Người dân Hà Nội sẽ có cơ hội nhìn tận mắt tiêm kích Su-30MK2?
Buổi “Giao lưu gặp mặt mô hình quân sự 2016 tổ chức ngày 18/09/2016 tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm rất lớn của những người yêu màu xanh áo lính.
Người dân Hà Nội sẽ có cơ hội nhìn tận mắt tiêm kích Su-30MK2?
Những mô hình của các loại vũ khí, khí tài hiện đại hàng đầu thế giới, hoặc đang có mặt trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam với hình dáng cũng như tỷ lệ được làm một cách đầy chính xác đã cho thấy sự đam mê và tâm huyết của người thực hiện.
Sau buổi triển lãm hôm nay, rất có thể thú chơi mô hình quân sự sẽ được nhân rộng hơn nữa, thu hút thêm nhiều thành viên tham gia để quy mô các cuộc giao lưu trong tương lai còn hoành tráng gấp bội phần hiện tại.
Một số mô hình xe thiết giáp được trưng bày tại cuộc giao lưu
Tuy nhiên nếu dừng ở đây, khách tham quan mới chỉ có cơ hội chiêm ngưỡng những mô hình thông thường mà chưa được tiếp xúc với các “mô hình quân sự cao cấp”.
Video đang HOT
Thời điểm này, người dân Việt Nam nếu muốn nhìn tận mắt các loại vũ khí, khí tài thật thì gần như chỉ có một cách duy nhất là tới bảo tàng, do chúng ta không có thói quen mở cửa cho công chúng vào quan sát các cuộc tập trận của quân đội.
Những trang thiết bị khi đưa vào hệ thống bảo tàng quân sự của Việt Nam đều là những loại đã lạc hậu và được cho “nghỉ hưu”, vì vậy cơ hội để được đứng sát, sờ tận tay, hay chụp ảnh cùng vũ khí hiện đại đang có trong biên chế là rất xa vời.
Khi nhìn sang một vài quốc gia khác, có thể lấy ví dụ ngay một đất nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á là Thái Lan sẽ thấy sự khác biệt. Trong Bảo tàng Không lực Hoàng gia Thái Lan, bên cạnh các loại chiến đấu cơ lạc hậu thì còn có sự xuất hiện của tiêm kích F-16 và cả một chiếc JAS 39 Gripen tiên tiến nhất của họ.
Tiêm kích JAS 39 Gripen trưng bày tại Bảo tàng Không lực Hoàng gia Thái Lan
Không quân Thái Lan mới chỉ có trong trang bị 12 tiêm kích JAS 39, tất cả đều rất mới, còn xa mới đến thời hạn chiếc chiến đấu cơ tuổi thọ 10.000 giờ bay này bị loại biên, do vậy chiếc Gripen trong bảo tàng chỉ có thể là một “mô hình cao cấp” do phía Thụy Điển chuyển giao.
Nếu bây giờ Việt Nam học tập cách làm của bạn, chúng ta có thể liên hệ với phía Nga để mua khung vỏ của máy bay Su-27SK/UBK hay thậm chí là Su-30MK2 rồi mang về trưng bày nhằm sớm hoàn thiện “bộ sưu tập” các loại chiến đấu cơ từng phục vụ trong Không quân Nhân dân Việt Nam mà không phải chờ đến khi chúng ngừng bay.
Kinh phí đầu tư mua sắm hoàn toàn có thể bù đắp bằng việc thu phí dịch vụ đối với khách tham quan nào có nhu cầu chụp ảnh với chiếc Su-30MK2 đó, thay vì miễn phí như những chiếc tiêm kích lạc hậu.
Hy vọng rằng trong tương lai không xa sẽ có nhiều chiến đấu cơ tối tân “hạ cánh” xuống Bảo tàng Phòng không – Không quân theo cách trên để người dân Hà Nội cũng như cả nước được dịp chiêm ngưỡng tận mắt những kỳ quan quân sự thế giới.
Theo Soha News
Tiêm kích Su-30MK2 hạ cánh bằng "bụng" ở Uganda
Máy bay tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Uganda bất ngờ gặp trục trặc và phải hạ cánh khẩn cấp bằng "bụng" xuống sân bay Entebbe.
Một tài khoản trên mạng xã hội scoopnest ngày hôm qua đăng tải một bức ảnh máy bay tiêm kích Su-30MK2 nằm trên sân bay quốc tế Entebbe. Tuy không cung cấp rõ thông tin nhưng khả năng cao càng bánh đáp gặp trục trặc khiến phi công phải hạ cánh khẩn cấp bằng "bụng".
Cách hạ cánh bằng bụng sẽ gây ra những tổn hại không nhỏ tới cấu trúc khung thân, đặc biệt là khu vực tiếp giáp trực tiếp với mặt đất gồm hai ống hút không khí cho động cơ AL-31F.
Một số nguồn tin cho biết, đây là tai nạn liên quan tới tiêm kích Su-30MK2 thứ hai của Không quân Uganda. Trước đó, năm 2011, một chiếc đã bị chim bay vào động cơ.
Năm 2010, Không quân Uganda đã ký hợp đồng mua 6 máy bay Su-30MK2 của Nga. Sự kiện này đưa Uganda trở thành nước châu Phi đầu tiên mua máy bay chiến đấu Su-30MK2.
Hai máy bay cuối cùng trong hợp đồng này được chuyển giao hoàn tất vào tháng 6/2012.
Dù mới trang bị vài năm nhưng Không quân Uganda đã liên tục để xảy ra tai nạn, tuy chưa có thiệt hại về người nhưng đây là điều đáng báo động với công tác an toàn bay của Uganda.
Tiêm kích Su-30MK2 xuất khẩu cho Uganda có khả năng có cùng cấu hình với MK2 của Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Venezuela.
Theo Kiến Thức
Cách chuyển Trung đoàn tiêm kích Su-30MK2 về Bắc Giang "Để bám được đội hình trong khi chuyển sân, các xe phải đi đúng vị trí được quy định, giữ đúng khoảng cách, chạy đúng tốc độ đã quán triệt". Đó là chia sẻ của Đại tá Nguyễn Tuấn Hợp - Phó trưởng Phòng Xe máy (Cục Kỹ thuật), Trung đoàn 927 trên báo PK-KQ. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn...