Người Cựu binh nuôi tôm sạch đạt trên 2 tỷ đồng/vụ
Tôm vụ 1 năm nay nhiều hộ nuôi mất mùa, năng suất chung cả huyện Diễn Châu chỉ đạt khoảng 3,5 tấn/héc ta, trong khi đó, mô hình nuôi tôm an toàn sinh học theo mô hình ViệtGAP của Cựu chiến binh Ngô Xuân Đại ở Diễn Châu cho thu hoạch tới 10 tấn/héc ta.
Công nhân thu hoạch tôm ở đầm tôm ông Đại.
Bắt đầu thả nuôi vào đầu tháng 5, qua 85 ngày nuôi, ông Ngô Xuân Đại đang tiến hành thu hoạch 4 héc ta tôm vụ 1. Nhờ áp dụng nghiêm quy trình nuôi an toàn nên tôm vụ 1 của ông vẫn cho năng suất tới 10 tấn/héc ta, cao nhất từ trước tới nay ở Diễn Châu.
Do áp dụng nuôi tôm theo hướng Việt GAP, an toàn sinh học, ghi chép cẩn thận trong cả quá trình và hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất nên tôm nuôi của ông Đại được khách hàng đánh giá cao. Trong vụ 1, tôm bán tại đầm của ông được thương lái thu mua 120.000 đồng/ kg.
Video đang HOT
Ông Đại trực tiếp tham gia tất cả khâu đoạn chăn nuôi, thu hoạch để đảm bảo tôm nuôi đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy với 4 héc ta tôm vụ 1, gia đình ông Đại thu tới gần 4,5 tỷ đồng, trừ hết chi phí, ông thu lãi khoảng 2 tỷ.
Theo ông Ngô Xuân Đại, “để được mùa tôm nuôi như vậy, cần nắm chắc kỹ thuật nuôi, đảm bảo được môi trường nước sạch sẽ và giám sát dịch bệnh một cách chặt chẽ. Dự kiến cuối tháng 7 sẽ thu hoạch xong tôm vụ 1, tôi sẽ tiếp tục cải tạo ao đầm bước vào nuôi tôm vụ 2″.
Bên cạnh đảm bảo đầm nuôi của gia đình đạt hiệu quả cao, ông Đại thường xuyên giúp các hộ nuôi trên địa bàn xã về cách chọn giống, chăm sóc tôm theo hướng an toàn sinh học.
Thương lái thu mua tôm tại trang trại ông Đại.
Theo Mai Giang (Báo Nghệ An)
Nên cơ nghiệp nhờ nuôi bò
Theo thông tin mà cha của Thắng là ông Lò Văn Tân kể thì chỉ sau 3 năm nuôi bò, số tiền 70 triệu đồng mà gia đình vay cho Thắng đã trả hết cả vốn lẫn lãi.
Đến thị trấn Phù Yên, tỉnh Sơn La hỏi thăm nhà anh Lò Văn Thắng, với biệt danh "Thắng bò" hầu như không mấy ai không biết. Từ 1 thanh niên nhà nghèo, được một người quen bày cách cho nuôi bò thịt, bò sinh sản, giờ đây cơ nghiệp anh có được là một đàn bò thịt, bò sinh sản tổng cộng lên tới gần 40 con.
Anh Thắng cho biết, năm 2010, khi trình bày nguyện vọng với cha mẹ, cha anh hưởng ứng ngay, rồi ông bàn với mẹ đi vay họ hàng và ngân hàng được tổng cộng 70 triệu đồng để mua 11 con bê cho anh thực hiện ước mơ. Ở Phù Yên chưa có nhiều hộ dân nuôi bò nên nguồn cỏ khá dồi dào. Sau hơn nửa năm chăn thả tự nhiên, 11 con bê ban đầu đã trưởng thành, trong đó có 6 con bò nái đã mang thai và sinh sản ở năm nuôi thứ 2. Cứ như thế, các con bò nái đẻ ra bê, Thắng để nuôi tiếp chứ không bán, chỉ con nào sinh sản kém, hoặc ốm yếu, hoặc bò đực mới bán bò thịt. Chính vì vậy mà đàn bò cứ tăng trưởng lên tới 40 con chỉ qua có 6 năm nuôi.
Anh Lò Văn Thắng bên chuồng bò của gia đình. Ảnh: N.V.H
Theo thông tin mà cha của Thắng là ông Lò Văn Tân kể thì chỉ sau 3 năm nuôi bò, số tiền 70 triệu đồng mà gia đình vay cho Thắng đã trả hết cả vốn lẫn lãi. Sở dĩ có tiền để trả nợ là do bán bò đực trưởng thành, bò nái sinh sản kém, bò có sức khỏe yếu. Ý định của Lò Văn Thắng với công việc nuôi bò trong tương lai là chỉ nuôi thường trực khoảng 50 con bò bởi nguồn cỏ có hạn. Vì vậy khi bò nái đẻ ra anh sẽ cung cấp nguồn bê giống cho những hộ nào có nhu cầu nuôi.
Theo giá thị trường hiện nay, với trung bình khoảng 20 triệu đồng/con bò, tổng số tài sản của Lò Văn Thắng đang có cũng ước gần 1 tỷ đồng. Thắng kể, bạn của anh nói vui: "Nếu mà học đại học ra kiếm được việc làm luôn, sau 6 năm chưa chắc đã có số tiền gần 1 tỷ đồng...". Thắng ngẫm cũng đúng và quyết tâm đi theo hướng nuôi bò sinh sản hàng hóa.
Theo Danviet
Khởi nghiệp làm nấm chỉ với... 300.000 đồng Tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Thị Linh (25 tuổi, ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. TP.Hà Nội) quyết định không vất vả đi xin việc mà tự mày mò, học hỏi để lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho bà con trong xã. Tự tạo việc Linh chia sẻ: "Nhà em có 6...