Người dân đô thị bị stress nhiều hơn trước
GS.TS Đặng Vạn Phước, phó chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, cho biết như vậy tại “Lễ công bố cổng thông tin điện tử dành cho cán bộ y tế và bệnh nhân – www.01Minh.com” được Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức tại TP.HCM ngày 3-5.
Người dân TP.HCM đau đầu với nạn kẹt xe. Trong ảnh: ùn xe trên đường về lại Sài Gòn sau dịp nghỉ lễ – Ảnh: HỮU KHOA
Theo GS Phước, sống căng thẳng là yếu tố thuận lợi gây bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Người dân thành phố bị stress hơn so với trước đây do phải tính toán nhiều trong công việc và kẹt xe… Bên cạnh đó, xu hướng ăn nhiều đạm, ít rau, thích ăn nhanh (fastfood), ngồi một chỗ nhiều, ít vận động, ăn nhậu nhiều… cũng làm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường gia tăng.
Trong khi đó, phát biểu tại hội thảo khởi động dự án đương đầu với bệnh tăng huyết áp ở VN, do Viện Chiến lược và chính sách y tế tổ chức cùng ngày ở Hưng Yên, giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cho hay stress đang là một trong những yếu tố quan trọng gây tăng huyết áp. Stress không chỉ là những đau buồn, mất mát, lo lắng, mà do nhịp sống quá nhanh, không cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc dẫn đến stress mãn tính, kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh tăng huyết áp.
Video đang HOT
Ông Tuấn cho biết số người tăng huyết áp ở VN gia tăng rất nhiều và có dấu hiệu trẻ hóa rất rõ. Trước đây, tăng huyết áp xuất hiện nhiều ở lứa tuổi 50 trở lên, nhưng hiện nay có những bệnh nhân dưới 30 tuổi đã mắc bệnh, nhiều trường hợp đột quỵ và tử vong do huyết áp cao nhưng do bệnh nhân còn trẻ, không biết mình có bệnh và không điều trị kịp thời.
“Có thể kiểm soát phòng chống tăng huyết áp bằng thể thao, thiền, nhưng quan trọng nhất là biết quản lý thời gian để cân bằng làm việc và nghỉ ngơi, cộng với giấc ngủ sâu hằng ngày để tái tạo năng lượng”- ông Tuấn cho hay.
Theo tuoitre.vn
Kẻ xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và U23 Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào?
Việc Daniel Hauer sử dụng những lời lẽ khiếm nhã để xúc phạm Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như U23 Việt Nam không những vi phạm về đạo đức mà còn là hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật.
Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có công văn mời Daniel Hauer đến làm việc.
Theo đó, Daniel Hauer - một người nước ngoài đang giảng dạy tiếng Anh ở các cơ sở giáo dục Việt Nam đã mỉa mai cách chia sẻ niềm vui chiến thắng của người nước ngoài khi người này nói rằng "nếu U23 Việt Nam vô địch U23 Châu Á, ông ta sẽ xăm hình lá cờ Việt Nam lên ngực nơi gần trái tim để ăn mừng". Không những thế, Daniel còn có những lời lẽ cực kì khiếm nhã và thiếu tôn trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như đội tuyển U23 Việt Nam, khiến nhiều người Việt bức xúc, lên tiếng.
Trao đổi với Lao Động, LS Nguyễn Anh Thơm, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho rằng những lời bình luận khiếm nhã nói về U23 Việt Nam và đại tướng Võ Nguyên Giáp của Daniel Hauer đã xúc phạm đến những biểu tượng tiêu biểu trong đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Việt Nam. Hành vi đó không những đi ngược lại những giá trị đạo đức mà còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam.
"Dù là công dân nước ngoài nhưng Daniel Hauer đang sinh sống, làm việc trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, phong tục tập quán, lối sống của cộng đồng xã hội. Ở nước Việt Nam, Nhà nước tôn trọng quyền tự do ngôn luận, biểu đạt các quan điểm các quan điểm cá nhân về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng việc bày tỏ các quan điểm cá nhân phải trong khuôn khổ pháp luật, không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức và xã hội", LS Thơm cho biết.
Cũng theo luật sư, tùy theo tính chất mức độ, động cơ vi phạm, sự nhận thức về pháp luật Việt Nam, Daniel Hauer có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 288 Bộ luật hình sự 2015. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng - 3 năm.
Ngoài ra, hành vi này cũng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm c, khoản 5, Điều 65, Nghị định 174/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Cụ thể, Điều 65 quy định, phạt tiền từ 70.000.000 đồng - 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Được biết, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa có công văn mời giáo viên tiếng Anh Daniel Hauer đến làm việc về nội dung liên quan tới hoạt động đăng tải thông tin vi phạm pháp luật trên mạng xã hội Facebook.
DUNG HÀ
Theo Laodong
Thanh niên thất nghiệp giảm, cử nhân đại học thất nghiệp tăng Theo bản tin Cập nhật thị trường lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, số 15, quý 3/2017, số người thất nghiệp có trình độ "đại học trở lên" đã tăng 53,9 nghìn so với quý 2. ảnh minh họa Theo bản tin này, số người có việc làm tăng lên so với quý trước và cùng kỳ...