Người đàn bà giận chồng cho ba đứa con uống thuốc độc
Nhưng tất cả những cố gắng ấy của Ngân như đổ xuống sông xuống biển, khi những ngày vắng nhà của chồng ngày càng mau hơn, khiến cho Ngân chán nản. Ngân nghĩ rằng, chồng không còn thương yêu mình nữa, cô đã nghĩ quẩn, nảy sinh ý định tự sát.
Dù đã có ba đứa con ngoan, khỏe mạnh nhưng Lê Thị Ngân, SN 1981, trú tại xóm 2, thị trấn Yên Thành, tỉnh Nghệ An vẫn bị chồng ruồng bỏ để cặp kè với tình nhân. Uất ức, níu kéo chồng không được, Ngân điên cuồng pha thuốc diệt cỏ vào sữa rồi lần lượt cho ba đứa con dứt ruột đẻ ra uống…
Những ngày tháng 7, nắng miền Trung như thiêu. Ở Trại giam số 6, Bộ Công an, Lê Thị Ngân, người đàn bà mang tội giết con vẫn đang lầm lũi bước về phân trại số 1. Vừa gặp cán bộ, Ngân nức nở: “Cháu vừa đi viện về vì bệnh hen tái phát. Nhưng nghĩ mà tủi khi nằm một chỗ mới thấy giá trị của tình mẫu tử, người thân ruột thịt…”.
Vì nhà nghèo nên mới 10 tuổi, Ngân đã phải nghỉ học đi vào Sài Gòn làm ôsin, trông trẻ cho người thành phố. Dù bận bịu với những công việc nhà và phải đóng vai trò như một người mẹ để chăm trẻ nhưng Ngân vẫn thấy vui vì dù sao ở đây cô cũng được ăn ngon mà lại có tiền gửi về phụ giúp cha mẹ nuôi các em. Thế rồi thời gian cứ thế trôi đi, cho đến năm Ngân 19 tuổi, cô gặp người công nhân hàn xì, sinh năm 1977, tên là Chu Văn Lĩnh. Người đàn ông này cũng vào Sài Gòn lập nghiệp từ khi mới 16 tuổi và kinh qua nhiều nơi trọ khác nhau. Thời gian ấy, Lĩnh dọn về sống ở một căn phòng gần nơi Ngân làm giúp việc. Thấy Ngân dễ mến, Lĩnh thường lấy cớ sang nhà hàng xóm xem ti vi cùng, nhưng thực chất là để gần gũi và thân thiện với Ngân.
Ba tháng quen nhau, tình yêu đã nảy nở trong Ngân và người đàn ông cùng quê ấy. Cũng từ đó, Ngân đã có suy nghĩ khác, nghỉ làm giúp việc và xin đi làm công nhân ở Cty Giầy da và dọn về thuê nhà trọ sống chung với người tình như vợ chồng. Chỉ ít tháng sau, cái bụng của Ngân đã lùm lùm và lúc ấy, cô mới biết mình có thai. Cuống cuồng lo sợ, nhưng Ngân được người yêu động viên an ủi nên cô yên tâm phần nào. “Lúc ấy, em thấy anh ấy yêu thương em thật lòng, rồi lặn lội về quê xin phép cha mẹ cưới cho hai đứa…”, Ngân chia sẻ.
Một đám cưới giản dị nơi thôn quê nắng lửa được diễn ra và hợp thức hóa cuộc sống vợ chồng của Ngân. Cưới nhau xong, cả hai lại khăn gói về Sài Gòn làm ăn và rồi Ngân đã lần lượt sinh ba đứa con (hai gái, một trai) khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
Không đủ tiền cho con học ở thành phố nên khi cô con gái lớn được 6 tuổi Ngân đành dắt díu ba đứa về quê cho con đi học. Mặt khác, với số tiền dành dụm chút ít và được bố mẹ hai bên hỗ trợ, cô cũng đã mua đất và xây cất lên được một căn nhà nhỏ ở gần nơi bố mẹ chồng. Về chưa được bao lâu, cô thấy rõ tình cảm của chồng mình có những thay đổi. “Hàng tháng, anh ấy không gửi tiền về nuôi con. Nhiều lần em gọi điện vào anh ấy không nghe, nhiều hôm về khuya, say xỉn.
Thậm chí nhiều lần anh ấy còn nói thẳng với em rằng, nhà cửa tau để cho mẹ con bay, tau đi kiếm cuộc sống khác. Có năm Tết đến, anh ấy không về nhà mà ở miết bên nhà ông bà nội và đến khi có điện thoại anh ấy lại bỏ đi. Thấy anh ấy thay đổi, em đã cất công tìm hiểu thì mới ngã ngửa người khi phát hiện chồng mình có người đàn bà khác. Nhiều lần em gặng hỏi, rồi lại nhẹ nhàng khuyên bảo, để cố gắng níu giữ cuộc sống gia đình, để những đứa con của em có cả cha lẫn mẹ nhưng anh ấy lại chối bay chối biến…”, Ngân nức nở kể lại.
Đến năm 2008, chồng Ngân về hẳn quê sinh sống và làm thợ hàn tại TP Vinh, Nghệ An. Ngân mừng lắm và cứ nghĩ chồng đã thay đổi. Nhưng niềm vui ấy chẳng được bao lâu thì Ngân lại lần lượt chấp nhận những trận đòn vô cớ từ chồng. “Nhiều hôm anh ấy trở về nhà trong tình trạng mùi rượu nồng nặc, khuyên sao cũng không được. Thậm chí có hôm anh ấy lấy cớ cho con học rồi đùng đùng đánh con, em thấy xót xa con nên cũng có đôi lời bệnh vực. Nào ngờ anh ấy quàng luôn lấy em rồi đấm đá, đập đầu em vào tường xong mới bỏ đi…”, Ngân nói trong nước mắt.
Thế rồi, Ngân lại nghe phong thanh chồng mình cặp kè với cô người yêu cũ. Dù cô này cũng đã có gia đình, nhưng hai vợ chồng bị đứt gánh. Nghe vậy, nhưng Ngân đã cố gắng không tin đó là sự thật. Tuy nhiên “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra” và Ngân phải đau đớn khi những lời đồn thổi ấy là đúng. Lần này, dù đã nhận rất nhiều trận đòn oan nghiệt từ chồng, nhưng nghĩ vì các con, cô đã một lần nữa gặp trực tiếp người đàn bà kia để nói chuyện và ngồi đối diện với chồng để mong chồng sẽ nghĩ lại và có trách nhiệm chăm nuôi con cái cùng cô.
Nhưng tất cả những cố gắng ấy của Ngân như đổ xuống sông xuống biển, khi những ngày vắng nhà của chồng ngày càng mau hơn, khiến cho Ngân chán nản. Ngân nghĩ rằng, chồng không còn thương yêu mình nữa, cô đã nghĩ quẩn, nảy sinh ý định tự sát. Nhưng nghĩ ba đứa con sống với cha sẽ khổ nên cô đã nghĩ độc ác hơn và muốn các con chết cùng mình.
Video đang HOT
Phạm nhân Lê Thị Ngân trong trại giam số 6 (Nghệ An) Ảnh: N. Vu.
Ba đứa trẻ vô tội…
Sáng 4-7-2010, khi thấy chồng đi ra ngoài, Ngân đã đưa cho cô con gái lớn là cháu Chu Thị Hồng Nhung, SN 2000 số tiền 20.000 đồng và bảo cháu bé đến quán anh Thường mua hai hộp sữa tươi và một hộp sữa Ông Thọ. Sau đó, Ngân cho hai đứa con là Chu Trung Chính, SN 2001 và Chu Thị Trang Hằng, SN 2004 uống hai hộp sữa tươi.
Nhìn các con uống ngon lành những hộp sữa ấy, Ngân vẫn không thôi ý định đầu độc con. Cô ta đã ra chuồng nuôi gà lấy ba lọ thuốc diệt cỏ hiệu Rocet và mang hộp sữa Ông Thọ xuống bếp, lấy kéo đục hộp sữa và rót ra ca nhựa, đổ nước sôi để nguội quấy đều lên rồi cho thuốc diệt cỏ vào. Sau khi chuẩn bị xong, Ngân đã xúi các con viết thư tuyệt mệnh gửi lại cho cha và trực tiếp Ngân cũng viết thư tuyệt mệnh gửi lại cho chồng rồi lần lượt rót sữa ra cốc cho ba đứa con mình dứt ruột đẻ ra uống… Khoảng 10h15 cùng ngày, chồng Ngân đi làm về phát hiện và hốt hoảng gọi bố mẹ đưa các con đi cấp cứu tại bệnh viện huyện và may mắn cả Ngân và ba đứa con đều được cứu sống. Ngay chiều cùng ngày, khi sức khỏe vừa bình phục và không nguy hiểm đến tính mạng, Ngân đã bị lực lượng CA huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An bắt giữ.
Bị kết án 7 năm tù giam bởi tội danh Giết người, Ngân mới đau đớn nhận ra lỗi lầm của mình là quá lớn. Cô biện minh rằng, cũng chỉ định đe dọa để chồng quay lại với mình và có trách nhiệm với các con nhưng không ngờ hành vi của Ngân đã đẩy các con đến bên bờ vực thẳm khi bình thường đã thiếu thốn bàn tay chăm sóc của cha, nay còn thiếu hẳn bàn tay chăm sóc của mẹ trong một thời gian dài. Nhưng điều đau đớn hơn nữa là khi Ngân vào tù chưa lâu thì chồng cô cũng đến thăm, nhưng không phải vì đã tha thứ cho cô mà anh ấy đã mang đơn ly hôn đến và bắt Ngân ký vào. “Nhìn tờ đơn ly hôn anh ấy viết, lòng em quặn thắt trong đau đớn khiến bệnh hen của em lại tái phát và ngất đi…”, Ngân tâm sự.
“Cho đến khi em về Trại giam số 6, cải tạo được ít bữa, chồng em lại đến. Lần này, anh ấy ra điều kiện với em nếu anh ấy đưa các con vào thăm em thì em phải ký vào đơn ly hôn và em đã nhận lời. Chưa đầy tháng sau, anh ấy mang cả ba đứa vào thăm em. Từ đằng xa, cả ba đứa trẻ đã òa khóc ôm chầm lấy mẹ khiến em không cầm nổi nước mắt. Nhưng vì đã hứa và cũng chính ngày hôm ấy, em đã phải ký vào tờ giấy ly hôn do chồng mang đến. Dù biết là phải chấp nhận số phận, nhưng cứ nhìn thấy cả ba đứa con gầy còm, đen đúa, lòng em lại không thể chịu nổi. Cũng từ đó, em đã biết rằng, tình cảm vợ chồng em không thể nào hàn gắn được nữa. Đến nay, nghe thông tin qua một số người thân thì chồng em đã dọn về sống hẳn với cô người yêu cũ như vợ chồng, còn ba đứa con của em vẫn sống trong căn nhà cũ của hai vợ chồng và tự nuôi nhau…”, Ngân cho biết thêm.
“Điều ấy, khiến em xót xa lắm. Cũng chỉ vì sự kém hiểu biết mà chính bàn tay em đã đẩy gia đình đến bờ vực thẳm. Nhưng cô đơn và đau đớn nhất khi vừa qua, em nằm viện hơn một tháng trời vì cơn hen lại hoành hành. Những lúc ấy, một mình trong phòng bệnh, em mới thấm thía tình mẫu tử nó thiêng liêng chừng nào. Vậy mà em đã không biết trân trọng, chỉ một chút nữa thôi, nếu không được cứu sống kịp thời thì chính người mẹ bất nhân như em đã cướp đi mạng sống của cả ba đứa trẻ tội nghiệp…”, Ngân trải lòng trong trại giam.
Theo PLXH
Đi chợ mua 'thuốc độc' tẩm vào thức ăn ở Sài Gòn
Ngoài các hương liệu để pha chế cà phê, chợ Kim Biên còn có cả những hóa chất mang hương thịt heo, thịt bò. Thậm chí, thuốc nhuộm màu cho giấy cũng được tư vấn để khách mua về nhuộm cho thịt gà, vịt.
Theo nhiều người dân tại TP.HCM, chợ Kim Biên (quận 5, TP.HCM) được thành lập từ những năm 1960. Ban đầu, chơ hoạt động tư phat đê trao đôi, mua ban đôla va hàng hóa quân tiếp vụ. Sau giải phóng, chợ được chuyển đổi sang cho tiểu thương thuê sạp để kinh doanh nhiều mặt hàng, trong đó, nổi tiếng nhất là hoa chât công nghiêp va hoa chât thưc phâm..
Chợ Kim Biên nhộn nhịp từ sáng sớm cho tới tận khuya. Suốt dọc tuyến đường Vạn Tượng hai bên hông chợ, hàng chục ki ốt và cửa hàng bày bán các sản phẩm hóa chất. Người ta sẽ dễ choáng ngợp trước các mặt hàng ở đây, diện tích khu chợ không lớn nhưng số lượng hàng hóa là hóa chất, hương liệu thì có thể lên tới gần 100 mặt hàng, từ nguyên phụ liệu giặt tẩy, chống ẩm mốc, hút ẩm, nước xả vải, nước rửa chén, dầu gội, sữa tắm đến hương liệu để tạo mùi thực phẩm, hương liệu tẩm ướp...
Dầu gội, sữa tắm pha chế trên vỉa hè
Trong vai người đi mua hàng, chúng tôi ghé vào sạp không tên ở ngay giữa chợ, phía ngoài nhà ki ốt. Trên sạp bày bán đủ thứ bột trắng có đánh dấu sẵn "nước rửa chén", "bột tẩy trắng", "nước xả vải"... Chúng tôi vờ hỏi mua nguyên liệu để làm xà phòng rửa xe. Bà chủ đưa ra một gói bột trắng và bảo: "60.000 đồng/kg, về muốn pha bao nhiêu lít cũng được".
Hỏi tiếp về mặt hàng bột pha nước rửa chén, bà chủ lại đưa ra một bịch nylon đen trong đó đựng 4 gói, một gói bột trắng mịn được bà giải thích là thành phần chính làm nên nước rửa chén, một gói bột trắng khác có hình như hạt gạo được bà cho biết là "chất tạo bọt", một gói bột màu hồng đậm là "chất tạo màu" và một gói dạng nước là chất tạo mùi. Tất cả các gói bột đều chỉ được đánh dấu bằng bút lông, không có nơi sản xuất, chẳng có hạn sử dụng. Khi hỏi về cách pha chế, người bán hàng này nói: "Gói này giá 110.000 đồng, nếu muốn pha chế thì tối thiểu cũng được 32 lít nước rửa chén, tùy thuộc vào người pha thôi".
Chợ Kim Biên vốn nổi tiếng với mặt hàng hóa chất, hương liệu và phụ gia thực phẩm
Theo ông Trọng (quận 3, TP.HCM), một người chuyên lấy mặt hàng tẩy rửa tại chợ này để bỏ mối cho đại lý các tỉnh phía Bắc: "Việc mua hóa chất tại chợ này không quá khó, chỉ cần quen biết thì muốn gì có đấy. Với nước rửa chén thì ngoài việc pha chế, muốn ra màu nào, người bán hàng sẽ cung cấp loại màu đó. Mùi thì chỉ có mùi chanh thôi, vì có vẻ người tiêu dùng thích mùi này hơn. Có điều, anh mua về lúc rửa nhớ phải đeo găng tay, cái nước rửa chén này nó ăn tay khiếp lắm".
Sạp hàng gần đó là của bà B., khi được hỏi về chất tẩy rửa làm trắng rau củ quả, chúng tôi cũng được bà giới thiệu một loại bột trắng nhìn giống như loại bột nước rửa chén đã được xem trước đó. Bà bảo: "Gói này giá 100.000 đồng, đảm bảo khi rửa vào thì rau củ quả sẽ trắng sạch như mới gọt". Khi chúng tôi hỏi về thành phần của loại bột này, bà B. chỉ lắc đầu và giải thích: "Tôi chỉ biết bán thôi, người ta đưa hàng thế nào thì tôi bán thế ấy, quan tâm làm gì". Chúng tôi được biết, đây là loại hóa chất có tên là Sulfur dioxide, co thê gây di ưng va hen suyên nếu sử dụng nhiều.
Những mặt hàng chất tẩy rửa được bày bán và không cần nhãn mác.
Một người đàn ông chủ sạp T.H khi được hỏi về việc muốn mua một lượng lớn nước xả vài về bán lẻ, gắt gỏng: "Downy 8 ngàn, Comfort 7 ngàn". Tất cả các mặt hàng trong cửa tiệm của ông cũng đều được đựng bằng can nhựa rất bẩn thỉu, cộng thêm thái độ gắt gỏng, chúng tôi cũng lấy làm băn khoăn với việc ông làm sao có thể chiều lòng được với những khách hàng khó tính cùng với các mặt hàng không rõ nguồn gốc như vậy.
Các loại dầu gội, sữa tắm... còn kinh khủng hơn. Một loạt các can nhựa được đặt tràn lan ra cả vỉa hè đường Vạn Tượng. H., một tay sành sỏi trong việc bỏ mối các sản phẩm này tại quận 12, TP.HCM cho biết: "Các loại dầu gội này được bỏ thành can 10-20 lít để đổ cho các tiệm gội đầu, massage... Ông tính, nếu mà gội cho khách như chai Clear bình thường cũng mất đến 70 ngàn đồng. ở đây, một lít có mấy ngàn, tội gì không mua về mà bán. Cùng lắm là khách than thở về việc ngứa đầu, rụng tóc hoặc ngứa da...nên họ nghĩ là dị ứng mỹ phẩm thôi".
Nhìn các sản phẩm Sunsilk, Clear, Pantene, Dove được sản xuất ngay tại vỉa hè, chúng tôi cũng rùng mình nếu những sản phẩm này được sử dụng trên da đầu trẻ em còn non nớt.
Nhuộm màu được cho giấy thì cũng có thể nhuộm cho gà vịt
Chúng tôi ghé qua một tiệm đầu chợ, chị chủ hàng đon đả chào mời. Khi chúng tôi hỏi mua một sản phẩm để nhuộm màu gia cầm, chị chủ hàng nói: "Màu công nghiệp giá 160.000 đồng/kg, loại này chỉ dùng để nhuộm giấy thôi, anh mua về nhuộm gà vịt cho vàng da thì tôi cũng bán; còn loại màu thực phẩm đến 250.000 đồng/ kg cơ". Chị chủ cửa hàng đưa chúng tôi xem một gói màu công nghiệp có dạng viên nhỏ như đầu ngón tay, màu đỏ sậm (có thể là ô xít sắt) và bảo: "Chỉ cần vài viên này pha với 10 lít nước, anh có thể nhuộm hàng trăm con gà vàng ươm". Mới nghe đến thế, chúng tôi đã rùng mình trước món thịt gà khoái khẩu.
Ở góc chợ này, người ta có thể mua được rất nhiều loại phụ gia thực phẩm. Người bán hàng chỉ quan tâm đến nhu cầu khách hàng, những khuyến cáo được đưa ra rất hời hợt.
Chúng tôi hỏi một chủ cửa hàng về cách chế biến các loại cà phê, nước chanh, ca cao, nước trái cây thì ông hồn nhiên đáp: "Anh thích mùi cà phê Moka thì mua hương cà phê Moka, thích mùi cà phê Pháp thì mua hương cà phê Pháp, thích ca cao thì mua hương ca cao, thích nước chanh thì có hương nước chanh". Các loại hóa chất này có thể cho vào từ các công đoạn rang sấy cho đến khi thành phẩm ly cà phê, giá dao động từ 300 ngàn đến khoảng 1 triệu đồng/ kg. Và, ông chủ quả quyết có thể pha chế được hàng ngàn ly cà phê thơm ngon có vị giống như vị của các hãng cà phê danh tiếng.
Ông này còn khẳng định: "Hầu hết các loại sữa đậu nành anh mua ngoài đường với giá rẻ như bèo đều là nước lã pha với hương liệu đậu nành đó thôi".
Hãi hùng hơn, trong số các mặt hàng bày bán ở chợ có cả những hương vị mà đảm bảo không một bà nội trợ nào dám ngờ tới: "hương thịt heo", "hương thịt bò". Đọc được dòng chữ trên can hóa chất, chúng tôi hỏi một người bán thì bà chủ này vô tư trả lời: Đối với thịt heo, thịt bò bệnh hoặc chết phải ướp hóa chất NaHSO3 (thường đươc sư dung trong nganh cơ khi) dù còn tươi nhưng đã mất mùi, do đó, tẩm thêm một ít chất này thì thịt vẫn có mùi thịt heo, thịt bò như mới. Các loại này có giá khoảng 300.000 đồng/kg.
Người mua có thể tìm mua hương thịt bò, hương thịt heo, hương cà phê Moka... được xếp bên cạnh thùng nước rửa bồn cầu.
Mới nghe đến thế thôi chúng tôi đã thấy ghê rợn nhưng bà chủ cửa hàng này cho biết thêm, bà còn bán cả các mặt hàng như hương liệu tôm, cua để nấu bún riêu mà đảm bảo khi nấu xong không ai biết đó là hương tôm cua được làm từ...hóa chất (?!). Ngoài ra, tương tự các loại hương cà phê, các hương thịt bò, thịt heo nếu biết cách sử dụng thì có thể cho ra nhiều sản phẩm khác nhau.
Ví dụ hương thịt heo kho sẽ có mùi của thịt heo kho, nếu dùng thịt heo thật sấy khô và ướp với hương bò sẽ cho ra sản phẩm ...khô bò. Bà chủ chào hàng quả quyết rằng: "Chỉ cần một muỗng nhỏ thôi, nồi lẩu 10 lít của anh sẽ ngọt lịm nếu anh dùng loại hương liệu bò này. Mấy khúc xương với vài miếng thịt thì anh bán lẩu cho ai ăn, nếu không có mùi?".
Trong những ngày đi thực hiện bài viết này, chúng tôi được ông Lê, một chủ cửa hàng ăn uống tại TP.HCM mách nhỏ, thực ra, chất tạo bọt cà phê nếu mua ở chợ Kim Biên là một loại hóa chất thường dùng để sản xuất xà phòng. Nếu muốn cà phê, nước xi rô keo đặc thì dùng CMC, một loại chất dùng để sản xuất keo dán. "Chợ Kim Biên còn có cả những hương liệu dùng để sản xuất xì dầu, nước mắm bằng nước lã nếu anh muốn mua".
Ông này cho biết thêm, các mặt hàng thực phẩm có màu sắc đẹp thực ra là dùng các nguyên liệu của nghành... nhuộm. Các loại chất này được bày bán rất nhiều tại chợ Kim Biên, theo ông Lê: "Chỉ cần anh quen là mua được thôi. Người làm bún muốn làm trắng bún thì dùng Acid oxalic, người muốn giữ hoa quả tươi lâu để chuyển đi xa thì dùng Carbendazim (một loại chất trị nấm). Người ta vẫn mua về sử dụng đấy thôi, có thấy ai than phiền gì đâu".
Có quyền được cung cấp thông tin về an toàn vệ sinh thực phẩm Theo luật sư Phạm Đình Bắc, đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai, trong khoản 2 điều 9, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng thực phẩm có quyền được cung cấp thông tin trung thực về an toàn thực phẩm. Đồng thời, người tiêu dùng có quyền được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm. Họ cũng có thể yêu cầu tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật và được bồi thường thiệt hại do sử dụng thực phẩm không an toàn gây ra.
Khó mà tìm thấy đầy đủ thông tin về sản phẩm trên bao bì các mặt hàng tại chợ Kim Biên
Theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm, một mặt hàng hương liệu và phụ gia sản phẩm được phép lưu thông khi có đầy đủ các yếu tố như: tên mặt hàng, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, cách bảo quản, thời hạn sử... Thế nhưng, các mặt hàng hóa chất ở chợ Kim Biên khi chúng tôi hỏi mua đều không có các yếu tố trên, thậm chí không có nhãn mác.
Lăng Nhu - Xuân Hường
Theo Infonet
Phát hiện đôi tình nhân chết trong lán khai thác quặng thiếc Chiều 12/6 người dân địa phương xã Châu Thành huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) bất ngờ phát hiện ra đôi nam nữ nằm bất động trong lán trại khai thác quặng thiếc ở suối Mai. Lá ngón là thứ thuốc độc gây chết người. Ngay sau khi phát hiện ra sự việc, thông tin trên nhanh chóng được cấp báo lên chính quyền...