Người dân Đức và Nhật Bản hưởng ứng phong trào ‘Quyền sống của người da màu’
Ngày 14/6, hàng nghìn người đã tuần hành tại nhiều thành phố của Đức nhằm phản đối phân biệt chủng tộc và kêu gọi đảm bảo các điều kiện công bằng hơn, bao gồm cả việc chia sẻ gánh nặng liên quan đến dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân tham gia biểu tình chống phân biệt chủng tộc tại Auckland, New Zealand ngày 1/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân tại các thành phố như Berlin, Leipzig và Hamburg đã hưởng ứng lời kêu gọi từ phong trào cấp tiến Unteilbar và duy trì khoảng cách an toàn khi biểu tình. Ban tổ chức cho biết khoảng 5.000 người đã đăng ký tham gia, trong khi cảnh sát đã chuẩn bị cho trường hợp có 20.000 người xuống đường.
Cuối tuần trước, hơn 10.000 người đã tập trung tại thủ đô Berlin mang theo biểu ngữ ủng hộ phong trào “Quyền sống của người da màu”. Trong cuộc biểu tình mới nhất, ban tổ chức đã đề ra các mục tiêu lớn hơn, như cải thiện điều kiện việc làm, chi trả lương cho toàn bộ người di cư, giảm giá nhà, đảm bảo quyền của người tị nạn, khởi động lại nền kinh tế, cho phép người lao động có nhiều tiếng nói hơn trong việc điều hành công ty. Trên trang chủ, Unteilbar đã hối thúc người dân tham gia biểu tình có trách nhiệm trong bối cảnh dịch bệnh, kêu gọi những người tham gia giữ khoảng cách 3m để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
Video đang HOT
Cùng ngày, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản, hàng nghìn người đã tuần hành nhằm kêu gọi chấm dứt phân biệt chủng tộc và hành vi bạo lực của cảnh sát. Những người biểu tình đã tuần hành qua các quận như Shibuya và Harajuku mang theo biểu ngữ “Phân biệt chủng tộc là một đại dịch” và “Không công lý, không hòa bình”. Ban tổ chức ước tính có khoảng 3.500 người đã tham gia biểu tình.
Trong những ngày qua, làn sóng biểu tình đã xảy ra tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới nhằm phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc sau vụ người đàn ông da màu George Floyd tử vong sau khi bị cảnh sát bắt giữ ở thành phố Minneapolis, thuộc bang Minnesota của Mỹ. Biểu tình lan rộng bất chấp các biện pháp giãn cách xã hội để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Nhiều cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn với các hành vi cướp phá và đối đầu với cảnh sát tại nhiều thành phố lớn của Mỹ.
Nhật muốn G7 ra tuyên bố chung về Hong Kong
Thủ tướng Nhật muốn dẫn dắt G7 ra tuyên bố chung về tình hình Hong Kong, khi Trung Quốc lên kế hoạch áp luật an ninh với đặc khu.
"Rõ ràng, chúng ta thừa nhận rằng G7 có sứ mệnh dẫn dắt dư luận toàn cầu và Nhật Bản muốn đi đầu trong việc đưa ra một tuyên bố dựa trên chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' tại Hong Kong", Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu tại quốc hội Nhật Bản hôm nay.
G7 là nhóm 7 quốc gia phát triển gồm Pháp, Đức, Italy, Nhật, Anh và Mỹ. Các thành viên nhóm này thay phiên nhau tổ chức hội nghị thường niên, nhằm thảo luận về chính sách và điều phối kinh tế quốc tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tháng này tuyên bố sẽ hoãn họp thượng đỉnh G7, dự định diễn ra vào tháng 6, có thể đến tháng 9 năm nay và kêu gọi mở rộng phạm vi hội nghị để mời thêm một số nước tham gia, trong đó có Nga.
Thủ tướng Abe phát biểu tại họp báo ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 25/5. Ảnh: Reuters.
Tuyên bố được Thủ tướng Nhật đưa ra trong bối cảnh quốc hội Trung Quốc cuối tháng trước thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Luật mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố, can thiệp nước ngoài ở Hong Kong và có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo của Trung Quốc đại lục thiết lập cơ sở trong đặc khu.
Giới chức nhiều nước, gồm Mỹ, Anh, Nhật, Australia, Canada cũng như các nhóm nhân quyền và doanh nghiệp quốc tế bày tỏ quan ngại về luật an ninh Hong Kong, cho rằng nó sẽ hủy hoại chính sách "một quốc gia, hai chế độ" cũng như quyền tự chủ của Hong Kong.
Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định luật an ninh Hong Kong là cần thiết nhằm duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cùng ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Nhật tháng trước ra tuyên bố riêng, bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Hong Kong, đồng thời kêu gọi đại sứ Trung Quốc tại Tokyo truyền đạt thông điệp này. Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga "hy vọng Trung Quốc có phản ứng khôn ngoan" trong vấn đề này. Tokyo trước đó lên kế hoạch cho chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nhật Bản, dự định vào tháng 4, nhưng đã bị hoãn vì Covid-19.
Vì sao Hitler bí mật gặp một hổ tướng của Nhật Bản trong Thế chiến 2 Vào tháng 12/1940, đúng 3 tháng sau khi Nhật Bản, Đức và Ý ký kết liên minh Thế giới thứ ba của họ, một đoàn các nhà lãnh đạo quân sự Nhật Bản đến Berlin để học hỏi từ các đồng minh mới. Tướng Tomoyuki Yamashita (giữa) cùng các tướng lĩnh Đức Quốc xã trong chuyến đi Berlin. Đứng đầu nhóm là Tướng...