Người đan chữ trên quạt lá đề duy nhất xứ Đoài
Hơn nửa thế kỷ gắn bó nghề mây giang đan, ông Đặng Văn Pho hiện là nghệ nhân đan quạt lá đề duy nhất ở Hà Nội. Ông cũng là người sáng tạo cách đan chữ trên quạt.
Trong không khí lạnh đang ùa về, người nghệ nhân già với cái nhìn đôn hậu và lối nói chuyện chân tình, kể chuyện đời của mình. Ông sinh năm 1953 tại thôn Bình Xá, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội, trong một gia đình thuần nông, ông bắt đầu học và yêu mến nghề mây giang đan từ năm lên 9 tuổi.
Ông Pho ngày nay đôi mắt đã mờ và mái tóc pha sương, nhắc nhớ cái duyên với nghề gắn liền những năm tháng quân ngũ. “Khi vào phục vụ trong quân ngũ, tôi thường đan quạt lá đề tặng anh em, tôi lấy thuốc tím, thuốc đỏ, thậm chí cả ký ninh, để tạo màu cho quạt lá đề. Năm 1978, tôi xuất ngũ và trở về quê hương tiếp tục làm nghề mây giang đan”, ông nhớ lại.
Thành công với nghề, nghệ nhân Đặng Văn Pho đã đưa những chiếc quạt lá đề đi khắp các hội chợ, triển lãm nghề truyền thống trong cả nước. Ảnh: Quỳnh Trang.
51 năm gắn bó với nghề, bằng tài hoa và tâm huyết hiếm người có được, ông Pho đã làm ra không biết bao nhiêu chiếc quạt lá đề, rổ, rá, ấm ủ… Đặc biệt, sau nhiều năm dày công nghiên cứu, nghệ nhân đã sáng tạo ra cách đan chữ trên quạt lá đề, cách đan công phu nhất mà hiện nay khó có ai có thể đan một cách thành thục.”Đan chữ trên quạt lá đề rất lắm công phu, lúc đầu tôi tự mày mò ra cách đan chữ tiếng Việt, tiếng Anh, rồi tiếng Hàn Quốc. Nhiều người đến xin tôi dạy cách đan chữ trên quạt, tôi dạy nhưng họ chỉ đan được theo mẫu thôi, nếu chuyển sang mẫu khác thì họ không đan được”, ông chia sẻ.
Hồi tưởng về thời kỳ làng nghề mây giang đan phát triển mạnh, ông chia sẻ, vào những năm 80-90, sản phẩm của nghề mây giang đan xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Âu. Khi đó cả làng ai cũng đan mây, đan giang, tre, sản phẩm rất đa dạng như quạt lá đề, mành, tre, ấm ủ, rổ rá… Thu nhập của các gia đình rất khá. Ông và vợ đã được chính quyền mời đi dạy nghề mây giang đan cho con em trong địa phương.
Sau năm 1991 là khoảng thời gian khó khăn, thách thức với làng nghề. Thị trường Đông Âu truyền thống không còn nữa, những người dân trong làng vẫn đan quạt, đan rổ rá để bán nhưng chỉ làm vào lúc rảnh rỗi chứ không quanh năm, vì đơn đặt hàng không có nhiều. Ngày nay, người dân làng thường đan theo đơn đặt hàng nhỏ lẻ để làm quà biếu lễ tết, quà mừng thọ, quà cho những người xa quê hương. Ông Pho nói rằng, có lẽ việc trao tặng nhau những chiếc quạt lá đề có dòng chữ thật ý nghĩa trong dịp lễ tết hay những ngày trọng đại đã trở thành một nét văn hóa trong cách ứng xử của người dân xứ Đoài.
Những chiếc quạt lá đề truyền thống xứ Đoài. Ảnh: Quỳnh Trang.
Người nghệ nhân già, mắt mờ nhưng đôi tay vẫn thoăn thoắt, dẻo dai lướt trên những nan giang. Chứng kiến nghề mây giang đan truyền thống ngày một mai một trong chính gia đình của mình, nghệ nhân Đặng Văn Pho không khỏi buồn bã, tiếc nuối. Ông có 4 người con đều đi học, đi làm ở Hà Nội, không ai nối tiếp nghiệp bố. Bây giờ, ông chỉ làm quạt theo đơn đặt hàng và với đặc tính thời tiết ở Việt Nam, mây và giang nếu không đan nhanh sẽ dễ bị hỏng.
Video đang HOT
Say với nghề mây giang đan truyền thống, đến bây giờ, ông Pho vẫn chỉ có một tâm nguyện làm sao cho nghề đan quạt lá đề mãi được trao truyền, không bị mai một.
Quỳnh Trang
Theo VNE
Chuyện đời như cổ tích của chàng khiếm thị và "cô vợ thiên thần"
Một lần chơi bóng đá với các bạn, anh không may bị đập mặt xuống sân trường, rồi ngất đi. Khi tỉnh dậy, anh không còn nhìn thấy gì nữa.
Ảnh cưới của anh Đức và chị Thảo.
"Khi mới bị hỏng mắt, tôi luôn than trách ông trời, sao ông ác thế, sao ông không để cho tôi chết luôn đi, để tôi sống như một kẻ vô dụng làm gì. Nhưng từ khi đỗ vào trường Đại học Mở thì tôi không còn trách ông trời nữa. Đặc biệt là từ khi tôi gặp em - cô sinh viên tên Thảo", chàng trai khiếm thị Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Bỗng dưng bị đẩy vào bóng tối
Chàng trai Nguyễn Minh Đức sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông nghiệp ở xã Canh Nậu, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chứng kiến nhiều cảnh nghèo khổ nên anh luôn cố gắng học tập tốt để sau này thoát nghèo. Sau khi tốt nghiệp cấp ba, anh thi đỗ vào ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, bao ước mơ bắt đầu được nhen nhóm trong anh.
"Một tương lai tươi mới đã mở ra trước mắt tôi. Tôi vui sướng lắm, những người thân của tôi cũng vui lắm. Vì trong gia đình, tôi là người được kỳ vọng nhất. Lúc đó tôi nghĩ chỉ có 4 năm nữa thôi là tôi đã cầm trong tay tấm bằng cử nhân ngoại ngữ. Khi đó tôi có thể xin vào một công ty du lịch nào đấy, hoặc dịch thuật", Nghĩa kể.
Nhưng một lần chơi bóng đá với các bạn, anh không may bị đập mặt xuống sân trường, rồi ngất đi. Khi tỉnh dậy, anh không còn nhìn thấy gì nữa. Theo kết quả của bệnh viện thì dây thần kinh ở mắt của anh không còn hoạt động. Gần nửa năm điều trị, anh vẫn không thấy ánh sáng.
Thế là, từ một chàng trai khỏe mạnh, là niềm hy vọng của cả gia đình, anh trở thành mù lòa. Mẹ anh đã khóc nhiều lắm, bà khóc vì thương anh và tiếc cho tương lai, ước vọng của anh.
"Không còn đôi mắt, tôi bắt đầu phải tự làm quen với thế giới quanh mình bằng tai và đôi tay của mình. Thường xuyên nghe đài và biết nhiều tấm gương vượt lên khó khăn, nên tôi đã tự động viên bản thân phấn đấu để tiếp tục ước mơ của mình", Minh Đức tâm sự.
Được sự động viên và giúp đỡ của Hội người mù Hà Nội, năm 2006, anh đi học ở Trung tâm phục hồi chức năng và đọc viết thành thạo chữ nổi. Anh còn tham gia vào lớp học xoa bóp bấm huyệt của trung tâm.
Minh Đức quyết định ôn thi ĐH tiếp và năm 2008, anh đỗ khoa Luật kinh tế của Viện Đại học Mở Hà Nội. "Vậy là, một lần nữa, tôi lại được ngồi trên ghế của giảng đường Đại học. Tôi lại tiếp tục dệt thêu những ước mơ cho riêng mình, mặc dù đã có sự khác biệt, đó là những ước mơ của tôi trong thời gian này không mang theo màu sắc, ánh sáng. Có thể niềm tự hào về tôi của gia đình lúc đó không như trước đây, nhưng tôi hiểu, trong suy nghĩ của mọi người luôn dành cho tôi sự yêu thương, trân trọng", Đức nói.
Cùng năm đỗ ĐH, anh được bầu làm phó chủ tịch Hội người mù huyện Thạch Thất.
"Nhà có bốn anh em thì Minh Đức là người sống có nghị lực và lý tưởng, ra dáng một anh cả ngay từ nhỏ. Tôi cũng chỉ biết động viên con cố gắng trong cuộc sống", bà Phượng, mẹ anh Đức cho biết.
Anh Minh Đức là người khiếm thị đầu tiên của huyện Thạch Thất và một trong những số ít người khiếm thị theo học Đại học. Đầu năm 2011, anh được Thành hội cử đi dạy lớp xoa bóp bấm huyệt và trở thành 1 trong 5 giáo viên của Hà Nội và 16 giáo viên toàn miền Bắc được Tổng cục dạy nghề cấp chứng chỉ sư phạm.
Anh Nguyễn Minh Đức.
Cuộc tình xúc động
Niềm vui nối tiếp niềm vui. Không ngừng vượt qua chính mình và Đức lại có thêm những động lực mới để phấn đấu. Chàng trai bộc bạch: "Khi mới bị hỏng mắt, tôi luôn than trách ông trời, sao ông ác thế, sao ông không để cho tôi chết luôn đi, để tôi sống như một kẻ vô dụng làm gì. Nhưng từ khi đỗ vào trường Đại học Mở thì tôi không còn trách ông trời nữa. Đặc biệt là từ khi tôi gặp em - cô sinh viên tên Thảo".
Anh Đức gặp chị Thảo trong một lần chờ xe bus ở Hà Đông, cũng như thường ngày, anh nhờ người bên cạnh rằng lúc nào thấy xe bus 20 thì nói giúp anh. Bất ngờ cô gái hỏi lại: "anh bị khiếm thị à?".... Vừa ngồi đợi xe bus, cô gái vừa hỏi về hoàn cảnh của anh. Anh đã kể hết câu chuyện của mình cho cô nghe.
Qua trò chuyện, Đức biết cô gái tên là Thảo, sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ, là một sinh viên thường xuyên tham gia vào công tác tình nguyện của trường, nhà ở xã Kim Chung, huyện Hoài Đức.
Sau đó, hai người thường xuyên nhắn tin qua lại với nhau, (điện thoại và máy tính của anh Minh Đức được cài phần mềm nghe cho người khiếm thị- pv). Chị Thảo cũng thường xuyên đánh máy các kịch bản phát thanh cho anh Đức. Ngoài ra, chị Thảo giúp anh Đức đi ra bến xe bus, hay đưa anh từ bến xe bus về nhà.
Hai người còn hay tâm sự và gửi những đường link bài hát hay, ý nghĩa cho nhau nghe. Để rồi anh Minh Đức say đắm cô sinh viên tên Thảo từ lúc nào.
"Lúc đầu tôi tự ti lắm, nghĩ mình mù lòa làm sao mà xứng đáng làm bạn trai một cô gái như Thảo chứ. Nhưng rồi vì quá yêu Thảo, tôi đã liều đánh cược một lần..., nên tôi đã nhắn tin cho Thảo với dòng chữ "Em làm bạn gái anh nhé". Thảo đã không nhắn tin lại. Ba tuần trôi qua, tôi và Thảo không liên lạc với nhau nữa. Tôi lại đánh liều thêm một lần nữa, tôi nhắn tin hỏi Thảo sao không trả lời thì nhận được tin nhắn đồng ý của Thảo. Lúc đấy tôi không biết dùng lời nào để diễn tả hết hạnh phúc...", anh Đức xúc động chia sẻ.
Sau lời tỏ tình đó, Đức mới biết chính chị Thảo cũng đã yêu anh từ lâu. Chị trách anh, "tại sao giờ anh mới nói?".
Bốn năm quen biết nhau, rồi yêu nhau, cuối cùng anh chị quyết đi đến hôn nhân. Nhưng hai người bị gia đình chị Thảo phản đối. Mẹ Thảo chỉ muốn chị lấy chồng ở Hà Nội hoặc gần nhà và là một người khỏe mạnh.
"Thảo đã nhiều lần khóc lóc, cầu xin mẹ đồng ý, Thảo nói với mẹ rằng con đồng ý làm vợ anh ấy, có khổ con cũng chịu. Vì thương con gái mà bà đã để hai đứa cưới nhau, chứ trong thâm tâm thì bà không muốn cuộc hôn nhân này diễn ra. Ngày con cưới bà đã khóc rất nhiều", anh Đức kể.
Anh chị đã cưới hơn 1 năm và có một bé gái 8 tháng tuổi. Hàng ngày chị Thảo đi làm ở một công ty dược, còn anh Đức đang công tác tại Hội người mù huyện Thạch Thất.
Tuy thỉnh thoảng chạnh lòng vì không được nhìn thấy gương mặt vợ và con nhưng trong Đức, vợ và con anh luôn đẹp nhất, với anh, họ là những thiên thần. "Người mù họ không yêu bằng mắt mà họ yêu bằng trái tim của mình", anh nói trong xúc động.
Theo Xahoi
1.000 người và đoạn đường 700m Ngày 13/7, Thành Đoàn Hà Nội phối hợp với huyện Thạch Thất tổ chức khởi công xây dựng con đường mang tên "Đường thanh niên" ở thôn 8, xã Phùng Xá. 1.000 thanh niên (TN) gồm TN quân đội, sinh viên, TN địa phương, TN các Cty, nhà máy được huy động ra quân cùng với đông đảo khách mời dự khởi công...