn dù vẫn biết nguy cơ dịch bệnh – Ảnh: N.H.
Chợ thưa thớt người dần dần, đến 6h sáng là ngưng – Ảnh: N.H.
Đề xuất chi hơn 2.500 tỷ đồng hỗ trợ lao động khó khăn ở TP.HCM
Dự kiến, hơn một triệu hộ lao động nghèo và thêm 670.000 lao động tự do ở TP.HCM sẽ được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 2.500 tỷ đồng.
Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM (LĐTB&XH) Lê Minh Tấn vừa có tờ trình khẩn gửi UBND TP.HCM về việc bổ sung số lượng người thuộc diện được hỗ trợ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kéo dài.
Các trường hợp được hỗ trợ đợt 2 gồm hộ lao động nghèo đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu vực lao động nghèo, xóm nghèo, khu vực bị phong tỏa và lao động tự do đang gặp khó khăn do dịch bệnh.
Dự kiến, hơn một triệu hộ lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, sẽ được hỗ trợ với kinh phí dự toán hơn 1.570 tỷ đồng. Sở cũng đề xuất bổ sung hỗ trợ gần 670.000 lượt người (1,5 triệu đồng/người) lao động tự do với dự toán kinh phí hơn 1.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng kinh phí dự kiến bổ sung cho đợt này là hơn 2.576 tỷ đồng.
Dịch Covid-19 phức tạp kéo dài tại TP.HCM khiến cuộc sống nhiều người dân gặp khó khăn. Ảnh: Phương Lâm.
Sở LĐTB&XH cũng đề xuất các địa phương khẩn trương rà soát kỹ, tổng hợp bổ sung hộ lao động nghèo và lao động tự do đang gặp khó khăn do thời gian giãn cách kéo dài để chi hỗ trợ, đảm bảo độ phủ và đúng đối tượng.
Trường hợp hộ nghèo, cận nghèo, hộ lao động nghèo đã thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ lao động tự do theo Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM thì không hưởng tiếp chính sách hỗ trợ lần này.
Việc chi hỗ trợ lần này không phân biệt số người trong hộ, không phân biệt thường trú hay tạm trú. Thành phần nghề nghiệp là công nhân, lao động nghèo hay sinh viên học sinh khu ở trọ, khu lưu trú công nhân, khu vực lao động nghèo, xóm nghèo, khu vực phong tỏa...
"Việc chi hỗ trợ đảm bảo không trùng lặp, nhưng cũng không bỏ sót người, không để người dân bị thiếu đói, không để hộ đang khó khăn mà không được hỗ trợ", tờ trình nêu rõ.
Nhiều người lao động tại TP.HCM bị mất việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài. Ảnh: Phạm Ngôn.
Sở LĐTB&XH đề xuất Chủ tịch UBND TP.HCM giao các quận, huyện tạm ứng ngân sách địa phương chi hỗ trợ gấp, sớm ổn định cuộc sống người dân.
Trong đợt dịch thứ 4, ngoài gói 26.000 tỷ đồng do Trung ương triển khai trên phạm vi cả nước, TP.HCM đã chi hai gói hỗ trợ với tổng kinh phí gần 1.800 tỷ đồng, giải ngân từ đầu tháng 7.
Theo UBND TP.HCM, 1,5 triệu hộ dân với hơn 4,7 triệu người ở thành phố đang gặp khó khăn. Ngày 17/8, TP.HCM kiến nghị Chính phủ hỗ trợ gần 28.000 tỷ đồng và 142.200 tấn gạo giúp đỡ người dân.
Ông Phan Văn Mãi: TP.HCM cam kết cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: "Thành phố khẳng định đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân". Sáng 21-8, thông tin với báo chí, ông Phan Văn Mãi - phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM - cho biết TP...