Người dân Hà Nội ‘trắng đêm’ gói hàng nghìn chiếc bánh chưng tiếp tế miền Trung lũ lụt
Ngày hôm qua (18/10), nhiều hộ dân tại làng La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã cùng nhau gói bánh chưng cấp tốc để cứu trợ người dân tại các tỉnh miền Trung đang phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề từ mưa lũ.
Chỉ đến hết tối 18/10 đã có 450 chiếc bánh chưng được hoàn thiện.
Người dân làng La Phù thức trắng đêm gói bánh chưng để tiếp tế tới miền Trung.
Bạn Nguyễn Thu (26 tuổi) chia sẻ: ‘ Từ tối qua đến bây giờ, người dân làng mình đã gói được khoảng 2000 chiếc bánh chưng và đang chờ luộc chín để chuẩn bị gửi vào miền Trung. Dù bận rộn nhưng mọi người đều rất nhiệt tình, chỉ mong sao làm được thật nhiều bánh để tiếp tế. Mỗi người góp một chút công sức, của cải để có thể chung tay cùng cả nước hướng về miền Trung‘.
Thu cũng cho biết thêm, tối nay (19/10), những chiếc bánh chưng cuối cùng sẽ được cho vào nồi luộc tiếp. Đến sáng mai được đóng gói lại và gửi nhanh chóng vào miền Trung.
Ngoài bánh chưng thì người dân trong làng còn ủng hộ nhiều đồ đạc, vật dụng cần thiết khác.
Với tình hình mưa lũ hiện tại, người dân miền Trung phải đối mặt với việc thiếu nước sạch và lương thực, thực phẩm trầm trọng.
Video đang HOT
Ngoài mì tôm, nước sạch, thuốc thang,… thì việc tiếp tế bánh chưng là rất cần thiết và hữu dụng vì người dân có thể ăn ngay, đảm bảo no bụng và bánh bảo quản được từ 7-10 ngày.
Sau khi gửi cứu trợ lương thực tới miền Trung, người dân sẽ tiếp tục gói bánh và hi vọng mưa lũ sớm qua mau để người dân được an toàn.
Trước đó, tại chùa Đình Quán (thôn Đình Quán, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội), hơn 100 tăng ni, phật tử cũng đã gói hàng nghìn chiếc bánh chưng chay để tiếp tế lương thực cho bà con miền Trung.
Cuối tháng 3 mà con cháu vẫn quây quần đông đủ ở nhà, nhiều gia đình rủ nhau gói bánh chưng để... "đón Tết" lần hai
Nghỉ dịch ở nhà quá lâu, phố xá thì vắng vẻ như Tết, một số gia đình đã rủ nhau gói bánh chưng cho "hợp không khí".
Thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, chính quyền địa phương nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã có những biện pháp mạnh nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus: các hàng quán, địa điểm công cộng đóng cửa, hạn chế tụ tập đông người, học sinh - sinh viên được nghỉ học, nhiều công ty còn cho nhân viên nghỉ không lương hoặc làm online tại nhà...
Vì thế, dịp này, nhiều sinh viên, người lao động đã tranh thủ về quê, bố mẹ và con cái ở thành phố cũng chủ yếu chỉ trong nhà. Sự quây quần trong đợt nghỉ dịch này khiến nhiều người cảm tưởng như... Tết về lần nữa. Chưa kể, khung cảnh phố xá ở nhiều thành phố và cả vùng ngoại thành, nông thôn vắng vẻ, người qua lại, tụ tập chỉ lác đác. Thời tiết ở miền Bắc còn se lạnh, man mát vào buổi sáng sớm. Ra đường mà ngỡ như 30 Tết!
Mà Tết thì lại gói bánh chưng. Tưởng đùa, nhưng có rất nhiều gia đình ở Việt Nam trong đợt nghỉ dịch này đã quây quần cùng nhau gói bánh, luộc bánh chưng như đón cái Tết thứ hai trong năm 2020. Những hình ảnh được chia sẻ trên MXH thu hút sự chú ý đông đảo của cư dân mạng:
Đêm đang ngủ mẹ bảo mai gói bánh chưng, tưởng nói cho vui ai ngờ sáng dậy mẫu thân "lùa" cả nhà ngồi gói rồi luộc luôn. Đón Tết Canh Tý lần hai đây!
Nguồn ảnh: Trúc Quỳnh.
Con cháu ở nhà đông đủ, tối ông bà hì hục ngồi gói bánh, kê nồi luộc cho kịp "đón Giao thừa" đây!
Nguồn ảnh: NTKN.
Có gia đình còn gói bánh chưng từ... nửa tháng trước rồi đây này!
Trong khoảng 1-2 tuần trở lại đây, nhiều gia đình gói bánh chưng vì các con nghỉ dịch ở nhà nhiều, bố mẹ cũng rảnh rỗi. Gói bánh chưng chung giúp không khí gia đình quây quần, đầm ấm hơn.
Nguồn ảnh: Kiên Trung Nguyễn, Trần Đức Việt, Tú Anh.
Thành quả bánh chưng, bánh tét khi nghỉ dịch ở nhà học gói cùng bố mẹ của nhiều bạn trẻ.
Nguồn ảnh: Thành CR, An Thái, Anh Hoàng.
Gói và luộc bánh chưng thì cũng phải có mâm cao cỗ đầy "đón Tết" lần hai chứ nhỉ?!
Nguồn ảnh: Luân.
Nỗi lòng của bao người đây, chỉ mong dịch sớm qua đi để đời sống được trở về bình thường, chứ đón ba cái mùng 1 rồi mà vẫn chưa hết Tết đây!
Quảng Bình: Người phụ nữ dỡ ngói kêu cứu giữa nước lũ lớn, trên tay bế bé sơ sinh đã được đưa đến nơi an toàn Mới đây, chị Võ Thanh Trà (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Quảng Bình) trong lúc ở nhà đã phát hiện ra người hàng xóm của mình đang vẫy tay cầu cứu qua mái ngói. Người phụ nữ dỡ ngói, chui lên mái nhà để cầu cứu ở Quảng Bình. Vì nhà đang ngập nước rất cao, lại không có thuyền nên chị Trà lập...