Người dân băng rào vào đường gỗ lim 64 tỷ trên sông Hương
Dù đường chưa khánh thành và có biển cấm, nhiều du khách tại Huế và người dân vân tìm cách đi vào.
Tuyến đường đi bộ lót sàn gỗ lim 64 tỷ đồng ở bờ nam sông Hương (Thừa Thiên Huế) đang trở thành một điểm thu hút người dân và du khách đến tham quan dù chưa chính thức khánh thành. Mỗi ngày, hàng trăm người đến đây.
Công trình cơ bản đã hoàn thành, nhà thầu chỉ còn lắp đặt hệ thống điện. Đơn vị thi công đã đặt biển báo cấm vào. Các lối vào đều được bịt kín bằng lưới, bạt.
Tuy nhiên, trước vẻ đẹp lạ mắt của cây cầu, người dân vẫn muốn vào bên trong.
Nhiều bạn trẻ chui qua lối đi bịt bạt.
Video đang HOT
Bên trong công trình, công nhân vẫn miệt mài làm việc.
Một số nữ sinh cấp 2 leo qua tường thành xuống bến Hè sát bờ sông Hương để chụp ảnh.
Thiếu nữ tạo dáng chụp ảnh bên lan can bằng đồng của tuyến đường đi bộ lót sàn gỗ lim.
Khung cảnh nên thơ của tuyến đường với sàn gỗ và lan can bằng đồng.
Nhiều du khách Tây cũng băng qua rào chắn để thưởng ngoạn sông Hương trên tuyến đường đi bộ.
Dự kiến, tuyến đường lót sàn gỗ lim trên sông Hương sẽ được khánh thành cùng lúc với đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu và công viên Lý Tự Trọng trong dịp lễ Noel.
Chính quyền thành phố Huế hy vọng, tuyến đường sẽ tạo điểm nhấn, thu hút khách du lịch.
Võ Thạnh
Theo VNE
Nối nhịp cầu yêu thương cho người dân xã nghèo
Ngày khánh thành cầu (15/9 vừa qua), cả xã như mở hội, trẻ em thi nhau đi xe đạp qua lại thấy ấm lòng
Đông đảo người dân hồ hởi dự sự kiện khánh thành cầu Chân Rò
Hơn chục ngày khánh thành, đưa vào sử dụng cầu Chân Rò theo hình thức xã hội hóa, việc lưu thông của hàng ngàn người dân xã nghèo Đakrông (huyện Đakrông, Quảng Trị) đã dễ dàng và an toàn hơn, nhất là khi mùa mưa lũ cận kề.
Chạy những vòng xe đạp qua lại cầu, trên khuôn mặt ông Hồ Phúc (60 tuổi, thôn Chân Rò, xã Đakrông) lộ rõ niềm vui, bởi bao đời nay, người dân đi lại, mua bán đến các cháu học sinh phải đi đò qua sông vất vả và rất nguy hiểm, đặc biệt là khi nước sông Đakrông dâng cao... Giờ có cầu rồi, dân làng ai cũng phấn khởi lắm.
Em Hồ Văn Hóa, học sinh lớp 11 trường THPT Đakrông vui mừng có cầu chúng em không thể đến lớp như các bạn bên kia sông. Bây giờ có cầu rồi chúng em không còn lo đến lớp trễ giờ nữa.
Cầu Chân Rò được thiết kế bê tông cốt thép, thi công trên hệ cọc nhồi với khổ cầu rộng 3m, dài 106m, gồm 10 nhịp, tổng mức đầu tư gần 2,6 tỷ đồng. Trong đó, các mạnh thường quân và nhà tài trợ hỗ trợ thông qua Đài Tiếng nói nhân dân TP HCM 2,3 tỷ đồng và nguồn vốn đối ứng của Ban ATGT tỉnh Quảng Trị gần 300 triệu đồng. Cùng với đó, tỉnh Quảng Trị cũng đã đầu tư hơn 3,4 tỷ đồng để xây dựng đường dẫn 2 đầu cầu Chân Rò và đường nối từ bờ Nam cầu đến Điểm trường Chân Rò phía bên kia sông Đakrông.
Theo lãnh đạo UBND xã Đakrông, có cầu, cơ hội phát triển kinh tế của người dân hứa hẹn thuận lợi hơn. Hàng chục năm trước, nhiều hộ dân đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Đakrông đã vượt sông Đakrông sang vùng đồi núi phía bên kia sông Đakrông canh tác, sống rải rác. Từ lâu, người dân mơ về cây cầu nhưng nguồn lực địa phương khó khăn. Ngày khánh thành cầu (15/9 vừa qua), cả xã như mở hội, trẻ em thi nhau đi xe đạp qua lại thấy ấm lòng.
Ông Nguyễn Quân Chính, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trực tiếp đến cắt băng khánh thành cầu. Theo ông Chính, cầu Chân Rò có ý nghĩa to lớn, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho việc đi lại, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của 1.425 người dân, học sinh thuộc 267 hộ dân thôn Chân Rò, Ba Ngào và Khe Ngài...
Nói về hành trình xây cầu, ông Lê Công Đồng, Giám đốc Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM (đơn vị tài trợ) kể, ý tưởng xây cầu Chân Rò nhen nhóm từ 2 năm trước khi ông cùng các thành viên chương trình "Sát cánh cùng gia đình Việt" của đài và các nhà tài trợ mang 200 thùng quà để tặng bà con trong đợt bão lũ. Hành trình đến người dân vùng thiên tai thêm cơ cực vì không có cầu, mọi người di chuyển bằng thuyền nhôm tròng trành nguy hiểm, rồi tiếp tục khiêng thêm gần 2km vào tới nhà tặng cho người dân.
"Khi trở ra bến sông, chúng tôi nhìn thấy sợi dây thép kéo từ bờ bên này qua bờ bên kia để bà lần mò đưa thuyền vượt sông trong trường hợp đêm hôm khuya khoắt có người ốm đau cần phải đưa đến cơ sở y tế... Những hình ảnh đó cộng thêm khó khăn trong mưu sinh, 1kg sắn trong mùa thu hoạch vào mùa mưa lũ ra được tới bờ chỉ còn được 75 đồng, không đủ để thu nhập đã thôi thúc chúng tôi và chương trình "Sát cánh cùng gia đình Việt" làm cây cầu qua sông cho bà con bớt khổ", ông Đồng chia sẻ.
Nghĩ là làm, chương trình kêu gọi các mạnh thường quân, nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí và phối hợp với Ban ATGT tỉnh Quảng Trị để phối hợp triển khai. Ngày 3/7/2017, Dự án cầu Chân Rò được các bên ký biên bản ghi nhớ và sớm triển khai ngay dịp cuối năm 2017. Tuy nhiên, ngày khởi công đúng dịp mưa lũ kéo dài, nước sông dâng cao, nên đến tháng 3/2018 vừa qua, công trình mới chính thức khởi động.
Duy Lợi
Theo baogiaothong
Hình ảnh Hà Nội bị "đối xử tệ bạc" khiến nhiều người phải bình luận: Thật kinh khủng! Hình ảnh xuất hiện sau một buổi tối trên phố đi bộ Hà Nội thật khó chấp nhận nổi. Hình ảnh xuất hiện sau một buổi tối trên phố đi bộ Hà Nội thật khó chấp nhận nổi. Vấn đề xả rác bừa bãi, ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường luôn khiến người ta phải đưa ra tranh luận gay gắt. Hàng...