Người dân châu Á lao đao vì tiền tệ mất giá
Lạm phát tăng kéo theo đồng tiền trượt giá sẽ khiến cuộc sống của người dân châu Á thêm phần khó khăn
Theo trang Asian Nikkei Review, vàng thường là một nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm khủng hoảng thị trường và hiện người dân Indonesia đang nắm giữ kim loại quý này để đối phó với mức giảm 9% của đồng rupiah so với đồng USD kể từ đầu năm.
“Tác động kéo theo của việc đồng rupiah suy yếu là người ta đang mua vàng”, Arie Prabowo Ariotedjo – Chủ tịch của Công ty Aneka Tambang – bình luận.
Công ty của Arie đã bán được 13,7 tấn vàng, tương đương trị giá 8,2 nghìn tỷ rupiah (553,8 triệu USD) và đạt mức tăng 317% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm nay. “Nhu cầu vàng đang tăng tại Indonesia. Giá vàng đã giảm, nhưng đã bắt đầu tăng trở lại”, ông nói.
Các công ty như Aneka Tambang, được hưởng lợi từ việc đồng rupiah lao dốc. Và, điều tương tự cũng đúng ở các quốc gia châu Á mới nổi, nơi một loạt các doanh nghiệp đang bị kẹp giữ việc tiền tệ bị suy yếu, Mỹ tăng lãi suất và khủng hoảng tài chính từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, các công ty khác lại không vui với điều này. Nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất Indonesisa – Kalbe Farma, nơi nhập khẩu 90% nguyên liệu thô – đã buộc phải cắt giảm doanh thu và mục tiêu tăng trưởng thu nhập ròng trong năm do đồng rupiah mất giá. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty cũng giảm xuống còn 48,1% trong nửa đầu năm 2018, từ mức 48,9% so với cùng kỳ năm ngoái, với cùng lý do.
Đà mất giá của tiền tệ các nước so với đồng USD.
Video đang HOT
“Thách thức lớn nhất hiện nay là việc đồng rupiah suy yếu, buộc chúng tôi phải tính toán lại”, Chủ tịch Kalbe, ông Vidjongtius, nói tại một cuộc họp báo ở Jakarta hôm 29/8. “Chúng tôi sẽ tăng giá của một số sản phẩm. Chúng tôi đã bắt đầu tăng giá trong tháng 7. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi biến động của đồng rupiah”, ông nói.
Cùng với việc tăng lãi suất liên tục của ngân hàng trung ương, Chính phủ Indonesia đã thực hiện các bước độc đáo để cải thiện cán cân thương mại và hỗ trợ đồng rupiah. Một là thay đổi chính sách nhằm tăng xuất khẩu than. Nhưng những nỗ lực này cho đến nay đã thất bại trong việc chống đỡ đồng rupiah lao dốc, vốn đạt mức thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 7 năm 1998.
Ở những nước mới nổi khác của châu Á, người dân không được may mắn như vậy. “Ngay cả khi đồng peso đã giảm giá, giá cả vẫn tăng vọt”, Anna Berdin, một y tá Philippines làm việc tại Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất cho biết, cô cũng là người thường xuyên gửi tiền về quê nhà. “Các công nhân Philippines khác ở nước ngoài đã làm việc lâu hơn tôi cũng cảm thấy sự thay đổi rõ rệt”.
Kể từ đầu năm, đồng peso Philippines đã giảm hơn 7% so với đồng USD, mức thấp nhất nhất của nó trong hơn 12 năm. Lạm phát đạt 5,7% trong tháng 7, mức cao nhất trong 5 năm. Emilio Neri, nhà kinh tế học tại Ngân hàng Philippines, cho biết hàng hóa gia tăng đã phủ nhận lợi ích của việc đồng peso mất giá. “Có vẻ như lạm phát đang làm xói mòn tất cả những lợi thế từ dòng kiều hối Philippines”, Neri nói. “Hy vọng rằng, đà mất giá (tiền peso) này sẽ tiếp tục trong khi lạm phát chậm lại vào năm 2019.”
Kiều hối từ nước ngoài tương đương với khoảng 1/10 GDP của Philippines và lạm phát gia tăng đã cản trở đà tăng trưởng kinh tế của nước này. Kinh tế Philippines đã tăng trưởng 6% trong quý II, tốc độ chậm nhất trong 3 năm. Tiêu thụ hộ gia đình đã giảm tốc trong hai quý liên tiếp.
Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã dao động quanh mức 10% cho đến tháng 4, đã tăng lên 15,85% trong tháng 7 do sự sụt giảm đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ. Với đồng tiền suy yếu hơn nữa, lạm phát tháng 8 dự kiến sẽ tăng 20%.
Theo Bá Ước
DNSG
Xuất khẩu hàng hóa: Tăng trưởng mạnh nhưng thiếu vững chắc
K của Việt Nam những năm qua ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn giá trị, song thực chất vẫn thiếu sự vững bền.
Để đổi thay cục diện, nâng cao chất lượng cũng như hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm XK được xem là giải pháp khả thi thời gian tới.
Xuất khẩu hàng hóa Tăng trưởng mạnh nhưng thiếu vững chắc
Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ hoặc tiếp tục XK tập trung vào gia công, lắp ráp giá trị gia tăng thấp, hoặc nỗ lực tham gia vào công đoạn đem lại giá trị gia tăng hơn. Ảnh: Huy Khâm
Tăng trưởng XK 12%/năm
Theo Bộ Công Thương, tính đến hết tháng 7, tổng kim ngạch XNK hàng hóa của Việt Nam tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt 264,32 tỷ USD. Trong đó, XK tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá với mức tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, bằng 56,5% kế hoạch năm. Về cơ cấu hàng XK, tính chung 7 tháng đầu năm, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng XK hàng hóa của Việt Nam khi chiếm tới 81,8% tổng kim ngạch XK hàng hóa. Ở góc độ cán cân thương mại, tính chung 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 3,06 tỷ USD. Trong đó, khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,1 tỷ USD. Nhập siêu của khu vực DN trong nước ước đạt 15,1 tỷ USD.
Đánh giá tổng thể XK hàng hóa của Việt Nam những năm gần đây, Bộ Công Thương nêu rõ: XK đã đạt những kết quả đáng ghi nhận về quy mô, cơ cấu hàng hóa cũng như thị trường. Điền hình như trong năm 2017, lần đầu tiên XK vượt mốc 200 tỷ USD. So với quy mô XK năm 2011 (96,9 tỷ USD), thời điểm bắt đầu thực hiện Chiến lược XNK hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030, XK sau 7 năm đã bằng 2,21 lần. Tốc độ tăng XK bình quân đạt 12%/năm.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Tăng trưởng XK đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, cải thiện cán cân thanh toán, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động. Bên cạnh đó, cơ cấu hàng hóa XK đã chuyển dịch thành công. Nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2017 chiếm tỷ trọng 81,3%, tăng mạnh so với mức 61% của năm 2011 tỷ trọng của hàng nông, thủy sản giảm còn 12,1% (năm 2011 là 20,4%) và nhóm nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm tỷ trọng khoảng 2% (năm 2011 chiếm 11,6%). Đáng chú ý, hiện nay thị trường XK được mở rộng, phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Cơ cấu thị trường XK về cơ bản là tốt, đặc biệt là đối với nhóm hàng công nghiệp.
Thiếu bền vững
Dù khẳng định XK những năm qua đã đạt không ít kết quả đáng ghi nhận, song ông Trần Thanh Hải cũng cho rằng vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế. Điển hình như, XK vẫn dựa nhiều vào khối DN FDI. Cụ thể, khối FDI vẫn chiếm trên 70% XK. Do sản xuất và XK của khối này phụ thuộc rất mạnh vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu nên mỗi khi có biến động xảy ra đối với chuỗi cung ứng (vì chiến tranh thương mại, vì dịch chuyển chuỗi cung ứng dưới tác động của các FTA trên thế giới,...), XK của Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh hơn, ông Hải phân tích.
Với riêng nhóm hàng nông, thủy sản đã và đang được Việt Nam đẩy mạnh XK, ông Hải đánh giá: Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm này chưa cao, cụ thể là còn phụ thuộc nhiều vào khu vực châu Á (chiếm tới 52,7%). Đặc biệt, một số mặt hàng phụ thuộc vào một thị trường duy nhất (sắn, cao su, thanh long,...). Nhiều chuyên gia nêu quan điểm: Nhóm hàng nông, thủy sản phát triển khá manh mún, tự phát, dẫn đến có lúc không kiểm soát được nguồn cung dành cho XK. Đáng chú ý, sản xuất manh mún khiến chất lượng nông, thủy sản không đồng đều, rất khó kiểm soát vấn đề an toàn và khó áp dụng các chuẩn mực của thế giới về truy xuất nguồn gốc. Tình trạng sản phẩm XK bị trả về do không đạt chỉ tiêu an toàn thực phẩm (thủy sản, hạt tiêu, gạo) vẫn xảy ra, ảnh hưởng tới hình ảnh, thương hiệu của hàng Việt Nam.
Liên quan tới câu chuyện XK vững bền, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích: Việt Nam đã hội nhập thành công vào nhiều chuỗi giá trị toàn cầu, song mới chuyên sâu vào các hoạt động sản xuất công nghiệp ở công đoạn cuối cùng, giá trị gia tăng thấp và kết nối trong nước yếu. Hiện, chỉ có 300 DN Việt Nam đủ năng lực tham gia chuỗi cung ứng nhưng vẫn là cung ứng thay thế, không phải cung ứng sản xuất. Trong đó, chỉ có 2% là DN lớn, 2-5% là DN vừa, còn lại là DN nhỏ và siêu nhỏ. Đáng chú ý, DN Việt còn bất cập trong quản lý, ít đổi mới công nghệ, khó tiếp cận tài chính nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn thiếu kỹ năng lao động... Tất cả khiến tính bền vững của hoạt động XK còn kém. Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ hoặc tiếp tục XK tập trung vào gia công, lắp ráp giá trị gia tăng thấp, hoặc đa dạng hoá và vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu để tham gia vào công đoạn đem lại giá trị gia tăng hơn, chuyên gia Phạm Chi Lan nói.
Nâng cao giá trị gia tăng
Theo Cục XNK, hướng tới XK bền vững, vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần triển khai nhiều giải pháp tổng thể như: Mở rộng thị trường tăng cường thông tin thị trường cải cách thể chế, hoàn thiện hành lang pháp lý với XK... Ở góc độ cụ thể hơn, giải pháp được Cục XNK xem như trọng tâm là tạo nguồn hàng có chất lượng và nâng cao giá trị gia tăng cho hàng hóa XK.
Một số chuyên gia cho rằng: Muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, điều kiện tiên quyết là sản phẩm phải có chất lượng tốt. Chất lượng sản phẩm phải được kiểm soát qua cả một quy trình từ gốc cho đến sản phẩm cuối cùng. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần có cải cách toàn diện theo cả chiều ngang và chiều dọc ở các ngành cụ thể. Quá trình cải cách này có thể triển khai theo một lộ trình toàn diện xuyên suốt nhiều khía cạnh. Đặc biệt, cần tăng liên kết trong nước với nước ngoài, giữa DN XK với các DN cung cấp đầu vào trong nước bởi khả năng kết nối của quốc gia với thị trường toàn cầu về hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động là yếu tố chính để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Song song đó, DN Việt cần nâng cao mức độ tinh thông trong hoạt động như kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý bên trong giúp DN đạt được năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất có thể...
Liên quan tới câu chuyện nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm XK, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu hướng sửa đổi các luật thuế để có sự đối xử công bằng hơn giữa vật tư, nguyên liệu NK và vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước. Bởi Bộ Công Thương đánh giá, chính sách thuế như hiện nay đang dành ưu ái lớn hơn cho vật tư, nguyên liệu NK để sản xuất hàng XK nên các DN XK thiên về NK nguyên vật liệu từ bên ngoài thay vì mua trong nước.
Ở góc độ nâng cao nguồn nhân lực, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, áp dụng các giải pháp, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các ngành như thiết kế kiểu dáng, bao bì công nghiệp, thiết kế thời trang, marketing... nhằm giúp các DN, đặc biệt là DN dệt may và da giày có thể tự chủ được về thiết kế, đa dạng hóa được sản phẩm, từng bước tạo dựng và khẳng định thương hiệu cho hàng XK của Việt Nam.
Theo báo Hải quan
Châu Á Thái Bình Dương tăng hạng minh bạch bất động sản nhất Theo báo cáo mới nhất của JLL, các thị trường trưởng thành Châu Á Thái Bình Dương như Singapore, Hồng Kong, Nhật Bản đã có những bứt phá thông qua Proptech (công nghệ trong lĩnh vực BĐS) nhằm cải thiện chỉ số minh bạch BĐS. Ông Jeremy Kelly, Giám đốc nghiên cứu toàn cầu của JLL cho biết, Proptech đang phát triển với...