Người dân đề xuất cách giảm người rút BHXH một lần
Không tăng tuổi nghỉ hưu với người lao động chân tay; thêm chế độ cho người đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội là những đề xuất được nhiều bạn đọc đưa ra.
Pháp Luật TP.HCM có đăng bài ” Tăng quyền lợi để giảm người rút BHXH một lần” thông tin về tình trạng số lượng người nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) tăng cao trong thời gian gần đây.
Việc tự rời khỏi hệ thống BHXH không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế – xã hội, cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội. Bài viết nêu ra một số đề xuất của ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM, về việc tăng quyền lợi của người tham gia BHXH để hạn chế số người nhận BHXH một lần.
Sau khi bài viết được đăng tải, nhiều bạn đọc đã bình luận góp thêm cách làm để giảm số người rút BHXH một lần.
Người dân đến cơ quan BHXH TP.HCM thực hiện các thủ tục liên quan đến BHXH. Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Chỉ tăng tuổi hưu với người làm việc nhẹ
Bạn đọc Lê Văn Bộ bình luận: “Theo tính toán thì tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là khoảng 75 tuổi. Tuổi nghỉ hưu là 60 thì người về hưu sẽ được lĩnh lương hưu khoảng 15 năm. Nếu tăng tuổi hưu lên 62 thì chỉ còn 13 năm nhận lương hưu. Bài toán này ai cũng có thể tính được, giữa lúc các dịch vụ bảo hiểm nước ngoài phát triển thì cũng có nhiều người suy nghĩ đến chuyện nhận BHXH một lần mua bảo hiểm thương mại. Vì thế ngành BHXH nên tính toán lại tuổi nghỉ hưu để hợp lý hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra, với lực lượng công nhân, họ đi làm từ năm 20 tuổi đến năm 45 tuổi thì gần như không còn sức đảm bảo công việc. Vậy họ phải cố đi làm, hoặc ngồi nhà chờ đến năm 60 tuổi, chờ 15 năm nữa để nhận lương hưu, thời gian chờ quá dài. Đây cũng là nguyên nhân người lao động chọn nhận BHXH một lần. Các ngành cần nghiên cứu thêm thực tế này để điều chỉnh cho phù hợp”
Bạn đọc Trần Anh ý kiến: “Nhà nước tăng tuổi nghỉ hưu chung như vậy là không hợp lý và phải tùy vào công việc cụ thể của người nhóm người như lao động chân tay và lao động văn phòng. Người lao động có thể đổi năm đóng BHXH để giảm tuổi về hưu sớm, như thế cũng là hài hoà giữa người lao động và cơ quan BHXH”.
“Người lao động trong các doanh nghiệp khó mà đợi được khi đủ 62 tuổi để hưởng lương hưu. Bởi họ lao động ở môi trường này chủ yếu cần tới sức khỏe, kh người lao động có chút tuổi thì một số doanh nghiệp đã muốn đào thải rồi. Vì thế, theo tôi đã đóng đủ số năm bảo hiểm rồi thì cũng cần có chế độ thích hợp sao cho hợp lý đối với người lao động”- bạn đọc Hồng Vũ bình luận.
Nên tính trượt giá trong lương hưu
Bạn đọc Nguyễn Thanh Giang góp ý:” Đại đa số người tham gia BHXH là lao động bằng sức khỏe mà khi ngoài 40 tuổi trở ra sẽ không đủ sức khỏe để đáp ứng nhu cầu của công việc. Vì thế, cho dù đã đóng BHXH được 20 năm nhưng phải chờ đến rất nhiều chục năm sau mới có thể nhận lương hưu, đó là một căn nguyên dẫn đến tình trạng nhiều người nhận BHXH một lần. Nếu như bất cứ ai khi tham gia đủ 20 năm đóng BHXH thì được hưởng lương hưu mà không phải phụ thuộc vào tuổi đời thì tôi khẳng định sẽ rất ít người thanh toán BHXH một lần”.
“Chỉ cần nêu một ví dụ điển hình của tôi để thấy sự chưa hợp lý trong đóng và hưởng bảo hiểm: Tôi đã đủ 20 năm, trước đây với số tiền đóng thời đó cũng khá lớn. Trải qua mấy chục nay, đồng tiền mất giá, giờ cầm tiền một tháng ba triệu đồng chưa chắc đã đủ sống. Theo tôi nhà nước nên tăng mức trượt giá lên để người hưởng lương hưu đủ sống”- bạn đọc Thanh Thủy mong mỏi.
Đề xuất cho người dân nhận BHXH một lần ở mức rất thấp
Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa Luật Bảo hiểm xã hội theo hướng siết chặt quy định nhận bảo hiểm xã hội một lần, bổ sung đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm...
Tính đến năm 2020, mới chỉ có gần 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), vẫn còn gần 32 triệu người trong độ tuổi lao động (khoảng 66,5%) chưa tham gia BHXH.
Bộ LĐ-TB&XH vừa cho biết như trên, đồng thời kiến nghị Chính phủ sớm sửa Luật BHXH 2014.
Nhân viên bảo hiểm xã hội vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Ảnh: V.LONG
Theo cơ quan này, tính đến cuối 2020, Việt Nam có khoảng 14,1 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu. Trong khi chỉ trên 3,1 triệu người được hưởng lương hưu, BHXH hằng tháng (chiếm 22,1%). Nếu tính cả những người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì tổng cộng chỉ gần 5 triệu người.
"Như vậy, cho đến nay vẫn còn khoảng 9,2 triệu người sau độ tuổi nghỉ hưu (chiếm 65%) chưa thuộc diện bao phủ của hệ thống BHXH hoặc tầng an sinh xã hội nào khác..."- Bộ LĐ-TB&XH cho hay.
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, bình quân người tham gia BHXH đóng góp trong 28 năm với tỉ lệ 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất, trong khi hưởng lương hưu bình quân 25 năm với tỉ lệ hưởng bình quân cao là 70,1%.
Cạnh đó, tương quan giữa số người đóng và số người hưởng có xu hướng ngày càng giảm. Năm 1996, cứ có 217 người đóng BHXH thì chỉ có một người hưởng lương hưu. Đến năm 2020, chưa đến 8 người đóng thì có một người hưởng lương hưu. Tỉ lệ số chi trên số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian qua đang có xu hướng tăng lên.
Đặc biệt, tỉ lệ hưởng lương hưu trên số năm đóng góp của Việt Nam hiện nay là khá cao, mức tối đa là 75% cho 35 năm đóng góp đối với nam, và 30 năm với nữ, tương ứng với tỉ lệ tích lũy là 2,14% cho mỗi năm đóng góp đối với nam và 2,5% với nữ.
"Theo Tổ chức Lao động quốc tế, với tỉ lệ này Việt Nam thuộc loại hào phóng nhất thế giới..."- Bộ LĐ-TB&XH cho hay.
Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất sửa Luật BHXH năm 2014 theo hướng bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với một số nhóm đối tượng có điều kiện và khả năng như chủ hộ kinh doanh cá thể. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương...
Cạnh đó, quy định cụ thể việc tham gia BHXH bắt buộc đối với người lao động làm việc không trọn thời gian. Bổ sung quy định việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với trường hợp công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động.
Điều chỉnh quy định điều kiện hưởng BHXH một lần theo hướng có lộ trình tiến tới chỉ giải quyết đối với người lao động khi đã hết tuổi lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu mà không có nhu cầu đóng tiếp. Trừ trường hợp ra nước ngoài để định cư hợp pháp hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà có nhu cầu nhận một lần. Hoặc quy định trường hợp chưa hết tuổi lao động mà nhận bảo hiểm xã hội một lần thì mức hưởng thấp hơn.
"Ngoài ra, sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu, từ 20 năm như hiện nay xuống còn 15 năm và hướng tới 10 năm. Với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội..."- Bộ LĐ-TB&XH đề xuất.
Con trai kêu chán học, bố cho thử làm phụ hồ để hiểu giá trị cuộc sống Cha mẹ nào cũng muốn dạy bảo con cái mình trở thành những người tốt, có đạo đức và chăm chỉ trong xã hội. Tuy nhiên, mỗi phụ huynh sẽ lại có một cách giáo dục khác nhau, không ai giống ai. Mới đây, dân mạng đã vô cùng xôn xao và thảo luận sôi nổi trước câu chuyện của một người đàn...