Người dân Đà Nẵng hào hứng xem cầu Nguyễn Văn Trỗi nâng nhịp
Trưa 19-9, nhiều người dân Đà Nẵng đã đứng chờ để xem cầu Nguyễn Văn Trỗi nâng nhịp phục vụ các thuyền vừa tránh trú bão số 5 trở về Cảng sông Hàn.
Theo đó, sau khi nghe tin cầu Nguyễn Văn Trỗi sẽ nâng nhịp cầu để tàu thuyền qua lại, nhiều người dân đã đội nắng chờ cả tiếng đồng hồ để được chứng kiến khoảnh khắc thú vị này.
Trưa 19-9 cầu Nguyễn Văn Trỗi đã nâng nhịp để tàu thuyền đi qua. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG
Ông Trần Xuân Thanh (57 tuổi, trú quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết: Cách đây vài hôm thấy 1 ảnh cầu Nguyễn Văn Trỗi nâng nhịp nhưng nghĩ là ảnh chỉnh sửa vì tôi đã sống ở đây mấy chục năm rồi nhưng chưa thấy cảnh đó bao giờ. Ngày hôm nay, nghe được tin cầu sẽ nâng nhịp nên đã chạy tới xem có đúng hay không.
Nhiều người đã tập trung trên cầu Trần Thị Lý để xem cảnh tượng thú vị này. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG
Trước đó, ngày 17-9, đơn vị vận hành cầu Nguyễn Văn Trỗi đã quyết định nâng nhịp cầu để tàu thuyền được vào sâu bên trong sông Hàn nhằm tránh bão số 5. Đến ngày 19-9, bão số 5 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cầu Nguyễn Văn Trỗi lại một lần nữa nâng nhịp để các tàu thuyền trở ra lại cửa sông.
Hình ảnh cầu Nguyễn Văn Trỗi nâng nhịp cho tàu thuyền vào tránh trú bão được trang Thông tin Phòng tránh thiên tai Đà Nẵng đăng tải lên mạng xã hội khiến nhiều người ngạc nhiên và cho rằng sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng nhưng mới biết điều này.
Theo tìm hiểu, cầu Nguyễn Văn Trỗi được đưa vào sử dụng vào năm 1965, là cầu đường bộ đầu tiên bắc qua sông Hàn. Đến năm 2015, hệ thống điều khiển, nâng nhịp cầu Nguyễn Văn Trỗi được cải tạo, thi công lắp đặt và chuyển giao công nghệ hệ thống điều khiển và giám sát nhịp nâng cầu phục vụ thông thuyền tại cầu Nguyễn Văn Trỗi.
Video đang HOT
Theo thông số, ở nhịp cầu được nâng, số kích nâng là 4, với tải trọng nâng 1 kích là 100 tấn, vận tốc nâng: 0,233 m/phút. Hành trình nâng với độ cao 3,6 m. Chiều dài nhịp thông thuyền được nâng là 36,45m.
Các tàu du lịch từ khu tránh trú bão trở về Cảng sông Hàn. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG
Các tàu đi qua cầu Nguyễn Văn Trỗi chủ yếu là tàu du lịch trên sông Hàn. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG
Ông Trần Xuân Thanh cho rằng dù sống ở Đà Nẵng hơn 50 nhưng mới thấy hiện tượng này lần đầu. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG
Nhiều người dân dùng điện thoại để ghi lại khoảnh khắc khi cầu nâng nhịp. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG
Các tàu thuyền sau khi tránh trú bão sẽ trở về cảng sông Hàn. Ảnh: NGUYỄN CƯỜNG
Bão số 5 là cơn bão rất lớn, nửa triệu dân phải di dời nếu bão đổ bộ
Bão số 5 đổ bộ đúng lúc triều cường nên sẽ diễn biến khó lường; 500.000 dân đang trong diện phải di dời khi bão đổ bộ.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp ứng phó với bão số 5.
Sáng nay 16/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đã họp khẩn với các bộ, ngành, địa phương để chủ động ứng phó với bão số 5 (tên quốc tế là Noul) và mưa lũ sau bão.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 16/9, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 5, mạnh cấp 8, gió giật cấp 10. Trong 48 đến 72 giờ tới (ngày 18 và 19/9), bão số 5 sẽ tiếp tục mạnh lên và đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Quảng Bình đến Đà Nẵng với cấp 11 đến 12, giật cấp 13.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết, hoàn lưu bão số 5 sẽ gây ảnh hưởng đến các khu vực Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ, trong đó tập trung chủ yếu từ các tỉnh Quảng Bình đến Đà Nẵng.
Với hoàn lưu bão rộng, mưa lớn tập trung trong khoảng 1,5 ngày tại Bắc Trung bộ và Trung Trung bộ với lượng mưa khoảng 200 - 300mm. Riêng tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế lượng mưa có thể lên tới 300 - 400mm trong cả đợt. Mưa lớn dồn dập trong thời gian ngắn nên nguy cơ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất rất cao, đặc biệt là ngập lụt ở đô thị.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhận định, đây là cơn bão rất lớn, dự kiến lại đổ bộ vào đất liền cùng lúc với triều cường nên yêu cần cần hết sức cảnh giác, không được chủ quan.
Các địa phương cần chủ động rà soát phương án sơ tán, di dời dân cư, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là tại các khu vực ven biển, cửa sông, khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở, trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, nhà yếu không bảo đảm an toàn.
Theo dự kiến, sẽ phải di dời khoảng 500.000 cư dân nằm trong diện rủi ro khi bão đổ bộ và có thể cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Đặc biệt có thể là phải kích hoạt tin nhắn cảnh báo cho các thuê bao trong vùng người dân bị ảnh hưởng.
Vị trí và hướng di chuyển của bão số 5. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVQG.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các địa phương tiếp tục phối hợp với lực lượng biên phòng và ngành thủy sản, ngành giao thông rà soát, kiểm đếm tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển, kiểm soát chặt chẽ việc ra khơi, kể cả các tàu vận tải, tàu du lịch để hướng dẫn di chuyển thoát ra và không đi vào khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.
Phải bảo vệ, gia cố đê điều, nhất là đối với các tuyến đê biển, đê cửa sông; sẵn sàng lực lượng, vật tư để ứng cứu, khắc phục kịp thời các sự cố. Lên phương án cụ thể để bảo vệ công trình, khu du lịch, khu kinh tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, các công trình đang thi công, khu vực khai thác khoáng sản.
Đối với miền núi, trung du, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất khi mưa lớn để chủ động sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Vận hành an toàn, hiệu quả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, nhất là đối với các đập, hồ chứa nước xung yếu hoặc đã đầy nước.
Môtô nước du lịch chạy tốc độ "bàn thờ", 2 người tử vong Hai người điều khiển mô tô nước với tốc độ cao đã tông trực diện vào các tàu du lịch nên tử vong. Tối 1-9, Công an huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn đường thủy xảy ra trên đoạn sông Cổ Chiên. Theo thông tin ban đầu, vào chiều cùng ngày, có 2 người khách...