Người con ưu tú của Nam Bộ, một tấm lòng sắt son vì nước, vì dân
Nói về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, đồng chí Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải khẳng định: Đó là một nhà lãnh đạo tài ba, với tư duy vượt trước thời đại, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; một người lãnh đạo hết lòng, hết sức lo toan cho cuộc sống của nhân dân; một người con ưu tú của dân tộc, của Nam Bộ, Sài Gòn- Gia ịnh-TP. Hồ Chí Minh.
Anh Sáu (tên gọi thân mật của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải) là một người con ưu tú của dân tộc. Sinh ra trên mảnh đất Củ Chi “ất thép thành đồng”, thoát ly gia đình tham gia hoạt động cách mạng tại vùng đất Gia ịnh thân thương, rồi tập kết ra Bắc, được đào tạo tại nước ngoài và trở lại lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh trong những năm mà thành phố này góp phần tạo nên những tiền đề thực tiễn rất sống động để Trung ương hình thành đường lối đổi mới. Những năm tháng đầu tiên của “đổi mới” đầy khó khăn, thử thách đó cũng chính là môi trường để trui rèn bản lĩnh của người cán bộ.
Khi đó, với vai trò là người đứng đầu chính quyền Thành phố, Anh Sáu đã trăn trở, lo toan, dò dẫm thực hiện những bước đi đầu tiên hết sức quan trọng để đưa TP. Hồ Chí Minh phát triển và từng bước hội nhập quốc tế. Trong những năm tháng đó, tôi có một khoảng thời gian làm việc cùng Anh Sáu, với tình đồng chí vừa ấm áp thiêng liêng, vừa chân tình nồng đượm. Giữa Anh Sáu và tôi đã có rất nhiều chuyện để nhớ, những kỷ niệm không thể nào quên và tôi cũng đã học được rất nhiều từ Anh.
Nhà lãnh đạo với tư duy đột phá trong hội nhập quốc tế
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: NLĐ
Ngay từ buổi đầu của “đổi mới”, khi là người đứng đầu chính quyền TP. Hồ Chí Minh, Anh đã thể hiện một tư duy đột phá hết sức năng động và sáng tạo trong việc điều hành kinh tế của Thành phố và chủ động hội nhập quốc tế. Nhớ lại quãng thời gian cách đây 30 năm, thời điểm đó, công cuộc “đổi mới” vừa mới được khởi động, tư duy cũ, cách làm cũ vẫn còn nặng nề, những bước chuyển vừa chớm bắt đầu, hai đầu Tổ quốc tiếng súng vẫn còn vang, sự hỗ trợ của Liên Xô và khối XHCN đã kết thúc, đất nước oằn mình trong cảnh bao vây cấm vận. Với trọng trách của mình, Anh Sáu đã tận tâm, tận sức cùng tập thể lãnh đạo và nhân dân thành phố lao tâm khổ tứ, nghiên cứu tìm tòi các bước đi đầu tiên trong đổi mới. Trong bối cảnh đó, với tư duy đổi mới, Anh Sáu hết sức quan tâm đến thúc đẩy kinh tế nhiều thành phần, kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Một trong những kỷ niệm sâu đậm nhất Anh Sáu để lại trong tôi là việc Anh dẫn đầu đoàn đại biểu Thành phố đi thăm bốn nước ông Nam Á để tìm hiểu về kinh tế, vận động đầu tư, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế.
iểm đến quan trọng của chuyến đi là Singapore, quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh nhất, năng động nhất trong khu vực. Thời điểm này, TP. Hồ Chí Minh nói riêng và nước ta nói chung chưa có quan hệ ngoại giao với Xin-ga-po cho nên đoàn gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên hệ gặp gỡ, trao đổi cũng như không thể thăm trực tiếp nhiều nơi. Suốt cả chuyến đi, đến nơi nào Anh Sáu cũng chăm chú nghe những bài học, những kinh nghiệm, những lời khuyên mà phía bạn đưa ra. Sau mỗi buổi gặp, mỗi buổi làm việc, Anh Sáu đều trò chuyện, nhắc lại để chúng tôi thảo luận thêm, gắn với tình hình thực tiễn TP. Hồ Chí Minh. Tại quốc gia nào, điểm đến nào Anh Sáu cũng giới thiệu hết sức tâm huyết về các chính sách mới ban hành trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài như Luật ầu tư năm 1987, Nghị định 139-HBT năm 1988. Anh Sáu luôn khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, Việt Nam muốn hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia ông Nam Á. Bây giờ đề cập đến chuyện kêu gọi, vận động đầu tư nước ngoài là rất bình thường. Song 30 năm trước, nói tới chuyện kêu gọi đầu tư thôi đã là chuyện lạ rồi. Thế nhưng, vì sự phát triển của thành phố, vì nỗi trăn trở chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, Anh Sáu đã tìm cách đi dù với danh nghĩa là doanh nhân để tìm cách kêu gọi đầu tư cho TP. Hồ Chí Minh. Trong thời điểm bị bao vây, cấm vận mà có suy nghĩ, tư duy đột phá như vậy thật sự không có nhiều người.
Tôi vẫn còn nhớ, có lần đến nhà Anh Sáu, hai anh em uống trà, cùng nhau trò chuyện về định hướng phát triển TP. Hồ Chí Minh. Anh Sáu bộc bạch rất chân tình: “Nếu mà kiếm được 50 triệu USD thôi, tao sẽ làm kinh tế Thành phố phát triển nhanh hơn và sẽ thay đổi bộ mặt của Thành phố”. Từ những suy nghĩ này, gắn với việc tìm cách đi nước ngoài tìm hiểu kinh tế, kêu gọi, vận động đầu tư mở ra đột phá về hội nhập quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều hành hoạt động của chính quyền TP. Hồ Chí Minh của Anh. Những bài học đó, những kinh nghiệm hay, những câu chuyện trong chuyến công tác nước ngoài của Anh Sáu thu thập được trong thời gian Anh ở thành phố, đều có ảnh hưởng đến các quyết định của Anh cũng như sự phát triển kinh tế đất nước về sau này rất nhiều.
Trao cho TP. Hồ Chí Minh “cây gậy quý”
Video đang HOT
Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, trong các nội dung chính của Nghị quyết thì nội dung phân cấp, ủy quyền đối với chính quyền TP. Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng. Với tư duy đột phá của mình, vào đầu những năm 2000, khi đương nhiệm Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Phan Văn Khải đã ký ban hành Nghị định về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho TP. Hồ Chí Minh.
Giai đoạn những năm 2000, đồng chí Phan Văn Khải – Anh Sáu Khải, được phân công đảm đương trọng trách Thủ tướng Chính phủ. Anh Sáu đã có sự quan tâm lớn đến đổi mới chính sách, đổi mới kinh tế, đến hiệu quả, hiệu lực của bộ máy hành chính cũng như công tác xây dựng ảng. Trong thời điểm này, tôi được phân công giữ nhiệm vụ Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và có ấn tượng sâu sắc đối với Anh Sáu. Khi đó, Anh Sáu đã mở ra cho TP. Hồ Chí Minh cơ chế tuy không gọi là đặc thù nhưng đã giúp để phát huy tính chủ động, sáng tạo cho Thành phố. Cụ thể, năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải ký Nghị định 93 (Nghị định 93/2001/N-CP ngày 12/12/2001 về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho TP. Hồ Chí Minh), nêu rõ: “Tăng cường phân cấp quản lý cho TP. Hồ Chí Minh nhằm đề cao trách nhiệm và tạo điều kiện phát huy tính chủ động, sáng tạo để giải quyết kịp thời các vấn đề đặt ra, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế- xã hội tương xứng với vị trí, vai trò của thành phố với cả nước và khu vực”. Tôi còn nhớ rất rõ, nhờ Nghị định này, TP. Hồ Chí Minh được phân cấp quản lý về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức.
Không những vậy, giá trị lớn nhất của Nghị định chính là tính lan tỏa và là tiền đề thực tiễn khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 20 và Nghị quyết 16 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, đã “cho phép thành phố được thực hiện thí điểm đối với những vấn đề mới phát sinh mà thực tiễn thành phố đặt ra trong quá trình phát triển, nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành của Nhà nước không còn phù hợp”. Việc Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành Nghị định 93 vào thời điểm đó đã thể hiện rất rõ tư duy, bên cạnh việc quan tâm thúc đẩy phải đổi mới đồng bộ, toàn diện và hội nhập quốc tế thì gắn liền với đó, TP. Hồ Chí Minh là nơi có điều kiện thể nghiệm những cơ chế, chính sách mới để từ thực tiễn khái quát lên thành chính sách chung. Nghị định 93 còn chứa đựng tinh thần trao cho TP. Hồ Chí Minh những điều kiện để phát triển tương xứng với vị trí, vai trò của TP. Hồ Chí Minh đối với đất nước và khu vực.
Một tấm lòng sắt son
Sau 59 năm tham gia hoạt động cách mạng, với hai nhiệm kỳ giữ trọng trách là người đứng đầu Chính phủ, cùng với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị chèo lái vận mệnh quốc gia, Anh Sáu rời khỏi chính trường về vui cảnh điền viên giữa tình chòm xóm tại quê nhà xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Trong quãng thời gian nghỉ hưu, Anh Sáu cũng không hề nghỉ ngơi mà tập trung chăm lo những việc mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Trong đó, với tâm huyết của mình, Anh Sáu đã chủ trì đề xuất ý tưởng và cùng tham gia vào công trình xây dựng Khu Truyền thống cách mạng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia ịnh từ khi có ảng đến ngày thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Tuy tuổi đã cao, song Anh Sáu vẫn tận sức chăm lo, quan tâm từng chút một, từ thiết kế chung đến từng loại ngói, cụ thể từng tấm bia bằng chất liệu gì được dùng trong công trình; nội dung ghi danh, mỗi chữ, mỗi dấu gạch ngang trên tấm bia đều được sự xem xét, góp ý rất cẩn trọng, tâm huyết của Anh Sáu. ến cả việc tạo cảnh quan, trồng cây chung quanh khu truyền thống, Anh Sáu cũng quan tâm, góp ý lựa chọn từng loại cây, bảo đảm sự tiêu biểu cho các vùng miền của đất nước…
Không những vậy, Anh Sáu còn tham gia công tác chỉ đạo việc bảo tồn các căn cứ kháng chiến của Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam trên chiến trường Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Song song đó, là việc tổ chức biên soạn các sách hồi ký kháng chiến, cũng như các phim tư liệu về những năm tháng hào hùng đã qua. Gần đây nhất, được sự đồng ý của Ban Bí thư, Anh Sáu đã nhận trách nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Sách Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. ây là một công trình lớn, do Ban Bí thư giao cho Thành ủy TP. Hồ Chí Minh chủ trì thực hiện; thật đáng tiếc Anh Sáu đã không kịp nhìn thấy tâm huyết của mình được hoàn thành.
ể kể những kỷ niệm và những điều học tập được từ một nhân cách lớn, một tấm lòng sắt son vì nước, vì dân như Anh Sáu thì không biết bao nhiêu giấy bút, bao nhiêu lời văn cho đủ. Chỉ có thể nói ngắn gọn rằng, đó là một nhà lãnh đạo tài ba, với tư duy vượt trước thời đại, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; một người lãnh đạo hết lòng, hết sức lo toan cho cuộc sống của nhân dân; một người con ưu tú của dân tộc, của Nam Bộ, Sài Gòn-Gia ịnh-TP. Hồ Chí Minh hồn hậu chân tình, một đồng chí thân thương, chí tình chí nghĩa và một người luôn hết lòng tri ân những thế hệ đi trước, hết lòng giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Lê Thanh Hải
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị
Nguyên Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh
Theo P.V (Nhân Dân/VGP)
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sống bình dân, giản dị và gần gũi với người dân
Thông tin nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần lúc rạng sáng 17.3 khiến người dân Củ Chi - quê hương của ông - không khỏi bàng hoàng. Trong ký ức của nhiều người, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người luôn mẫu mực, sống bình dân, giản dị và đóng góp vào những công trình phúc lợi của địa phương.
Sau lễ nhập quan, nhiều người dân thắp hương viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại nhà riêng. Ảnh: N.B
Sáng 17.3, lễ nhập quan nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải (thường được gọi với tên bác Sáu Khải) tổ chức tại nhà Bảo tàng lưu niệm Phan Văn Khải - nhà riêng của ông ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TPHCM.
Nhiều vị là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Chính phủ và TPHCM có mặt tại lễ nhập quan để chuẩn bị tang lễ. Hàng trăm người dân Củ Chi cũng đến từ sớm thắp nén nhang tiễn biệt bác Sáu Khải về nơi an nghỉ cuối cùng.
Theo nhiều người dân ở xã Tân Thông Hội, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải là người sống rất bình dân, gần gũi và quan tâm đến cuộc sống của những người xung quanh.
Ông Khỏe bật khóc khi kể về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Ông Phan Văn Khỏe - Trưởng Ban Di tích lịch sử đình Tân Thông (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi) kể, khi đã về hưu, bác Sáu Khải vẫn luôn tận tình giúp đỡ những người nghèo, chăm lo đời sống các cháu nhỏ, các công trình phúc lợi xã hội tại địa phương.
"Với những con em bà con địa phương không có điều kiện, ông đều giúp đỡ để được đến trường, những người không có công ăn việc làm ông đều giúp đỡ. Ngay cả những đứa bé chỉ mới 5 tuổi cũng biết ơn bác Sáu Khải, noi theo để học tập tốt. Ông Phan Văn Khải mất đi là một nỗi đau thương rất lớn đối với chúng tôi..." - ông Khỏe nghẹn ngào.
Sau lễ nhập quan, nhiều người dân thắp hương viếng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Nhiều người không nén được cảm xúc khi đến viếng bác Sáu Khải tại nhà riêng.
Ông Nguyễn Văn Mười (73 tuổi), gần nhà nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải kể, sau khi về hưu, bác Sáu Khải thường đều đặn mỗi ngày chạy xe điện vào đình Tân Thông, trò chuyện với bà con. Cố Thủ tướng Phan Văn Khải khi còn sống vẫn thường chia sẻ những câu chuyện bình dị và gần gũi về đời sống, học tập...
"Ông Sáu Khải thường mang trang phục giản dị như những chiếc áo ka-ki trắng hoặc nâu. Ông luôn cởi mở và tạo cảm giác thân tình, thoải mái khi trò chuyện. Sự chân chất của ông khiến nhiều người không nghĩ rằng đó là từng là một vị nguyên thủ quốc gia" - ông Mười kể.
Tiệm hớt tóc của anh Nguyễn Thanh Phong là một căn nhà cấp bốn đơn sơ, chỉ có tấm biển hiệu bằng gỗ phía trước nhưng là nơi nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải thường xuyên ghé thăm.
Anh Nguyễn Thanh Phong khoe tấm hình chụp chung cùng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
"Cứ gần một tháng bác lại ghé hớt tóc một lần. Lần nào bác cũng hỏi thăm sức khỏe, gia đình, vợ con... Có lần tôi "đánh liều" xin chụp chung một tấm ảnh và bác đồng ý liền. Tôi mừng quá chạy vào nhà lấy máy ra nhờ anh cận vệ của bác chụp cho tấm hình về in ra treo ở nhà, một tấm treo ở tiệm" - anh Phong nói.
Theo Laodong
Gia sản của chú Sáu Khải trên đất Củ Chi Thông tin ông Sáu Khải - nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải - mất lúc rạng sáng ngày 17.3.2018, khiến nhiều người con trên đất Củ Chi - quê hương của ông không khỏi bàng hoàng. Không chỉ là một vị nguyên thủ đã nghỉ hưu, ông Sáu Khải còn là một người con, người chú, người ông... gắn bó thân thiết với...