Người cụt chân đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Everest
Một phụ nữ Ấn Độ bị cụt một chân do bị đẩy xuống đoàn tàu đang chạy 2 năm trước đã trở thành người khuyết tật đầu tiên trên thế giới chinh phục thành công đỉnh Everest.
Arunima Sinha đã làm được điều phi thường dù mất một chân.
Arunima Sinha, 26 tuổi, ở bang Uttar Pradesh, phía bắc Ấn Độ, đã trèo lên đỉnh núi cao nhất thế giới vào sáng qua khi khởi hành từ sau Trại căn cứ Everest (trại cơ sở để phục vụ các nhà leo núi tại Everest).
“Cô ấy rời trại vào 6 giờ tối ngày 20/5 và đã tới đỉnh Everest vào 10h55 sáng 21/5″, Ang Tshering Sherpa, người sáng lập Asian Trekking, một công ty tổ chức chuyến đi, cho hay.
Trước đó, các hướng dẫn viên của Sinha đã lo ngại về tốc độ leo núi khá chậm của Sinha trước khi nhóm tới một địa điểm ở độ cao 8.749m mà các nhà leo núi đi qua trên đường tới đỉnh Everest cao 8.848m, Ang Tshering Sherpa nói thêm.
2 năm trước, Sinha, một cầu thủ bóng chuyền cấp quốc gia, đã bị những tên cướp đẩy xuống từ một đoàn tàu đang chạy trong khi cô chống trả bọn cướp đang cố gắng giật túi xách của cô.
Đoàn tàu đang chạy đã chèn vào chân trái của Sinha, khiến các bác sĩ phải cắt bỏ chân tới đầu gối để cứu mạng sống của cô.
Video đang HOT
“Khi đó, mọi người đều lo lắng cho tôi. Nhưng tôi nhận ra rằng tôi phải làm điều gì đó trong đời để mọi người thôi nhìn tôi bằng sự ái ngại”, Sinha trả lời phỏng vấn một kênh truyền hình Ấn Độ trước khi bắt đầu hành trình chinh phục Everest.
Hàng trăm nhà leo núi đã trèo lên đỉnh núi cao nhất thế giới trong điều kiện thời tiết tốt. Tháng 5 được xem là thời điểm thích hợp nhất để trèo lên dãy Himalaya tại Nepal và khoảng 300 người đã chinh phục thành công Everest kể từ đầu năm nay.
Theo Dantri
Thủ tướng Trung Quốc lần đầu công du Ấn Độ
Hôm nay tân Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ chính thức tới thăm Ấn Độ trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên. Đây được xem là động thái nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai bên sau nhiều năm trắc trở vì vấn đề biên giới.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Theo hãng tin AFP, Ấn Độ khẳng định mọi vấn đề sẽ được "đưa lên bàn đàm phán", trong đó có cả những sự vụ liên quan đến vấn đề biên giới gần đây, cũng như sự mất cân đối ngày càng tăng về thương mại.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin khẳng định New Delhi "đánh giá rất cao" quyết định của ông Lý trong việc chọn Ấn Độ làm điểm dừng chân đầu tiên kể từ khi nhậm chức thủ tướng.
Theo lịch trình, sau khi tới Ấn Độ vào lúc 9 giờ 50 phút (giờ GMT) sáng nay, ông Lý sẽ hội đàm với thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trước khi làm khách mời trong một buổi tiệc chiêu đãi tại tư dinh của ông Singh.
Những cuộc trao đổi cấp cao này đều nhắm tới mục tiêu "tăng cường sự tin cậy", Akbaruddin cho biết thêm.
Quan hệ Trung - Ấn đã gặp nhiều trở ngại bởi sự hoài nghi lẫn nhau suốt kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới 1962 tại khu vực dãy núi Himalaya.
Ông Gautam Bambawale, lãnh đạo bộ phận đặc trách về Đông Á, thuộc Bộ ngoại giao Ấn Độ cho biết "mọi vấn đề đều sẽ được đưa ra thảo luận" bao gồm cả tranh chấp về biên giới, cải thiện cán cân thương mại song phương, vốn đang nghiêng hẳn về phía Bắc Kinh.
"Hai thủ tướng sẽ thảo luận về các vấn đề này", Bambawale cho biết.
Mới hồi tháng trước, New Delhi đã cáo buộc binh sỹ Trung Quốc xâm nhập sâu 20 km vào vùng lãnh thổ Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.
Đường kiểm soát thực tế (Line of Actual Control) giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này chưa bao giờ được thành lập mặc dù cả hai đã ký hiệp ước duy trì hòa bình tại khu vực Himalaya.
Quan hệ giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới những năm gần đây đã được cải thiện và hoạt động thương mại tăng mạnh. Cả hai bên đều tìm cách hạ nhiệt tình hình trong những tranh cãi gần đây.
Bắc Kinh khẳng định binh sỹ nước mình "không bao giờ xâm phạm biên giới".
Trong khi đó theo tờ Press Trust of India Ấn Độ sẽ thúc giục Trung Quốc có biện pháp để tránh lặp lại các vụ việc tương tự trong tương lai.
Trong ngày thứ Hai, lãnh đạo hai nước, với sự tháp tùng của các phái đoàn cấp cao, sẽ có nhiều cuộc hội đàm về các chủ đề lớn của thế giới, khu vực cũng như các vấn đề song phương.
Về kinh tế, Bambawale cho biết Ấn Độ sẽ đề nghị Trung Quốc mở cửa thị trường hơn nữa cho doanh nghiệp nước mình. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương đạt 66,5 tỷ USD, giảm so với mức 74 tỷ USD của năm 2011 và là bước lùi so với mục tiêu đạt 100 tỷ USD trước năm 2015.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với thâm hụt thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc, vốn đã lên tới 29 tỷ USD trong năm 2012.
New Delhi cũng sẽ tìm kiếm sự đảm bảo của Bắc Kinh rằng kế hoạch xây dựng thêm 3 đập thủy điện trên con sông vùng biên giới Brahmaputra mà Trung Quốc gọi là Yarlung Tsangpo sẽ không ảnh hưởng tới dòng chảy ở hạ lưu.
Sau New Delhi, ông Lý sẽ tới trung tâm tài chính của Ấn Độ là Mumbai trong ngày thứ Ba trước khi tới Pakistan, Thụy Sỹ và Đức.
Theo Dantri
Nepal: Máy bay mất phanh lao xuống sông Sáng nay, một chiếc máy bay nhỏ chở theo 18 hành khách bị mất phanh trong lúc hạ cánh đã lao khỏi đường băng rơi xuống sông tại phía Đông Bắc Nepal khiến ít nhất 5 người nguy kịch. Chiếc máy bay bị nạn đã hư hỏng nặng phần thân trước Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn của cảnh sát địa...