Người dân đổ xô lên cầu Nhật Tân chụp ảnh
Sau một ngày khánh thành cầu Nhật Tân, nhiều người dân đi xe máy, ôtô, đi bộ lên cầu để tham quan, chụp ảnh, dẫn đến cảnh lộn xộn, mất an toàn giao thông.
Cầu Nhật Tân là cầu dây văng dài nhất bắc qua sông Hồng (nối huyện Đông Anh và quận Tây Hồ), có chiều dài 3,7 km với thiết kế dây văng liên tục 5 trụ tháp, phần đường dẫn dài 5,1 km rộng 60 m với 4 làn xe, tổng vốn đầu tư 13.626 tỷ đồng được khánh thành sáng 4/1.
Sau khi khánh thành, Sở Giao thông Hà Nội đã phân luồng và hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông. Người đi bộ, xe súc vật kéo bị cấm qua cầu. Xe thô sơ, xe thồ, xe đạp điện được phép hoạt động từ 22h đến 5h sáng, theo làn tuyến quy định và được khuyến cáo không qua cầu khi gió cấp 6 trở lên.
Ngành giao thông cũng cấm các phương tiện dừng đỗ sai vị trí trên cầu, tuy nhiên, sau một ngày khánh thành, vào sáng nay, nhiều ôtô con, và cả ôtô 24 chỗ chở từng đoàn đến cầu tham quan.
Thậm chí, nhiều người thuê taxi lên cầu để chụp ảnh.
Nhiều đoàn xe máy cũng dừng đỗ trên cầu để tham quan cầu vào sáng nay.
Video đang HOT
Trong đó không ít người dừng lại chụp ảnh lưu niệm lần đầu tiên qua cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam.
Cầu Nhật Tân, được kỳ vọng là điểm nhấn cho cảnh quan trên sông Hồng qua thủ đô với kiểu dáng kiến trúc đẹp. Cầu Nhật Tân được triển khai đồng bộ với đường Nhật Tân – Nội Bài tạo nên một tuyến cao tốc nội đô hiện đại, rút ngắn thời gian di chuyển từ cảng hàng không quốc tế Nội Bài tới trung tâm Hà Nội. Vui mừng trước việc cây cầu thông thương nối hai bờ Sông Hồng, nhiều người dân ven sông đã đưa cả con, cháu lên cầu để tham quan.
Tuy có lệnh cấm từ Sở Giao thông, nhưng theo quan sát, tại các đầu cầu chưa có hệ thống biển cấm người đi bộ, nên trong ngày hôm qua và sáng nay, nhiều người đi lên cầu, thậm chí còn trèo qua các lan can, để ngắm.
Rồi chạy bộ băng qua giữa cầu, gây nguy hiểm cho các phương tiện qua đây.
Ngành giao thông cũng khuyến cáo xe đạp đi lên cầu, tuy nhiên trong những ngày đầu tiên, có nhiều người dân, phần lớn các cụ già đi xe đạp lên cầu để vãn cảnh.
Trao đổi với VnExpress, Trung tá Trần Quang Vinh – Đội trưởng Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội cho biết, trong những ngày đầu tiên, nhiều người dân vui mừng khi cầu khánh thành nên muốn lên cầu để tham quan, nên cũng có trường hợp dừng đỗ sai quy định, nhưng lực lượng tuần tra của đội chỉ nhắc nhở. “Đến 2,3 ngày sau sẽ tuyên truyền và xử phạt nghiêm khắc với những người cố tình vi phạm giao thông trên tuyến này”, trung tá Vinh nhấn mạnh.
Bá Đô
Theo VNE
Từ 4.1 được lưu thông qua cầu Nhật Tân-đường Võ Nguyên Giáp
Ngày 4.1, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, Nhà ga hành khách T2 Nội Bài chính thức được đưa vào sử dụng.
Đây được coi là "cửa ngõ quốc tế mới" của Thủ đô Hà Nội. Thời gian di chuyển từ sân bay Nội Bài về đến cầu Nhật Tân chỉ còn 20 phút.
Cầu Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.
Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư 89,943 tỷ yên Nhật, tương đương 13.626,365 tỷ đồng. Tổng chiều dài của dự án là 8.930m.
Trong đó, cầu chính Nhật Tân là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới.
Bên cạnh đó, phần cầu chính còn áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam, như công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại.
Từ 12h ngày 4.1, người dân đã được lưu thông qua cầu Nhật Tân.
Dự án đường nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đến cầu Nhật Tân được đầu tư xây dựng để kết nối trung tâm Thủ đô với sân bay Nội Bài. Đồng thời, kết nối tuyến Nhật Tân - Nội Bài với tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài, làm giảm bớt lượng giao thông trên tuyến Bắc Thăng Long - Nội Bài. Dự án có tổng mức đầu tư 6.742 tỷ đồng, tổng chiều dài tuyến là 12,1 km. Phần đường chính được thiết kế là theo tiêu chuẩn đường phố chính chủ yếu, vận tốc thiết kế 80km/h.
Xe máy, xe buýt, xe ô tô cá nhân được phép lưu thông qua cầu Nhật Tân, khi qua cầu xe máy sẽ đi vào đường gom, không đi vào đường chính. Tuy nhiên, xe tải sẽ không được phép lưu thông mà phải đi đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Các phương tiện lưu thông trên tuyến không phải đóng phí.
Đường Võ Nguyên Giáp được đưa vào sử dụng từ 4.1.
Sáng cùng ngày, nhà ga hành khách T2 Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cũng đã chính thức được đưa vào sử dụng.
Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 được khởi công ngày 4.12.2011, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản.
Công suất nhà ga đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).
Ông Akihiro Ohta, Bộ trưởng Bộ Đất đai cơ sở hạ tầng, giao thông và du lịch Nhật Bản đánh giá, nhà ga hành khách T2 là biểu tượng cho sự phát triển của Việt Nam, đồng thời là câu chuyện kể về tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Nhật Bản.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải khẳng định, ga T2là công trình biểu trưng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Nhật Bản. Phó Thủ tướng cho rằng, đây là cửa ngõ đưa thế giới đến Việt Nam và đưa Việt Nam ra thế giới.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo ACV phối hợp với các đơn vị an ninh, hải quan, các đơn vị khai thác để vận hành, nâng cao chất lượng phục vụ tại Nhà ga hành khách T2.
Theo Vinh Hải (Dân Việt)
Vi phạm giao thông trên cầu Nhật Tân ngày đầu thông xe Cầu Nhật Tân đã chính thức thông xe từ 12h trưa nay (4.1). Đông đảo người dân đổ xô tới ngắm cầu và ngắm cảnh quan từ cây cầu, tuy nhiên rất nhiều người đi xe máy kẹp 2-3, không đội mũ bảo hiểm vi vu trên cầu... Với kiểu dáng kiến trúc đẹp, cầu Nhật Tân (Hà Nội) là một trong số...