Người dân Hà Nội nói gì việc chặt hàng loạt cây xanh?
Việc chặt hạ hàng nghìn cây xanh trên nhiều tuyến phố nội đô khiến nhiều người dân lo lắng, nhất là khi mùa nắng nóng đến gần.
Hà Nội đang triển khai thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên hàng loạt tuyến phố. Theo đó, khoảng gần 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố sẽ bị chặt hạ, thay thế. Hiện tại, kế hoạch đang được triển khai trên các tuyến phố như Lê Duẩn, Quang Trung, Nguyễn Chí Thanh, Giảng Võ, Bưởi…
Xung quanh việc đề án này được thực hiện còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Nhiều ý kiến đồng tình song cũng không ít người dân Thủ đô khi chứng kiến những cây cổ thụ to cao bị chặt hạ cảm thấy nuối tiếc.
Tuy nhiên, việc lo ngại của người dân khổng chỉ vì những cây cổ thụ hàng chục năm tuổi trường tồn gắn từng kỉ niệm với họ, mà việc hàng nghìn cây xanh bị thay thế cùng lúc khiến người dân lo lắng về môi trường, khí hậu khi mùa nắng nóng đang đến gần.
Hàng loạt cây xanh trên nhiều tuyến phố đồng loạt bị chặt hạ làm người dân lo lắng về môi trường trước mùa nắng nóng – Ảnh: Mạnh Nguyễn
Anh Quyết một người dân Thủ đô nêu quan điểm đề án thay thế và trồng mới những loại cây cũ bị cong, sâu… bằng những loại cây mới phù hợp là chủ trương đúng đắn và cần thiết. Nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc cây đổ đã từng xảy tại Hà Nội. Nhất là khi mùa mưa bão đang đến gần khiến người dân lo ngại.
Theo anh Quyết dù có tiếc nhưng để có được một đô thị khang trang thì việc hy sinh là điều dễ chấp nhận. Tuy nhiên, theo anh việc cùng lúc chặt đi hàng loạt cây xanh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và cảnh quan thành phố trong thời gian dài.
Cùng quan điểm trên chị Nguyễn Thị Thu Ng (trú tại Kim Mã) sinh ra và lớn lên tại thủ đô, lại lo ngại vì mùa nóng đang đến gần, chị cũng đặt câu hỏi về việc cùng lúc thay thế hàng loạt cây có ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.
Video đang HOT
Chị Nga cho hay: “Việc chặt cây cổ thụ tất nhiên sẽ tiếc vì có nhiều kỉ niệm nhưng lo lắng nhất của tôi là việc khí hậu khi thời tiết đang đến gần.”
“Chắc chắn việc chặt cây đồng loạt sẽ khiến nhiệt độ Hà Nội mùa này nóng hơn” – Chị Nga nói.
Cây xà cừ cổ thụ có biểu hiện siêu vẹo gây mất an toàn tại đường Nguyễn Chí Thanh – Ảnh: Nhất Nam.
Chứng kiến hàng loạt cây xanh trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh bị chặt hạ thay thế trong đó có nhiều cây cổ thụ to cao ông Long một người dân thường qua lại tập thể dục cảm thấy tiếc khi hàng loạt cây xanh, đặc biệt nhiều cây có tuổi thọ hàng chục năm cũng bị đốn hạ.
Theo ông Long việc thay thế chỉ nên áp dụng với các cây hư hỏng, có biểu hiện nghiêng đổ gây mất an toàn cho người dân.
Ông Thuận lý giải: “Ngày trước họ cũng đã từng thử nghiệm rất nhiều loại cây như phượng, cơm nguội, bàng; phượng thì hay gẫy cành, cơm nguội dễ bị mục thân, quả bàng khi chín rơi xuống đường gây mất vệ sinh… Trong khi cây sấu là loại cây ít sâu bệnh, lại là loại cây rễ cọc nên có độ an toàn, lại vừa có quả để cho thu hoạch…Ông Thuận, một người dân sống ở Cầu Giấy cũng đề nghị cơ quan chức năng cần tính toán kỹ càng việc lựa chọn cây thay thế và nên thay thế trong bao lâu. Nên trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, rồi bỏ cây cũ. Vì theo ông không phải tự nhiên mà trước cây me và cây sấu được trồng trên nhiều tuyến phố của Hà Nội.
Ông Nguyễn Quang Vinh (50 tuổi) từng chứng kiến sự đổi thay của thủ đô không khỏi nuối tiếc khi các cây cổ thụ lần lượt bị đốn hạ. Tuy nhiên, điều làm ông Quang lo lắng nhất lại là: “việc mùa nóng Thủ đô đang đến gần và việc đồng loạt đốn hạ hàng nghìn cây xanh cùng lúc đã hợp lý chưa?” ông Quang cho hay.
Việc hàng loạt cây xanh được thay thế có hợp lý khi mùa nóng đến gần? Ảnh: Nhất Nam.
Và mới nhất, nhà báo Trần Đăng Tuấn có gửi thư ngỏ tới Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề xuất cho tạm dừng việc chặt, thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố. Theo ông Tuấn, việc tạm dừng này nhằm mục đích để cơ quan chức năng liệt kê, đánh dấu danh sách các cây xanh chuẩn bị được đốn hạ để người dân kiểm tra xem đây có thực sự là những cây cong nghiêng, sâu mục… cần phải thay thế hay không.
Ông Tuấn cho rằng, nếu 6.700 cây đó thực sự thuộc loại cần thay thế thì không có lý do gì người dân không ủng hộ. Tuy nhiên, nếu việc thay thế này không thỏa đáng thì người dân sẽ có ý kiến và Sở Xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.
Theo anh Nguyễn Thế Nghĩa một khĩ sư trẻ trong lĩnh vực môi trường, việc chặt hạ cây đồng loạt sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự biến đổi về không khí tại Thủ đô, nhất là mùa nắng nóng đang đến gần.
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nội yêu cầu rà soát việc chặt hạ 6.700 cây xanh
Ngày 18/3, UBND Thành phố Hà Nội chính thức có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội sau khi báo chí phản ánh về việc thay thế 6700 cây xanh trên 190 tuyên phô khiến dư luận tranh cãi.
Công văn nêu ro, thời gian qua, một số báo, đài phản ánh về việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố, đồng thời đăng thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn gửi chủ tịch UBND TP Hà Nội, nêu một số kiến nghị về việc thay thế cây xanh trên nhiều tuyến phố.
Về việc trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo, rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn thành phố, đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các cơ quan báo, đài, thông tin công khai, đầy đủ, tạo đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị.
Hàng loạt cây xanh trên các tuyến phố Hà Nội bị thay thế.
Trươc đo, nhà báo Trần Đăng Tuấn có gửi thư ngỏ tới Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề xuất cho tạm dừng việc chặt, thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố.
Theo ông Tuấn, việc tạm dừng này nhằm mục đích để cơ quan chức năng liệt kê, đánh dấu danh sách các cây xanh chuẩn bị được đốn hạ để người dân kiểm tra xem đây có thực sự là những cây cong nghiêng, sâu mục... cần phải thay thế hay không.
Nếu 6700 cây đó thực sự thuộc loại cần thay thế thì không có lý do gì người dân không ủng hộ. Tuy nhiên, nếu việc thay thế này không thỏa đáng thì người dân sẽ có ý kiến và Sở Xây dựng cần có sự xem xét điều chỉnh lại danh mục cây cần loại.
Liên quan đên đề án này, ông Phan Đăng Long - Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy cho biết, viêc chặt cây là chức năng của các cấp chính quyền thưc hiên va không co quy đinh phai hoi y kiên trưc tiêp nhân dân.
"Trong công việc hàng ngày của chính quyền thì có rất nhiều việc làm như vậy, không phải việc nào cũng phải hỏi dân. Có quy định hẳn hoi, việc gì phải trưng cầu dân ý, việc gì phải hỏi dân, việc gì thì không," ông Long noi.
Cung theo ông Long, nhân dân vân co quyên giam sat hoat đông cua chinh quyên thông qua HĐND Thành phố. Bên canh đo, khi dân có bất cứ ý kiến, thắc mắc gì thì Thành phố sẵn sàng và có trách nhiệm trả lời. Ai cũng có quyền gửi ý kiến, gửi đơn khiếu nại, tố cáo... Các cấp chính quyền luôn có bộ phận tiếp dân để trả lời các đơn thư của dân.
"Trong thực tế, có những việc khi triển khai, không cần phải nhiều người dân, mà chỉ một vài người dân, số ít thôi, người ta có ý kiến khiếu nại và phân tích có lý mà chính quyền thấy đúng thì chính quyền sẵn sàng tiếp thu, điều chỉnh, thậm chí dừng lại. Nhưng nếu chính quyền thấy việc làm của mình đúng, có lợi cho dân thì phải bảo vệ, vẫn phải làm và giải thích rõ cho dân hiểu." ông Long kết luận.
Nhất Nam
Theo_Người Đưa Tin
"Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân" Theo Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long, việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân. Trao đổi bên lề cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho biết, việc chặt...