Người đàn bà hay tin trúng 14 tỷ liền mở tiệc linh đình, cái kết khiến tất cả ngã ngửa
Bà Tám – mẹ chị H cho biết, con gái bà đã vay hơn 100 triệu đồng để mua 5.6 tấn gạo và nhu yếu phẩm tặng bà con nghèo trong xã.
Cách đây 5 năm, người dân tại huyện Thới Lai (TP.Cần Thơ) không khỏi ngỡ ngàng trước câu chuyện người phụ nữ tên H (SN 1978) ôm nợ cả trăm triệu đồng vì tưởng trúng số độc đắc. Đây là trường hợp hy hữu xảy ra trên địa bàn khiến chính lãnh đạo địa phương cũng phải bất ngờ!
Theo đó, đầu tháng 2/2017, chị H bất ngờ báo tin vui đã trúng 7 tờ vé số độc đắc tổng trị giá 14 tỷ đồng. Lúc này, người thân bảo chị đưa những tờ vé số ra dò lại xem đúng hay sai? Song chị kiên quyết không chịu và “dọa” nếu ai đòi xem sẽ không cho tiền sau khi lĩnh thưởng. Thậm chí chị còn quả quyết rằng sẽ chi 2 tỷ đồng làm từ thiện rồi nhờ trưởng thôn lập danh sách phát phiếu cho bà con nghèo đến nhận quà với 59 phần, mỗi phần gồm: 25kg gạo, bột ngọt, nước tương… Ngoài ra, chị còn mua 2 con lợn và 10 con gà về đãi tiệc bà con trong xóm nhậu suốt 2 ngày đêm.
Bà Tám – mẹ chị H kể về quá trình trúng số độc đắc của con gái.
“Ngày 20/2, chị H thuê 4 vệ sĩ với giá 5 triệu đồng, mướn xe ô tô 16 chỗ chở gia đình đến Vĩnh Long lĩnh tiền thưởng. Nhưng xe chưa chạy được bao xa thì chị ấy bị xỉu lên xỉu xuống nên phải quay về nhà nghỉ ngơi cho khỏe lại. Sau đó chị ấy quyết định không thuê vệ sĩ nữa, sẽ đến ngân hàng mở tài khoản”, lãnh đạo ấp Định Khánh B – nơi gia đình chị H sinh sống cho hay.
Ngày 21/2, chị H đến ngân hàng mở tài khoản rồi thuê chiếc ô tô trị giá 2 triệu đồng đến công ty xổ số lĩnh thưởng. Ngồi trên ô tô, mọi người lần nữa thúc giục chị bỏ 7 tờ vé số ra dò lại cho chắc ăn. Lần này chị đã nghe lời khuyên của mọi người, móc từng tờ ra một. Đến khi so từng số, tất cả đều ngỡ ngàng khi kết quả đã trật, chỉ trúng 2 con số đuôi 11 của giải đặc biệt.
“Cuối cùng, chị ấy đã không trúng. Người ta thấy vậy liền kéo đến nhà đòi lại số tiền mà chị H mua chịu gạo, thịt… Thấy chị ấy không có tiền trả, họ đành thu lại số gạo đã bán. Còn phần quà phát cho hộ nghèo, tôi cũng đã phát hết. Vì thế tôi lập ức báo cáo lên ủy ban nhân dân xã. Sau đó tôi đến từng nhà trong ấp vận động họ trả lại cho chị ấy. Còn những người đến nhà chị ấy dự tiệc đồng ý góp 200.000 đồng/người để trả lại, coi như đã đi đám”, vị lãnh đạo ấp Định Khánh B nói.
Video đang HOT
Ngày 21/2, chị H đến ngân hàng mở tài khoản rồi thuê chiếc ô tô trị giá 2 triệu đồng đến công ty xổ số lĩnh thưởng.
Bà Tám – mẹ chị H cho biết, con gái bà đã vay hơn 100 triệu đồng để mua 5.6 tấn gạo và nhu yếu phẩm tặng bà con nghèo trong xã. “Nó có 3 người con, còn chồng không nghề nghiệp, nghiện rượu… Cả gia đình sống dựa vào một công ruộng nhưng vì nó không xem xét kỹ đã trúng số hay chưa mà làm liều… thì đành phải bán đi để trả nợ.
Lúc nó thông báo tin vui trúng độc đắc 14 tỷ đồng, tôi đã khuyên phải dò thật kỹ vì chỉ cần sai một số là đã trật rồi. Vậy mà nó không chịu nghe, dám vay tiền về mở tiệc rồi mua quà phát cho bà con. Cuối cùng tiền tỷ đâu không thấy, chỉ thấy khổ bao người xung quanh phải chạy vạy vay mượn tiền để trả cho nó”, mẹ chị H giãi bày.
Câu chuyện của chị H không chỉ là bài học cảnh tỉnh cho những người “đam mê” chơi vé số với hi vọng được đổi đời. Bởi thực tế để trúng số không phải dễ, vì thế muốn giàu có chỉ có thể chăm chỉ làm lụng, tích cóp từng đồng từng hào. “Miền Tây quê tôi không hiếm người trúng số độc đắc song chuyện của chị H thì thực sự rất hi hữu. Chị ấy không soi xét kỹ mà đánh liều nghĩ mình đã trúng 14 tỷ rồi mở tiệc đãi họ hàng linh đình, mua phát gạo cho người nghèo. Có thể nói tấm lòng của chị ấy tốt nhưng trời lại không thương, khiến chị ấy phải gánh số nợ lớn vì tất cả vé số đều trật. Đến giờ người dân quê tôi vẫn không thể quên “sự kiện” chị ấy trúng số giả vì nó từng gây chấn động làng quê suốt một thời gian dài”, anh Phạn Úc Lâm – một người hàng xóm của gia đình chị H kể.
Dựng nhà tạm tre nứa cho người cách ly tập trung
Hàng chục căn nhà bằng tre, nứa được người dân các huyện miền núi dựng tại bản, giúp con em từ vùng dịch trở có chỗ cách ly.
Hai ngày qua, hơn 70 đoàn viên và người dân xã Na Ngoi (huyện Kỳ Sơn) vào rừng chặt hàng trăm cây tre, nứa, cắt lá cọ làm vật liệu dựng nhà tạm. Đây sẽ là nơi đón công dân địa phương đi làm ăn từ các vùng dịch trở về, cách ly 21 ngày phòng Covid-19.
Người dân xã Na Ngoi dựng lán hai ngày qua. Ảnh: CTV
Gần hai tháng qua hơn, 200 người về quê đều được cách ly tập trung tại hai điểm trường tiểu học trên địa bàn. Tuy nhiên, cuối tháng 8, xã bàn giao lại để học sinh bước vào năm học mới.
Mỗi nhà có 3 gian tổng chiều dài 9 m, rộng 3 m, cao 2,5 m, có phản làm chỗ nằm, mái lợp lá cọ, điện lưới. Một gian có thể ở 3-5 người. Hàng ngày, họ sẽ được người thân hoặc chính quyền nấu cơm từ nơi khác đem tới.
Sau hai ngày, 9 căn nhà đã hoàn thiện tại hai bản, dự kiến làm thêm 10 nhà. "Nguồn vật liệu tự cung tự cấp, người dân tự nguyện tham gia góp công nên không mất chi phí", anh Lầu Bá Lếnh, Bí thư đoàn xã Na Ngoi cho biết.
Dự kiến những tháng tới, hàng trăm công dân của xã đi làm ăn tại các tỉnh tiếp tục trở về.
Lá cọ được chặt ở rừng đem về lợp lán. Ảnh: CTV
Ngoài xã Na Ngoi, 13 nhà tạm bằng tre nứa cũng được người dân xã Bắc Lý (huyện Kỳ Sơn) hoàn thiện, chuẩn bị đón người cách ly.
Bà Vi Thị Quyên, Phó Chủ tịch huyện Kỳ Sơn, nói dù các dãy nhà tạm nói trên không đáp ứng đủ điều kiện cách ly tập trung phòng Covid-19. Song đây là giải pháp tình thế trong lúc khu cách ly tập trung của huyện quá tải. Từ giữa tháng 7 đến nay, hơn 1.600 công dân từ các tỉnh phía Nam và vùng dịch đã trở về huyện.
Chính quyền đang khảo sát thêm các công trình bỏ hoang để làm điểm cách ly tập trung thời gian tới, tuy nhiên phải tu sửa mới có thể đảm bảo yêu cầu, bà Quyên nói.
Tương tự Kỳ Sơn, một số xã của huyện Con Cuông cũng dựng hàng chục căn nhà bằng tre, nứa phục vụ người cách ly do các trường học từng được trưng dụng phải trao lại cho ngành giáo dục.
Khu nhà tạm tại xã Bắc Lý (Kỳ Sơn) được dựng tại một bản. Ảnh: Lô Khăm
Nghệ An đang cách ly hơn 17.800 người tại các tuyến để phòng chống Covid-19. Từ 13/6 đến nay, toàn tỉnh có 1.747 ca nhiễm và nghi nhiễm Covid-19. Dịch lan ra 21 địa phương, trong đó Vinh 624 ca, huyện Yên Thành 198 ca...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều huyện không còn ca nhiễm Covid-19, vùng xanh đang mở rộng Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên tục 14 ngày không có ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng lẫn khu vực phong tỏa. Nhiều huyện đã chuyển thành vùng xanh. CSGT TP.Vũng Tàu kiểm tra giấy đi đường. Ảnh NGUYỄN LONG Tính đến ngày 8.9, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 3 địa phương liên...