Người đàn bà bệnh tật đòi bồi thường 1.600 ngày vướng lao lý
Với cáo buộc chiếm đoạt tiền vay của nhiều người, bà Minh bị bắt khi là cán bộ tín dụng , chủ cửa hàng phân bón và nuôi tôm.
Ngày 14/4, bà Nguyễn Ánh Minh (50 tuổi, nguyên cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thới Bình, Cà Mau) cho biết đã kháng cáo bản án của TAND TP Cà Mau về việc tuyên buộc TAND tỉnh Cà Mau bồi thường oan sai cho bà chỉ có hơn 386 triệu đồng. Theo nguyên đơn, số tiền này quá nhỏ so với những tổn hại sức khỏe, tinh thần, danh dự và vật chất đối với bà trong nhiều năm vướng vào vòng tố tụng do bị oan sai.
Theo hồ sơ vụ án, hơn 10 năm trước, bà Minh vay gần 5,5 tỷ đồng và 7 cây vàng của một số hộ dân ở huyện Thới Bình rồi cho một nam đồng nghiệp vay lại để hưởng chênh lệch. Đầu năm 2003, người này bỏ trốn khiến bà Minh ôm nợ. Ngoài đồng lương của một cán bộ tín dụng, bà Minh mở cửa hàng kinh doanh phân bón và nuôi tôm để kiếm tiền trả nợ.
Bà Minh cho rằng quyết định bồi thường của TAND tỉnh Cà Mau là không phù hợp nên khởi kiện. Ảnh: Ái Nam
Ngày 12/8/2005 bà bị Công an huyện Thới Bình khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi bắt giam sau đó 5 ngày. Hơn một năm sau, Công an tỉnh Cà Mau thay đổi quyết định khởi tố bị can, chuyển tội danh, cho rằng bà Minh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
“Đồng nghiệp ôm tiền bỏ trốn nhưng tôi vẫn thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho những người cho mình vay và không có hành vi gì gian dối. Bị bắt oan khiến tôi uất ức ngã bệnh, liệt một bên tay. Buồn nhất là cha tôi, hay tin con gái bị bắt ông xỉu nhiều lần rồi tai biến”, bà Minh kể.
Hơn 18 tháng bị tạm giam, ngày 2/3/2007, nữ bị can được gia đình bảo lãnh tại ngoại để trị bệnh. Nửa năm sau, TAND tỉnh Cà Mau xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bà Minh 15 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bản án sau đó bị kháng cáo và tháng 2/2008 Tòa phúc thẩm TAND Tối cao hủy án, trả hồ sơ cho cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại.
Video đang HOT
Tháng 2/2010, VKSND tỉnh Cà Mau xác định bà Minh vay nợ 22 người là giao dịch dân sự. Bà Minh không có ý thức gian dối, không sử dụng tiền vay vào việc trái pháp luật hay bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. “Mặt khác, bà Minh đã thừa nhận và không hề khước từ nghĩa vụ trả nợ, việc vay tiền của bà Minh là quan hệ kinh tế dân sự nên hành vi này không cấu thành tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, cơ quan công tố đưa ra lý do đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với bà Minh.
Hết vướng lao lý nhưng nữ cán bộ tín dụng lâm vào cảnh tán gia bại sản vì sau khi bà bị bắt, cửa hàng kinh doanh phân bón đóng cửa, vuông tôm của bà Minh bỏ hoang không ai chăm sóc. “Mất mát lớn nhất là cha tôi đã vĩnh viễn ra đi khi tôi vẫn còn trong vòng tố tụng”, người đàn bà cho biết.
Quay về cơ quan, nữ cán bộ tín dụng được khôi phục các quyền lợi nhưng không thể làm việc tiếp vì lý do sức khỏe. Kết quả giám định của Hội đồng y khoa tỉnh Cà Mau xác định bà Minh mất khả năng lao động đến 75%.
“Xét xử oan sai nhưng TAND tỉnh Cà Mau chậm thực hiện nghĩa vụ xin lỗi và bồi thường cho tôi. Đến tháng 4/2013 nơi đây mới ra quyết định bồi thường chỉ trên 360 triệu đồng”, bà Minh cho biết không đồng ý với quyết định này nên làm đơn khởi kiện, yêu cầu bồi thường hơn 1,6 tỷ đồng.
Tại phiên xử ngày 28/3, bà Minh thay đổi một phần yêu cầu khởi kiện, đề nghị bị đơn bồi thường hơn 1,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, TAND TP Cà Mau chỉ buộc TAND tỉnh Cà Mau bồi thường hơn 386 triệu đồng và công khai xin lỗi nguyên đơn tại địa phương nơi bà Minh cư trú.
Theo VNE
Luật sư 'phản' thân chủ
Ra tòa, luật sư bất ngờ đề nghị tòa bác yêu cầu xin ly hôn của thân chủ vì cho rằng chưa phù hợp với đạo đức. Hành động "xưa nay hiếm" này gây nhiều tranh cãi.
Ảnh minh họa
Ngày 30/8, TAND tỉnh Cà Mau sẽ xử phúc thẩm lần hai vụ tranh chấp tài sản chung của vợ chồng giữa ông Lê Văn Xiêm với bà Nguyễn Thị Lẹ cùng ngụ phường 2 (TP Cà Mau). Vụ án này rất nổi tiếng tại địa phương trong nhiều năm qua bởi số tài sản tranh chấp lên đến hàng trăm tỷ đồng, các bên mâu thuẫn quá nặng nề. Chưa hết, trong phiên xử sơ thẩm lần đầu còn xuất hiện một tình huống hi hữu: Luật sư của ông Xiêm bất ngờ "phản" thân chủ...
Theo hồ sơ, sau 27 năm cưới nhau, năm 1999, bà Lẹ cho rằng mình và ông Xiêm bất đồng quan điểm, không thể sống chung nên khởi kiện xin ly hôn. Tòa chưa xử, bà Lẹ rút đơn nên tòa đình chỉ giải quyết vụ án.
Ba năm sau, ông Xiêm tạt acid bà Lẹ gây thương tật 69%. Tuy nhiên, ông Xiêm được kết luận là mang bệnh tâm thần nên không phải chịu trách nhiệm hình sự, chỉ bị buộc đi điều trị bệnh tâm thần.
Bình phục, năm 2004, ông Xiêm khởi kiện xin ly hôn với bà Lẹ. Ngày 30/12/2005, TAND TP Cà Mau đã xử sơ thẩm vụ ly hôn này. Tại phiên tòa, một người thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau (người bảo vệ cho ông Xiêm) phân tích rằng vết thương của bà Lẹ do ông Xiêm gây ra nên việc ông Xiêm yêu cầu ly hôn là chưa phù hợp với đạo đức và pháp luật.
Từ đó, luật sư đã đề nghị tòa bác yêu cầu khởi kiện của thân chủ - một đề nghị chưa từng xảy ra trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Sau đó, tòa đã tuyên đúng như đề nghị của luật sư.
"Tôi đã xin lỗi, trả lại tiền"
Ngày 28/8, vị luật sư kể ông nhận lời bảo vệ cho ông Xiêm sau khi TAND TP Cà Mau đã thụ lý vụ án. Sau đó, ông tốn nhiều công sức để đi xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ. Trước khi tòa đưa vụ án ra xét xử, ông nhận được thông tin là bà Lẹ - vợ ông Xiêm vẫn đang phải nằm điều trị những vết thương do bị ông Xiêm tạt acid gây ra tại Thái Lan, khác với những gì mà ông Xiêm nói với ông.
"Từ thông tin này, tôi dự định ra trước tòa sẽ đề nghị chung chung rằng tòa xem xét, quyết định. Nhưng khi ra trước tòa, nghe các con của bà Lẹ kể về bệnh tình của mẹ, tôi đã bị xúc động mạnh và không kiềm chế được nên đã đề nghị tòa bác yêu cầu xin ly hôn của ông Xiêm. Đây là một sai lầm, một sự cố nghề nghiệp của tôi. Sau phiên tòa, tôi đã xin lỗi và trả lại toàn bộ số tiền dịch vụ pháp lý đã nhận cho ông Xiêm", ông nói.
Đây là một tình huống hy hữu trong hoạt động hành nghề của giới luật sư Việt Nam, thậm chí là cả trên thế giới. Xung quanh chuyện này có những luồng quan điểm khác nhau.
Theo luật sư Nguyễn Thế Phong (Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát đạo đức nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ luật của Liên đoàn Luật sư Việt Nam), hành động của luật sư ông Xiêm có thể thông cảm được. Bởi làm nghề luật sư thì ngoài nghĩa vụ bảo vệ khách hàng còn có trách nhiệm bảo vệ sự thật, bảo vệ công lý. "Về lý thì hành động của luật sư vi phạm cam kết với thân chủ nhưng xét về tình thì cũng đáng suy nghĩ. Luật sư chỉ sai lầm ở thời điểm từ chối bảo vệ khách hàng. Lẽ ra ông nên chấm dứt hợp đồng ngay từ khi phát hiện ra những sự thật trái với thông tin thân chủ cung cấp chứ không phải đợi đến "phút 89" mới phát biểu quan điểm gây bất lợi cho thân chủ", luật sư Phong nhận xét.
Ngược lại, luật sư Trương Trọng Nghĩa (Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam) khẳng định dứt khoát luật sư không được vì bức xúc mà phát biểu ngược lại với yêu cầu của thân chủ, gây bất lợi cho thân chủ, ngay cả khi việc nói ngược này phù hợp với đạo đức. Bởi một nguyên tắc hành nghề cơ bản của giới luật sư từ xưa tới nay không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới là không được làm những gì bất lợi cho khách hàng mà mình nhận bảo vệ.
"Đúng ra khi phát hiện thông tin mới tại tòa, luật sư phải đề nghị xin hoãn xử rồi sau đó trao đổi thẳng với thân chủ là "tôi không bảo vệ cho anh nữa vì anh đã lừa dối tôi". Khi luật sư phát hiện một điều vi phạm đạo đức mà dừng lại là tốt nhưng từ chối cũng phải có cách phù hợp chứ không nên phản ứng thẳng thừng gây bất lợi cho thân chủ ngay tại tòa. Theo luật, trường hợp này khách hàng có thể kiện luật sư đòi bồi thường vì làm ảnh hưởng đến uy tín, gây thiệt hại cho mình", luật sư Nghĩa nói.
Luật sư Hoàng Kim Vinh (Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước) phân tích: Vào thời điểm năm 2005 thì chưa có bộ quy tắc ứng xử đạo đức của nghề luật sư nhưng mỗi đoàn luật sư đều ban hành các nguyên tắc ứng xử riêng dựa trên bộ quy tắc mẫu do Bộ Tư pháp ban hành. Trong đó luôn có một quy định bất di bất dịch là luật sư phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết khi lợi ích đó hợp pháp. Chưa kể, Pháp lệnh Luật sư có hiệu lực thi hành lúc đó cũng có điều khoản quy định luật sư không được làm trái với quyền lợi của khách hàng.
Theo luật sư Vinh, trong trường hợp trên, yêu cầu xin ly hôn của ông Xiêm là hợp pháp. Chuyện ông ta gây thương tích nặng cho vợ trước đó chỉ là một tình tiết tòa cần xem xét. Còn để chấp nhận cho ly hôn hay không thì tòa phải dựa theo các quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình. Việc vị luật sư bức xúc "phản" thân chủ tại tòa là trái nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp.
Tranh chấp hàng trăm tỷ đồng Năm 2006, ông Xiêm tiếp tục khởi kiện đòi chia tài sản chung, còn bà Lẹ phản tố xin ly hôn và chia tài sản. Theo khai báo của ông Xiêm, ông và bà Lẹ có 446 hột xoàn và 20 phần tài sản khác là đất đai, nhà cửa, tiền gửi ngân hàng, tiền vốn tại các cơ sở kinh doanh. Trong đó, nhiều khối tài sản ông Xiêm khai là để cho các con, mẹ vợ đứng tên. Ra tòa, ông Xiêm và bà Lẹ chỉ thống nhất được bốn căn nhà và một thửa đất tại trung tâm TP Cà Mau. Các phần tài sản còn lại thì bà Lẹ cho rằng hoặc ông Xiêm khai khống hoặc bà đã bán để điều trị các vết thương do ông Xiêm gây ra. Còn phía ông Xiêm thì nói bà Lẹ cố tình tẩu tán tài sản chung... Với một khối tài sản khổng lồ lên đến hàng trăm tỉ đồng và những mối quan hệ sở hữu - quản lý - sử dụng chằng chịt, thêm nữa hai bên nguyên, bị đều không cung cấp được đầy đủ chứng cứ, hàng chục nhân chứng thì khai báo mâu thuẫn, trước sau bất nhất đã khiến các cấp tòa lúng túng. Năm 2009, trong phiên sơ thẩm lần đầu, ông Xiêm được chia số tài sản trị giá hơn 10 tỷ đồng. Đến phiên phúc thẩm lần đầu, ông được chia số tài sản trị giá trên 20 tỷ đồng. Năm 2011, TAND Tối cao đã hủy cả hai bản án sơ, phúc thẩm vì cả hai cấp tòa đều có sự sơ suất, thiếu xác minh, đối chất. Đến tháng 4/2012, TAND TP Cà Mau xử sơ thẩm lần hai chỉ chia cho ông Xiêm số tài sản trị giá 1,2 tỷ đồng.
Theo Pháp luật TP HCM
562 ngày tù = 386 triệu đồng 562 ngày bị giam oan, tinh thần khủng hoảng, mất sức lao động 75%, tài sản mất mát hàng tỉ đồng nhưng bà Nguyễn Ánh Minh chỉ được tòa tuyên bồi thường hơn 386 triệu đồng. Bà Nguyễn Ánh Minh (phải) cùng luật sư tại TAND TP Cà Mau sau vụ kiện đòi TAND tỉnh bồi thường oan sai hơn 1,6 tỉ đồng...