Người dân e ngại lây nhiễm bệnh khi giao dịch bằng tiền mặt
Trước khuyến cáo, tiền mặt ẩn chứa vi khuẩn có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm, nhiều người đã e ngại và chuyển sang thanh toán trực tuyến.
Khảo sát của Cục Thương mại điện tử và kinh tế số – Bộ Công Thương cho thấy, thói quen sử dụng tiền mặt ở Việt Nam vẫn phổ biến, chiếm tới 90% số lượng các giao dịch. Đáng nói, các tờ tiền mặt giao dịch qua lại ẩn chứa nhiều vi khuẩn có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cho người.
Theo nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trong một gam tiền giấy có tới 210 triệu vi khuẩn hiếm khí và 32.000 vi khuẩn gram âm.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra khuyến cáo, tiền giấy, tiền polymer hay tiền xu có thể là vật dụng trung gian truyền nhiễm bệnh, tiềm ẩn nhiều rủi do cho người sử dụng.
Tiền mặt ẩn chứa nhiều vi khuẩn có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.
Chị Trần Thu Hằng, nhân viên văn phòng ở Trung Hòa, Nhân Chính (Hà Nội) cho biết, trước đó chị được nghe, đọc trên các phương tiện truyền thông về khả năng lây nhiễm bệnh trên tiền mặt, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chị đã hạn chế giao dịch tiền mặt một cách tối đa. Khi đi mua hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chị Hằng thường dùng thẻ visa, chuyển khoản tiền mặt hay tận dụng các tiện ích của ứng dụng trên Mobile để giao dịch.Trước những cảnh báo đó, nhiều người tỏ ra lo ngại khi giao dịch tiền mặt hàng ngày và có xu hướng dịch chuyển dần sang thanh toán không dùng tiền mặt để đảm bảo an toàn.
Cũng như chị Hằng, anh Đặng Thanh Tùng, ở Ngọc Hà, Ba Đình (Hà Nội) chia sẻ, anh có thói quen giao dịch 100% bằng tiền mặt hàng ngày, từ khi xuất hiện dịch bệnh, anh đã chuyển hẳn sang sử dụng online banking hay tận dụng tính năng QR Pay trên Mobile. Đồng thời, anh Tùng cũng vận động, hướng dẫn vợ hạn chế sử dụng trực tiếp tiền mặt, trừ khi đi chợ truyền thống hay mua sắm những mặt hàng có giá trị nhỏ.
Việc hạn chế sử dụng thanh toán bằng tiền mặt không chỉ được nhiều người tiêu dùng tán thành mà các siêu thị, cửa hàng tiện ích, cửa hàng lớn cũng hưởng ứng tích cực.
Theo quan sát của phóng viên VOV.VN, tại các hệ thống siêu thị Vinmart, Intimex hay Hapro… có tới 70% lượng người thanh toán không dùng tiền mặt. Những hệ thống siêu thị này cũng khuyến khích người dùng nên sử dụng phương thức thanh toán không tiếp xúc thay vì tiền giấy.
Trong lĩnh vực bán lẻ, những “đại gia” lớn trong ngành cũng nhanh chóng bắt “trend”, đưa ra nhiều tiện ích thông minh, mang trải nghiệm mua sắm 4.0 tiện lợi, an toàn đến người tiêu dùng trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Trong đó, phải kể đến chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam – VinMart/VinMart ứng dụng công nghệ số, mang đến tính năng mua sắm Scan & Go tại hơn 3.000 điểm bán trên khắp cả nước. Khách mua hàng chỉ cần mở ứng dụng VinID, chọn tính năng Scan & Go, quét mã QR các sản phẩm muốn mua tại “VinMart 4.0″ và thanh toán ngay không cần dùng tiền mặt.
Theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam sẽ ở mức thấp hơn 10%, tiến tới 100% tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ, cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng. Bên cạnh đó, sẽ có 50% cá nhân, hộ gia đình ở các thành phố lớn sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khi mua sắm.
Video đang HOT
Trong bối cảnh giao dịch bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ lệ lớn ở Việt Nam, các chuyên gia khuyến cáo, nên rửa tay sạch sau khi giao dịch tiền mặt, điều này sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh thông qua tiền mặt cũng như có thể từ bỏ được thói quen cho tay lên miệng mỗi lần đếm tiền. Không chỉ có tiền mặt, mọi người cần cảnh giác cao độ với những đồ dùng, vật dụng có nhiều người tiếp xúc qua lại./.
Chung Thủy
Bất chấp COVID-19, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn liên tục chốt "deal" gọi vốn hàng triệu USD từ nhà đầu tư ngoại
Trong nguy luôn có cơ, bằng chứng là những thương vụ gọi vốn thành công tại Việt Nam liên tục được công bố chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây. Dĩ nhiên, nhà đầu tư phải thấy được tiềm năng doanh nghiệp trước, trong và sau khủng hoảng dịch bệnh mới quyết định xuống tiền.
Diễn biến dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại về một cuộc khủng hoảng kinh tế mới - thậm chí có thể nặng nề hơn cú sốc giai đoạn 2008-2009. Doanh nghiệp lao đao, nhiều đơn vị nhỏ lẻ phải đối mặt nguy cơ phá sản vì mất thanh khoản...
Mặc dù vậy, trong nguy luôn có cơ, bằng chứng là những thương vụ gọi vốn thành công tại Việt Nam liên tục được công bố chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây. Dĩ nhiên, nhà đầu tư phải thấy được tiềm năng doanh nghiệp trước, trong và sau khủng hoảng dịch bệnh mới quyết định xuống tiền.
Ghi nhận, ngày 31/3, startup cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe ứng dụng công nghệ di động eDoctor chính thức công bố được rót vốn từ 4 quỹ đầu tư lớn là CyberAgent Capital, Genesia Ventures (Nhật Bản), Bon Angels và Nextrans (Hàn Quốc).
Đây là lần thứ 2 starup này được rót vốn, sau khoản tài trợ trị giá 500.000 USD từ đại diện CyberAgent Capital là Shark Dzung thông qua chương trình Shark Tank (tháng 9/2019). Tổng cộng, mặc dù không công bố chính thức nhưng con số eDoctor tiết lộ đã huy động được đâu đó đạt 1 triệu USD.
Về eDoctor, nền tảng cho phép người dùng gửi đặt dịch vụ kiểm tra sức khoẻ, chỉ định bác sĩ tại nhà. Startup tuyên bố đã kết nối người dùng với hơn 500 y tá và hơn 400 bác sĩ, trên tổng số 80 bệnh viện và phòng khám cả nước.
Nền tảng đã thực hiện gần 100.000 giao dịch của người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Giữa đại dịch COVID-19, eDoctor tiến hành xây dựng một trang web cho phép người dùng truy cập dữ liệu thời gian thực tế. Thông qua khoản đầu tư mới, đại diện eDoctor nhấn mạnh sẽ tiếp tục xây dựng hệ thống tư vấn sức khỏe từ xa và đưa dịch vụ y tế đến tận nhà người dùng thông qua ứng dụng di động.
Đây là lần thứ 2 starup này được rót vốn, sau khoản tài trợ trị giá 500.000 USD từ đại diện CyberAgent Capital là Shark Dzung thông qua chương trình Shark Tank (tháng 9/2019).
Nối tiếp, ứng dụng chăm sóc y tế từ xa Doctor Anywhere cũng công bố gọi vốn thành công thêm 27 triệu USD vào ngày 1/4, trong vòng đầu tư mạo hiểm từ các quỹ đầu tư lớn gồm:
Square Peg - Quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất tại Úc;
EDBI - thuộc lĩnh vực đầu tư doanh nghiệp của Hội đồng Phát triển Kinh tế thuộc Chính phủ Singapore;
và IHH - Công ty vận hành bệnh viện lớn nhất châu Á.
Các nhà đầu tư khác bao gồm Pavilion Capital - Công ty con của Temasek và cổ đông hiện tại - Kamet Capital. Nguồn vốn mới được rót đã nâng tổng số tiền gọi vốn của Doctor Anywhere vượt mức 40 triệu USD.
Doctor Anywhere được thành lập tại Singapore vào năm 2015. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể kết nối trực tuyến với đội ngũ bác sĩ trên khắp đất nước để tư vấn sức khoẻ qua hội thoại video. Sau đó, thuốc sẽ được giao tận tay người dùng trong vòng 3 giờ đồng hồ.
Doctor Anywhre hiện đang phục vụ hơn một triệu người dùng ở Việt Nam, Singapore và Thái Lan thông qua các nền tảng trực tuyến và ngoại tuyến. Riêng ở Việt Nam, trung bình hiện có hơn 350 ca tư vấn trên ứng dụng mỗi ngày.
Gọi vốn thành công giữa tâm điểm dịch, ông Lim Wai Mun, Nhà sáng lập và Giám đốc Doctor Anywhere chia sẻ: "Tôi cảm thấy biết ơn vì có những đối tác chia sẻ chung tầm nhìn trong việc cải thiện ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe truyền thống".
Doctor Anywhre hiện đang phục vụ hơn một triệu người dùng ở Việt Nam.
Cũng trong đầu tháng 4, startup về tư vấn tài chính tự động (robo - advisor) - Finhay - chính thức gọi vốn thành công từ Jeffray Cruttenden, đồng sáng lập nền tảng đầu tư Acorns của Mỹ, nguồn tin từ DealStreetAsia cho hay.
Số tiền không được tiết lộ, CEO Nghiêm Xuân Huy chỉ chia sẻ Công ty sẽ sử dụng nguồn với mới để mở rộng thị trường, tối ưu hóa cơ sở công nghệ thông tin và tuyển dụng thêm nhiều nhân sự tài năng.
"Chúng tôi mới chỉ chạm đến bề mặt của tiềm năng thị trường này tại Việt Nam", Huy nói và cho biết thị trường quản lý tài chính trong nước hiện chưa tương xứng với nhu cầu dịch vụ tài chính của giới trẻ ngày càng đa dạng và hấp dẫn.
Được biết, Finhay là startup đầu tiên của Việt Nam được rót vốn bởi nhà đồng sáng lập Acorns. Finhay cho phép người dùng bắt đầu đầu tư chỉ với 50.000 đồng (2 USD) tiền nhàn rỗi. Startup tuyên bôd hiện đã làm việc với hơn 20 quỹ đầu tư tại Việt Nam, phục vụ hơn 100.000 người dùng và tạo điều kiện giao dịch trị giá 45 tỷ đồng (1,9 triệu USD).
Trước đó, đơn vị này đã huy động 1,5 triệu USD từ các nhà đầu tư thiên thần H2 tại Australia và Insignia Venture Partnes. Ngoài ra, Finhay cũng có thêm nguồn vốn từ Công ty chứng khoán Thiên Việt và một số nhà đầu tư khác.
Có thể nói, fintech hiện đã đang và tiếp tục sẽ là một trong những mảng nhận nhiều vốn đầu tư nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, riêng mảng công nghệ tư vấn tự động (robo-advisory) vẫn chỉ ở giai đoạn khởi đầu, đến nay chỉ duy nhất thương hiệu Stockbook hoạt động và chuyên tư vấn tài chính bất động sản.
Còn trên thế giới, VinaCapital vừa quyết định đóng cửa công ty Smartly có mô hình hoạt động tương tự tại Singapore do sự cạnh tranh quá khốc liệt từ thị trường.
Finhay cho phép người dùng bắt đầu đầu tư chỉ với 50.000 đồng (2 USD) tiền nhàn rỗi.
Trong diễn biến khác, một đơn vị chuyên cung ứng bao bì niêm yết trên sàn vừa nhận được lời chào mua vốn từ 'ông trùm' đa ngành Thái Lan - SCG. Theo Nikkei Asian Review, Siam Cement (SCG) tuyên bố sẽ mua lại CTCP Bao bì Biên Hòa (SVI) trong bối cảnh mua sắm online tăng trưởng tại thị trường Đông Nam Á giữa đại dịch COVID-19.
Trong đó, SCG sẽ mua lại công ty sản xuất bao bì đóng gói này thông qua liên doanh với nhà sản xuất bìa cứng hàng đầu Nhật Bản - Rengo. Giá trị thương vụ vẫn chưa được xác định, SCG tiết lộ sẽ nhỏ hơn 15% tổng tài sản của Công ty tính đến cuối tháng 12/2019, tương đương con số gần 635 tỷ baht (hơn 19 triệu USD, ~448-500 tỷ đồng).
Được biết, SCG là một trong những tập đoàn hàng đầu Đông Nam Á hoạt động trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính là: Xi măng - Vật liệu xây dựng (SCG Cement-Building Materials), Hóa dầu (SCG Chemicals), và Bao bì (SCG Packaging). Tại Việt Nam, SCG không xa lạ với cả chục thương vụ M&A lớn nhỏ được thực hiện trong gần chục năm qua như mua lại công ty gạch Prime Group, Bao bì Tín Thành, Nhựa Bình Minh hay Tổ hợp hóa dầu Long Sơn...
Còn Bao bì Biên Hoà, trước năm 1975, Công ty được hình thành từ một nhà máy sản xuất bao bì carton nhỏ có thương hiệu là Sovi. Sau năm 1975, Nhà máy này được Nhà nước tiếp quản và chuyển thành doanh nghiệp quốc doanh được lấy tên là Nhà máy bao bì Biên Hòa.
Công ty chuyên sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa; bột giấy, giấy và bìa (sản xuất giấy); buôn bán nguyên vật liệu sản xuất bao bì và giấy... Sản phẩm của Bao bì Biên Hòa được các công ty hàng đầu Việt Nam cũng như các công ty liên doanh ký hợp đồng cung cấp dài hạn như Lever Việt Nam, Kinh Đô, Bibica, Coca-Cola...
Trước năm 1975, SVI được hình thành từ một nhà máy sản xuất bao bì carton nhỏ có thương hiệu là Sovi.
Bảo An
Chứng khoán thời Covid-19: "Dĩ bất biến, Ứng vạn biến" Theo ông Nguyễn Hồng Điêp, chứng khoán sẽ có rất nhiều điều bất ngờ, thậm chí có những phiên sụt giảm mạnh, nhưng chúng ta luôn giữ vững nguyên tắc, chuẩn bị trước các phương án phòng vệ, giữ vị thế đầu tư thì cơ hội năm 2020 là rất to lớn. Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những tác hại vô cùng...