Người đàn bà nghèo bỏ tiền sửa cầu cho dân làng
Chứng kiến 2 người phụ nữ gặp nạn khi qua cây cầu không có lan can, bà Hoa bỏ 50 triệu đồng tích góp trong nhiều năm để sửa cầu cho dân làng.
Một ngày giữa tháng 9, trong ngôi nhà nhỏ ở thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều ( Thăng Bình, Quảng Nam), bà Nguyễn Thị Hoa đang ngồi tính toán lại số tiền kiếm được từ việc cho thuê phòng trọ. Khoản tiền này ngoài để trang trải cuộc sống, phần còn lại bà dành dụm để làm từ thiện khi có dịp. Cách đây hơn 2 năm, người đàn bà sống đơn thân từng bỏ số tiền tích góp trong nhiều năm để sửa cầu cho dân làng. Vì thế, người dân vẫn gọi bà với cái tên “Người nối nhịp bờ vui”.
Từ khi có lan can, cầu Bà Gần không còn xảy ra tai nạn. Ảnh: Tiến Hùng
Cầu Bà Gần bắc qua sông Trường Giang dài hơn 100 m là tuyến huyết mạch nối hai xã Bình Triều và Bình Đào, huyện Thăng Bình. Được xây dựng từ lâu nhưng cầu không có lan can. “Phần mặt cầu nhấp nhô, chạy xe máy qua đây rất dễ mất tay lái. Cầu cách mặt nước khá cao, đoạn sông chỗ này lại sâu và nước xoáy nên hầu như năm nào cũng có người té xuống sông chết đuối. Sau nhiều vụ tai nạn, phụ nữ và trẻ em buổi tối hầu như không dám đi qua đây”, bà Hoa kể.
Một ngày đầu năm 2013, bà Hoa chứng kiến 2 phụ nữ trên đường đi đám cưới về đã bị té xuống sông Trường Giang. “Lúc đó tôi đi phía sau, thấy xe của họ bị gió quật ngã, đẩy cả 2 người rơi xuống sông. Một người may mắn được cấp cứu kịp thời nên sống sót, người kia 3 ngày sau mới tìm thấy thi thể”, bà Hoa kể và cho hay do cầu được thiết kế cao, xung quanh lại không có cây cối, nhà cửa để che chắn nên người đi qua rất dễ bị gió tạt rơi xuống nước.
Sau lần đó, bà Hoa quyết định dùng hết số tiền tích góp để làm lan can cầu. Bà đến gặp trưởng thôn Hưng Mỹ xin phép sửa cầu cho dân làng nhưng không được. “Trưởng thôn bảo tuy cầu Bà Gần nối 2 xã nhưng vị trí cây cầu nằm ở địa phận xã Bình Đào, tôi là người dân xã Bình Triều, nên không cần có trách nhiệm làm chuyện đó. Muốn làm từ thiện thì phải làm những cây cầu, trường học trên xã mình”, bà Hoa thuật lại. Không từ bỏ ý định, bà Hoa lên UBND xã Bình Triều để xin phép, nhưng cán bộ xã bảo không có thẩm quyền quyết định.
“Cấp thôn và xã không được, tôi chạy lên gặp chủ tịch huyện và được vị này cho phép, đồng thời giới thiệu xuống Phòng Kinh tế – Hạ tầng của huyện để làm bản vẽ thi công”, bà Hoa kể. Huyện Thăng Bình sau đó bàn giao số tiền của bà cho xã Bình Triều mua vật liệu, thuê người sửa cầu.
Video đang HOT
Sống một mình, thu nhập từ tiền cho thuê phòng trọ không đáng là bao, nhưng bà Hoa vẫn tích cóp để làm từ thiện. Ảnh: Tiến Hùng.
Chia sẻ về hoàn cảnh của mình, bà Hoa cho hay vốn sinh ở xã Bình Triều nhưng nhà nghèo, 18 tuổi bà vào TP HCM làm thuê rồi lập gia đình trong đó. Cách đây 10 năm, bà ly hôn. Sợ người chồng vũ phu thường xuyên đến gây gổ, bà trở về quê xin mảnh đất của người thân làm nhà.
“Tôi dựng căn nhà nhỏ rồi tách ra 3 phòng cho thuê nghỉ trọ, tuy nhiên ở quê khách đến thuê cũng ít nên thu nhập chả đáng là bao. Cũng may 3 người con đã có công việc ổn định ở TP HCM, sống một mình nên dư ra bao nhiêu tôi làm từ thiện bấy nhiêu”, bà Hoa cho hay. Số tiền tích góp đó, hàng năm bà trao cho các học sinh nghèo trong xã rồi các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
“Không những bỏ tiền sửa cầu, bà Hoa sau đó còn mua đồ, làm lễ cầu siêu cho những người gặp nạn ở đây. Trong suốt nhiều năm không biết có bao nhiêu người thiệt mạng trên cây cầu này, chỉ biết từ khi có lan can tới nay, không còn xảy ra vụ tai nạn nào nữa”, ông Hoàng Long (50 tuổi), một người dân xã Bình Triều, nói.
Ghi nhận tấm lòng của nhiều người dân khi tự bỏ tiền làm và sửa cầu, một cán bộ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Nam, cho hay chưa kể các trường hợp cầu xuống cấp, toàn tỉnh hiện nay còn có hàng trăm điểm phải qua lại bằng đò rất nguy hiểm. “Tỉnh nghèo không có kinh phí để làm hết được, nên rất hoan nghênh tinh thần của người dân. Hiện Bộ Giao thông chỉ có dự án làm cầu treo dân sinh ở miền núi chứ đồng bằng sông quá rộng, kinh phí lớn nên chính quyền lo không xuể”, vị này nói….
Tiến Hùng
Theo VNE
Cố trục vớt tàu cá bị đắm trước khi bão số 3 đổ bộ
Mưa to kèm theo gió lớn do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Vàm Cỏ) khiến một tàu cá của ngư dân Quảng Nam bị đắm khi đang neo đậu trên sông.
Chiếc tàu cá đang được trục vớt trước khi bão Vàm Cỏ đổ bộ - Ảnh: Hoàng Sơn
Đến 15 giờ chiều nay 14.9, chiếc tàu cá mang số hiệu QNa 90208 (340CV) vẫn đang được ngư dân và các thợ lặn trục vớt từ đáy sông Trường Giang.
Trước đó, vào khoảng 5 giờ 30 phút cùng ngày, nhiều người dân thôn 5 (xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, Quảng Nam) hốt hoảng khi phát hiện chiếc tàu cá này bị nghiêng hẳn sang một bên, khoang tàu bị ngập nước do trận mưa lớn kéo dài từ chiều 13 đến sáng 14.9, nên khoảng 30 phút sau thì chiếc tàu cá chìm hẳn.
Chiếc tàu cá đang được trục vớt trước khi bão Vàm Cỏ đổ bộ - Ảnh: Hoàng Sơn
Ông Trần Công Tăng (40 tuổi, chủ tàu QNa 90208 TS) cho biết ông lo lắng bão Vàm Cỏ đổ bộ khiến nước sông dâng cao sẽ cuốn chiếc tàu đi xa, nên sau khi phát hiện sự việc đã thuê 3 tàu cá khác để giữ chiếc tàu bị đắm.
Hai thợ lặn cùng chiếc tàu hút nước cũng được huy động để tiến hành trục vớt chiếc tàu. Tuy nhiên, do mưa to kèm nước sông chảy xiết nên công tác cứu hộ chiếc tàu đắm gặp rất nhiều khó khăn. Phải mất 5 giờ đồng hồ, mũi chiếc tàu mới nổi lên mặt nước. Sau đó, 3 tàu cá đã dùng dây thừng và lai dắt chiếc tàu đắm vào bờ, cách vị trí bị chìm độ khoảng 100 mét.
Đội hình 3 tàu cá giữ chặt chiếc tàu chìm - Ảnh: Hoàng Sơn
Ông Tăng cho biết thêm: "Khi neo đậu tàu trên sông, anh em đã kéo dàn lưới nên cũng đỡ thiệt hại. Nhưng khi tàu chìm hẳn thì thiệt hại tàu đã trên 50%, kể cả máy móc và thiết bị hư hỏng ước trên 1 tỉ đồng".
Cùng ngày 14.9, khu vực miền núi Quảng Nam do mưa lớn nên đã có một số địa điểm bị chia cắt. Tại đoạn dốc Rùa (huyện Đông Giang), nước lũ đã tràn qua tuyến đường nối các địa phương với huyện, khiến các phương tiện không thể lưu thông. Người dân đi qua tuyến đường này phải chờ nước rút để đi tiếp.
Một mái hiện tiệm cắt tóc ở huyện Núi Thành bị gió giật đổ - Ảnh: Hoàng Sơn
Tại các địa phương ven biển Quảng Nam như Hội An, Núi Thành, Thăng Bình... hàng loạt phương tiện đánh bắt đã được ngư dân đưa vào các vị trí neo đậu an toàn.
Ông Lê Muộn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam cho hay, hiện trên địa bàn có khoảng 3.500 ha lúa vụ hè - thu chưa thu hoạch. Trong đó khoảng 3.000 ha tập trung tại 7 huyện miền núi và trung du. Ngoài ra có khoảng 2.000 ha rau màu các loại mới gieo trồng hoặc chưa thu hoạch.
Tỉa cành cây đón bão - Ảnh: Hoàng Sơn
"Lo ngại nhất là 500 ha lúa ở vùng đồng bằng bởi nếu không gặt kịp mà mưa kéo dài thì sẽ bị nảy mầm. Tuy nhiên, qua kiểm tra, tôi chứng kiến hiện nhiều người dân đã ra đồng tranh thủ gặt lúa trước khi bão vào", ông Muộn nói.
Hoàng Sơn
Theo Thanhnien
Thiếu phụ hai con bị thiêu vì không đồng ý cưới? Người phụ nữ có hai con bị bạn trai khóa trái cửa rồi đổ xăng đốt, nguyên nhân có thể do chị này không đồng ý cưới. Vụ việc xảy ra lúc 11h ngày 6/9, tại tổ 5, phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội). Hai nạn nhân gồm chị Phạm Thị Thúy G. (32 tuổi, chủ nhà) và anh Nguyễn Đức...