Người cựu binh 10 năm “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” ở xã ven đô
Rời quân ngũ năm 2009, cựu chiến binh Trương Khánh Lý (thôn Thanh Tiến, xã Thạch Môn – TP Hà Tĩnh) được tín nhiệm làm bí thư chi bộ thôn từ bấy đến nay.
Những đổi thay của quê hương là động lực để cựu binh ấy tiếp tục mải miết, say mê thực hiện những “ước mơ” cho cộng đồng, thôn xóm…
Vừa họp bàn, vừa vận động lại vừa nêu gương, nói đi đôi với làm là nguyên tắc hàng đầu trong vận động quần chúng mà cựu chiến binh Trương Khánh Lý đang thực hiện
20 tuổi, tân binh Trương Khánh Lý (SN 1959) lên đường nhập ngũ, sau đó về công tác tại Ban CHQS huyện Thạch Hà. Năm 2009, rời quân ngũ về địa phương, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, ông được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi bộ thôn Thanh Tiến.
Nhận nhiệm vụ trong giai đoạn quê hương còn nhiều khó khăn và là thời điểm khởi đầu của nhiều chủ trương mới, ông Lý đã phát huy nhiều cách làm sáng tạo, “đi đầu bước trước” để thực hiện. Từ đôi quang gánh trên vai mỗi kỳ thu hoạch lúa, đến nay, những máy gặt, xe cơ giới lưu thông thuận tiện trên đường giao thông nội đồng của thôn là kết quả của chủ trương dồn điền đổi thửa mà địa phương thực hiện.
“Vừa họp bàn, vừa vận động lại vừa nêu gương, nói đi đôi với làm là nguyên tắc hàng đầu trong vận động quần chúng. Bởi rằng, tôi luôn tâm niệm lời dạy của Bác “lời nói đi đôi với việc làm”, khi bắt tay vào làm việc gì, người dân đều giám sát xem mình có gương mẫu, làm được đúng như lời đã cam kết không, làm được thì bà con mới tin tưởng và làm theo” – ông Trương Khánh Lý chia sẻ.
Video đang HOT
Ông đảm nhận nhiệm vụ bí thư chi bộ thôn đúng vào thời điểm “làn gió” nông thôn mới được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ trương mới nên bước đầu thực hiện còn nhiều bỡ ngỡ và bộn bề khó khăn. Vậy nên, bắt tay xây dựng NTM, ông Lý đã chỉ đạo họp chi bộ thôn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân để cùng nhau tháo gỡ khó khăn. Qua các buổi họp chi bộ, cấp ủy đã xác định được các tiêu chí mà thôn cần phải nỗ lực cao để thực hiện như giao thông, môi trường.
Từ sự kiên trì trong công tác vận động, Bí thư Trương Khánh Lý cùng các cán bộ đoàn thể trong thôn đã bám sát cơ sở, sâu sát với người dân và có cách tuyên truyền vận động phù hợp, huy động được sức mạnh nội lực của nhân dân trong việc hiến đất đai, công sức, tiền của cùng địa phương “cán đích” NTM vào năm 2014, đạt khu dân cư kiểu mẫu năm 2017…
“Có những lần tuyên truyền mở rộng đường giao thông, một số người dân chưa hiểu, có hồ nghi, không hợp tác nên đã ảnh hưởng đến tình cảm bà con chòm xóm. Thế nhưng, khi đường được mở rộng, sạch đẹp, chính họ lại tôn trọng và ghi nhận công sức của mình. Đó là những niềm vui vô bờ mà tôi có được khi tham gia vào hoạt động của thôn” – Bí thư Chi bộ thôn Thanh Tiến phấn khởi.
Rải thảm nhựa nơi tuyến đường chính của thôn là ước mơ của bí thư chi bộ Trương Khánh Lý.
Từng là chiến sỹ vào sinh ra tử, phân nửa cuộc đời gắn với môi trường quân ngũ, ở cựu binh Trương Khánh Lý vừa phảng phất nét nguyên tắc, nghiêm nghị, chuẩn mực nhưng cũng rất xông xáo, nhiệt huyết, gần gũi với bà con nhân dân. Vẫn chưa cho phép mình nghỉ ngơi khi vừa hoàn thành lấy ý kiến của nhân dân trong việc sáp nhập xã, xây dựng NTM đang nỗ lực đạt chuẩn nâng cao, cựu binh vẫn trăn trở với những “ước mơ” chưa thực hiện được.
Dõi mắt về con đường bê tông thẳng tắp có cổng làng vừa mới xây, hai bên là những khóm cây hoa xanh tươi mơn mởn, ông Lý trăn trở: “Tôi tha thiết tuyến đường này được rải thảm nhựa nóng để sạch đẹp, khang trang hơn. Vẫn biết rằng, người dân ở đây đời sống chưa cao, việc xã hội hóa sẽ khó khăn nhưng tôi sẽ cố gắng và tin rằng “khó vạn lần dân liệu cũng xong”…
Tiếp nối truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, ông Trương Khánh Lý và nhiều cựu chiến binh khác đang truyền lửa và tạo sức lan tỏa tuyệt vời cho thế hệ trẻ. Với những cựu binh ấy, khi dân trao niềm tin họ sẽ nỗ lực phấn đấu hết mình để thực hiện…
Theo baohatinh
Cách sử dụng đúng đèn chiếu xa để không bị xử phạt
Nghiêm cấm người điều khiển xe cơ giới sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư.
Tôi thấy cả ô tô và xe máy đều có hai chế độ đèn pha và cốt. Xin hỏi, cách sử dụng hai chế độ này sao cho đúng để không bị CSGT sử phạt?
Bạn đọc Nguyễn Thùy Dung (dungthuy...@gmail.com).
Luật sư Trịnh Ngọc Hoàn Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời: Theo điểm d khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới là phải có đủ đèn chiếu sáng xa (đèn pha) và đèn chiếu gần (đèn cốt)
Đèn pha là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
Chế độ đèn này sử dụng khi đi đường trường, cao tốc, nhưng nhiều người do không hiểu biết hoặc do cố tình muốn gây chú ý nên đã sử dụng sai trong nội thành gây lóa mắt, mất tầm nhìn cho các xe đi ngược chiều, dẫn đến nguy hiểm.
Theo khoản 12 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, nghiêm cấm người điều khiển xe cơ giới sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.
Đồng thời, khoản 3 Điều 17 Luật này cũng quy định xe cơ giới đi ngược chiều gặp nhau không được dùng đèn chiếu xa.
Hành vi bật đèn pha sai quy định bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
- Đối với người điều khiển xe ô tô: Phạt từ 600.000 đồng - 800.000 đồng nếu sử dụng đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư hoặc sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều (điểm g khoản 3 Điều 5).
- Đối với người điều khiển xe máy: Phạt từ 60.000 đồng - 80.000 đồng nếu sử dụng đèn pha khi tránh xe ngược chiều (điểm g khoản 1 Điều 6); Phạt từ 80.000 đồng - 100.000 đồng nếu sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư (điểm e khoản 2 Điều 6).
Như vậy, người điều khiển cơ giới không được bật đèn pha trong đô thị, khu đông dân cư, khi tránh xe ngược chiều
Về đèn cốt là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần, sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư.
TRÚC PHƯƠNG ghi
Theo PLO
Truyền thông - giải pháp hữu hiệu phòng ngừa rủi ro từ biến đổi khí hậu Phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro từ biến đổi khí hậu (BĐKH) cho đối tượng yếu thế, bên cạnh những hoạt động công tác xã hội, thì truyền thông cũng được xem là một giải pháp hữu hiệu,... Truyền thông là một giải pháp hữu hiệu để thich ứng với BĐKH. Đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu, PGS.TS...