Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành các con sông Himalaya
Vấn đề này là đặc biệt tế nhị vì con đập trên sông Brahmaputra đang được xây dựng chỉ cách 30 cây số từ biên giới với Ấn Độ.
Tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) vừa kết thúc ở Bắc Kinh, đại diện cho Ấn Độ không phải là Thủ tướng Manmohan Singh mà là Bộ trưởng Ngoại giao S.M. Krishna.
Điều này là dễ hiểu: chừng nào quy chế của Ấn Độ trong SCO chưa được nâng cấp từ quan sát viên lên thành viên thường trực, thì nước này không gửi sang Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo cấp cao nhất.
Ảnh minh họa. Nguồn Flickr.com
Dù đại diện của Ấn Độ không giữ cấp cao nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là chuyến đi Bắc Kinh của ông Krishna chỉ mang tính chất hình thức.
Trong quá trình chuyến thăm này, Bộ trưởng Ấn Độ đã tiến hành cuộc đàm phán nghiêm túc với các đối tác Trung Quốc. Và cả hai bên – Ấn Độ và Trung Quốc – đã đưa ra những tuyên bố quan trọng.
Sau đây là ý kiến của chuyên viên Nga Boris Volkhonsky từ Viện nghiên cứu chiến lược: “Một trong những nội dung quan trọng nhất được thảo luận ở Bắc Kinh là vấn đề liên quan đến kế hoạch của Trung Quốc xây dựng các công trình thuỷ điện trên sông Brahmaputra, hoặc như con sông này được gọi ở Tây Tạng là Yarlung-Tsangpo – một trong các nhánh chính của sông Hằng – con sông lớn nhất của Ấn Độ.
Đã mấy năm liền Trung Quốc thực hiện đề án quy mô lớn chuyển nước của một số con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đến vùng đất khô cằn ở phía Tây Bắc.
Hầu hết các công việc trong khuôn khổ đề án này đều là vấn đề nội bộ của Trung Quốc trừ các công việc trên sông Brahmaputra. Vì điều đó tác động trực tiếp đến lợi ích của các nước hạ lưu – Ấn Độ và Bangladesh”.
Sông Brahmaputra. Ảnh wackyowl.com
Video đang HOT
Phía Trung Quốc khẳng định rằng, các công trình trên sông Brahmaputra không có mục đích dẫn dòng nước cho nhu cầu thủy lợi và công nghiệp, rằng, mục tiêu chính của đề án là sử dụng nước sông cho ngành thủy điện.
Có nghĩa là, hầu như toàn bộ lượng nước sẽ quay trở lại xuống sông. Tuy nhiên, các hoạt động đo lường thực hiện ở vùng hạ lưu sông Brahmaputra cho thấy rằng, mực nước đã giảm đi đáng kể.
Vấn đề này là đặc biệt tế nhị vì con đập trên sông Brahmaputra đang được xây dựng chỉ cách 30 cây số từ biên giới với Ấn Độ. Tức là sát gần bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ – lãnh thổ tranh chấp với Trung Quốc.
Đã từ lâu các nhà phân tích nói về “chiến tranh nước”. Giới chuyên viên cho rằng, trong thế kỷ XXI, nước sẽ thay thế dầu mỏ và khí đốt và trở thành nguyên nhân chính gây ra các cuộc xung đột vũ trang giữa các quốc gia.
Trong chừng mực nào đó “chiến tranh nước” đã bắt đầu. Chẳng hạn, trong số những nguyên nhân gây ra cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan có cuộc tranh luận về phân chia tài nguyên nước ở thượng nguồn sông Indus và các nhánh của nó.
Người Ấn Độ bắt cá trên sông Brahmaputra. Ảnh Telegraph
Đề án của Trung Quốc xây dựng các nhà máy thủy điện trên sông Brahmaputra cũng đầy tình huống xung đột. Chuyên viên Boris Volkhonsky nói: “Trung Quốc chiếm vị trí độc quyền, kiểm soát đầu nguồn của hầu hết các con sông lớn ở châu Á.
Đồng thời Trung Quốc không phải là thành viên của các công ước quốc tế về sử dụng nước và đã không ký kết bất kỳ thỏa thuận đa phương nào về các lưu vực cụ thể. Vấn đề trở thành phức tạp hơn vì Trung Quốc không có thỏa thuận nào với Ấn Độ về phân chia nước sông Brahmaputra”.
Có một chi tiết gieo hy vọng: tại cuộc đàm phán giữa Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S.M. Krishna và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, hai bên đã thông qua quyết định: vào tháng tới sẽ tổ chức cuộc đàm phán chính thức về nội dung nước.
Cần phải lưu ý rằng, cuộc hội thoại giữa hai Bộ trưởng đã được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh SCO.
Trên thực tế, “vấn đề nước” tồn tại trong quan hệ giữa hầu như tất cả các thành viên và các quan sát viên của SCO. Vì thế, “vấn đề nước” có thể được đưa vào chương trình nghị sự của tổ chức này. Các nước như Nga, Ấn Độ, Kazakhstan, và Uzbekistan có thể đề xuất sáng kiến này.
Theo GDVN
Liên Hợp Quốc cần làm gì ở Syria?
Với vụ thảm sát vừa diễn ra hôm 6/6 tại Syria khiến gần 80 người thiệt mạng, kế hoạch hòa bình của Liên Hợp Quốc - Liên đoàn Ả rập dành cho Syria đã thất bại. Không quốc gia nào muốn dùng phương án can thiệp quân sự, vậy Liên Hợp Quốc có thể làm gì để chấm dứt tình trạng giết chóc dân thường như hiện nay?
Các em bé Syria hoảng sợ sau vụ thảm sát khiến gần 80 người thiệt mạng tại làng Al-Kubeir, tỉnh Hama, Syria hôm 6/6.
Mặc dù Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố rằng kế hoạch hòa bình "rõ ràng đã thất bại", Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Mark Lyall Grant nhận định thận trọng hơn: "Kế hoạch của ông Kofi Annan đang hấp hối nhưng vẫn chưa chết hẳn".
Hôm qua tại Liên Hợp Quốc, không có nhiều lí do để lạc quan. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cảnh báo: " Chúng ta đang ở giờ khắc vô cùng nghiêm trọng và đau thương. Tình hình ở Syria tiếp tục xấu đi. Mỗi ngày dường như lại đem đến những hành động tàn ác mới: Tấn công chống lại dân thường, vi phạm nhân quyền thô bạo, bắt giữ hàng loạt, tra tấn, giết hại các gia đình theo kiểu xử tử".
Đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc - Liên đoàn Ả rập Kofi Annan đã bày tỏ sự kinh hoàng và lên án vụ thảm sát mới và nói: "Tôi phải thẳng thắn mà thừa nhận rằng kế hoạch hòa bình hiện đang không được thực thi".
Kế hoạch hòa bình của ông Annan được coi là đang ở thời kỳ hấp hối có thể là sau khi có bản báo cáo của Tổng thư ký rằng các quan sát viên Liên Hợp Quốc đã bị chính phủ Syria cấm đến Al Qubayr, hiện trường vụ thảm sát, và bị bắn khi đang tìm cách tiếp cận hiện trường. Nhưng với lực lượng hùng hậu các quan sát viên Liên Hợp Quốc lên tới 300 người, Herve Ladsous, lãnh đạo Liên Hợp Quốc về Gìn giữ hòa bình, không muốn tăng thêm nữa.
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại một lần nữa kêu gọi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức.
Theo các nhà ngoại giao có kinh nghiệm về các cuộc điều tra, hiện có nhiều phương án mà Hội đồng bảo an LHQ và Đại hội đồng đang cân nhắc.
Phương án thứ nhất là sử dụng nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Mặc dù không có tính ràng buộc, nghị quyết này sẽ kêu gọi Hội đồng Bảo an đưa vụ việc ra Tòa án hình sự quốc tế và củng cố các nỗ lực của Ủy ban nhân quyền cùng Cao ủy về nhân quyền. Điều đó có thể sẽ gửi thông điệp đến cho ông Assad rằng ông ta có thể sẽ nhận lệnh bắt giữ và những nơi ông ta đến tị nạn sẽ bị hạn chế.
Một phương án khác được Bộ trưởng Bộ tài chính Mỹ Timothy Geithner đề xuất là áp đặt các lệnh cấm vận cứng rắn hơn nữa, tương tự như các lệnh cấm vận đối với Iran. Nhưng kế hoạch này cần có sự ủng hộ của Nga và Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin lại tuyên bố: "Thẳng thắn mà nói, chúng tôi tiếp tục có cái nhìn tiêu cực về các lệnh cấm vận".
Khi cuộc xung đột ở Syria đang căng thẳng hơn và kế hoạch hòa bình đang chao đảo, Đặc phái viên Kofi Annan đưa ra một ý tưởng mới nhằm tránh một cuộc nội chiến cho Syria và cứu vãn kế hoạch hòa bình của ông bằng phương án chuyển giao chính trị.
Đề xuất mới của ông Annan - hiện đề xuất này vẫn đang ở thời kỳ hình thành - là tạo ra một Nhóm Liên lạc cho Syria. Nhóm này bao gồm Mỹ, châu Âu, Nga và Trung Quốc cùng các quốc gia trong khu vực như Ả rập xê út, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran được thành lập nhằm giúp Nga, đồng minh chính của Syria hiểu ra rằng nước Nga cần có một vai khi Syria chuyển sang giai đoạn hậu Assad.
Các phương án trên đều có độ rủi ro cao. Cả Syria và Iran đều đang ngăn chặn cơ quan quan sát hạt nhân quốc tế theo dõi những tham vọng hạt nhân của họ, trong khi đó tình hình xung đột ngày càng căng thẳng. Do vậy, kế hoạch của ông Kofi Annan gửi đến Liên Hợp Quốc (cùng với các cuộc thương lượng giữa Hoa Kỳ và Nga) là chìa khóa để tránh một cuộc khủng hoảng lan rộng ra khu vực.
Ahmad Fawzi, phát ngôn viên của ông Kofi Annan, cho biết kế hoạch về Nhóm Liên lạc sẽ sớm được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bàn bạc.
Mặc dù Nhóm Liên lạc mới đang ở giai đoạn hình thành, Ngoại trưởng Nga yêu cầu phải mời Iran cùng tham gia vào nhóm và đề nghị này của Nga đã bị Hoa Kỳ khước từ.
Do lệnh ngừng bắn theo kế hoạch hòa bình của ông Annan không giúp chấm dứt tình trạng bạo lực kéo dài 15 tháng qua ở Syria, Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây đang kêu gọi có hành động mạnh mẽ hơn. Liên Hợp Quốc cần có sự giúp đỡ của Nga để chấm dứt tình trạng bạo lực và bắt đầu quá trình chuyển gia chính trị, vì thế có thể phải đợi đến giữa tháng 6 khi mà Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp trực tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Mêhicô.
Pháp cũng ủng hộ sáng kiến này. Theo Bộ ngoại giao Pháp, nước này đề xuất tổ chức một cuộc họp thứ ba của Những người bạn của Syria vào 6/7 tới và đề xuất này đã được Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và các nhà ngoại giao khác hưởng ứng nhằm "huy động tất cả các quốc gia và tổ chức sẵn sàng giúp đỡ nhân dân Syria".
Thời gian không còn nhiều. Ông Annan phát biểu trước Đại hội đồng rằng: "Đất nước này (Syria) đang ngày càng bị phân cực và quá khích. Các nước láng giềng của Syria đang ngày càng lo ngại về nguy cơ xung đột lan rộng. Tương lai của nước này có thể sẽ hoặc là đàn áp dã man, thảm sát, xung đột phe phái và thậm chí là một cuộc nội chiến tổng lực".
Theo đề xuất mới của ông Annan, Nhóm Liên lạc sẽ bao gồm các quốc gia ủng hộ chính quyền của ông Assad.
Mong muốn của Washington là Nga sẽ hiểu lời cảnh báo rằng vai trò của Nga tại đất nước Syria thời kỳ hậu Assad sẽ được quyết định bởi sự sẵn lòng giúp đỡ (phương Tây) chấm dứt tình trạng bạo lực.
Theo Infonet
Trung Quốc- Afghanistan thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc sẽ cung cấp khoản hỗ trợ 15 triệu nhân dân tệ (tương đương 23,8 triệu USD) cho Afghanistan trong năm nay Trung Quốc và Afghanistan vừa nhất trí thiết lập quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược giữa 2 nước. Đây là nội dung trong một tuyên bố chung được công bố hôm nay (8/6) sau cuộc hội đàm...