Người có tiền sử gia đình mắc bệnh nên làm những xét nghiệm nào?
Một người nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, bệnh tự miễn hoặc bệnh tim, nhất định cần phải làm một số xét nghiệm sau, theo Mbg.
Một người nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, bệnh tự miễn hoặc bệnh tim, cần phải làm một số xét nghiệm – Ảnh minh họa: Shutterstock
1. Bệnh tim
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim khởi phát sớm, ví dụ cha mẹ bị đau tim ở độ tuổi 30 hoặc 40, cần phải kiểm tra mức độ mỡ máu và cholesterol – thường tăng khoảng 20% do di truyền và có thể làm tăng gấp 3 nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, theo Mbg.
Ngoài xét nghiệm mức đường huyết trung bình HbA1c, người có tiền sử bệnh tiểu đường cần phải làm xét nghiệm insulin lúc đói.
Bởi vì một người có mức insulin rất cao, có thể có mức đường huyết hoàn toàn bình thường. Insulin được giải phóng để kéo đường ra khỏi máu, và việc insulin có thể dễ dàng rút đường ra khỏi máu có thể che giấu tình trạng thực sự nghiêm trọng.
Video đang HOT
Vì vậy cần phải kiểm tra insulin lúc đói, tiến sĩ Bindiya Gandhi, bác sĩ y học chức năng, người Ấn độ, cho biết.
Đây là xét nghiệm đặc biệt có lợi cho việc phát hiện sớm dấu hiệu nguy hiểm, theo Mbg.
3. Ung thư
Tùy thuộc vào loại ung thư mà gia đình mắc phải, mà thực hiện tầm soát. Ví dụ, người có tiền sử gia đình ung thư đại trực tràng, cần bắt đầu nội soi đại trực tràng sớm hơn lứa tuổi được khuyến cáo. Người có tiền sử ung thư vú cần bắt đầu chụp X quang vú sớm hơn so với người bình thường, ví dụ người có mẹ mắc bệnh ung thư vú ở tuổi 35, cần chụp nhũ ảnh hằng năm từ tuổi 25.
Đối với người có tiền sử gia đình mắc các bệnh ung thư khác, cần xét nghiệm insulin lúc đói, từ đó, khuyến nghị thay đổi lối sống để ngăn ngừa. Ví dụ giảm tiêu thụ đường và carbs tinh chế, nhằm làm giảm nguy cơ. Insulin là hoóc môn tăng trưởng, nhưng đều tăng ở hầu hết bệnh nhân mắc bệnh ung thư.
4. Suy giảm trí nhớ
Mặc dù không có xét nghiệm chẩn đoán Alzheimer hay bệnh mất trí nhớ, nhưng có một số dấu hiệu có thể chỉ ra nguy cơ cao, giúp bạn phòng ngừa.
Lượng đường trong máu và insulin mất cân bằng có thể đóng một vai trò lớn trong các bệnh thoái hóa thần kinh này. Những người có nồng độ insulin lúc đói tăng ở độ tuổi 40 và 50 sẽ tăng đáng kể tình trạng mất trí nhớ vào đầu cuối của tuổi 60, 70 và 80 so với những người có mức insulin lúc đói thấp.
Bạn có thể làm xét nghiệm di truyền để xem bạn có biến thể di truyền APOE4 hay không. Sự hiện diện của gien này không có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh Alzheimer, nhưng nó có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khởi phát sớm hơn, theo Mbg.
Theo thanhnien
Quảng Ninh là đơn vị tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước có thể xét nghiệm Covid-19
Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh Ninh Văn Chủ, Quảng Ninh là đơn vị tuyến tỉnh đầu tiên trong cả nước có thể xét nghiệm Covid-19.
Mẫu bệnh phẩm âm tính (không nhiễm Covid-19) sẽ được trả lời ngay, nếu mẫu bệnh phẩm có nghi ngờ nhiễm Covid-19 sẽ được gửi lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương kiểm tra xét nghiệm khẳng định.
Cán bộ xét nghiệm Trung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh tiến hành xét nghiệm sàng lọc Covid-19
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) gây ra cho thấy, việc xét nghiệm kịp thời là rất quan trọng để phân loại, cách ly, điều trị... nhằm kiểm soát dịch bệnh. Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Covid-19 gây ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã gấp rút liên hệ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để có quy trình và bộ mồi chuẩn để thực hiện được xét nghiệm Covid-19. Mồi chẩn đoán có thể xác định; đoạn gen đặc hiệu của virus khi đưa vào mẫu bệnh phẩm, nhờ đó có thể khẳng định được bệnh phẩm, có nhiễm Covid-19 hay không.
Đến ngày 31/1/2020, Việt Nam đã có mồi đặc hiệu được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng. Ngay sau đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chuyển giao kỹ thuật, quy trình xét nghiệm và sinh phẩm cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh.
Được tỉnh đầu tư hệ thống máy RT-PCR tự động, cùng với sinh phẩm được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp và đội ngũ nhân lực có chuyên môn, kinh nghiêm, được cập nhật quy trình xét nghiệm; từ ngày 4/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã áp dụng thành công kỹ thuật Realtime RT - PCR (kỹ thuật sinh học phân tử); để xét nghiệm Covid-19 chính xác và nhanh chóng. Nhờ vậy rút ngắn thời gian xét nghiệm, Quảng Ninh không phải chuyển mẫu bệnh phẩm lên Viện Dịch tế Trung ương, 3-4 ngày mới có kết quả như trước đây.
Về kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR, trước đây Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cũng triển khai kỹ thuật này trên hệ thống máy RT-PCR bán tự động, có thể xét nghiệm cho nhiều tác nhân gây dịch khác như: MERS-CoV, Ebola, Cúm, HIV, HPV, tả... nhưng chưa được thực hiện cho bệnh Covid-19. Tuy nhiên, Covid-19 là dịch bệnh nguy hiểm do vậy, việc sử dụng hệ thống máy RT-PCR bán tự động sẽ không đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế khi làm công tác xét nghiệm.
Trong khi đó, hệ thống máy Realtime RT-PCR hoạt động tự động khép kín sẽ an toàn, hạn chế tối đa việc lây nhiễm từ bệnh phẩm sang nhân viên y tế. Đồng thời, có thể xét nghiệm được 90 mẫu bệnh phẩm/lần, cho kết quả sau 5-6 giờ.
Hiện nay tại Việt Nam, chưa áp dụng xét nghiệm test nhanh cho Covid-19, mà chỉ áp dụng kỹ thuật RT-PCR (kỹ thuật sinh học phân tử) do WHO khuyến cáo trên hệ thống máy RT-PCR có độ chính xác rất cao. Vì vậy, nhân dân hoàn toàn yên tâm về kết quả xét nghiệm.
Từ ngày 4/2 đến nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đã xét nghiệm cho trên 150 mẫu bệnh phẩm nghi ngờ nhiễm Covid-19, kết quả đều âm tính. Các kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, được giám sát chất lượng của Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương và Bộ Y tế chỉ định.
Theo Sở Y tế Quảng Ninh, tính đến 11h00', ngày 16/02/2020, tổng số ca giám sát (được sàng lọc để làm xét nghiệm COVID-19) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến thời điểm là 155 ca. Kết quả 153 ca âm tính và 02 ca chờ kết quả. Quảng Ninh hiện có 428 trường hợp phải cách ly. Trong đó: Cách ly tại cơ sở y tế: 29 ca; đã ra viện, hết cách ly là 129 ca. Cách ly ngoài cơ sở y tế: 399 ca; số người hết cách ly: 464 ca.
Công Thành
Theo baophapluat
Căn bệnh khiến diễn viên Phương Trang tử vong nguy hiểm như thế nào? Ngày 12/02, diễn viên Phương Trang qua đời ở tuổi 24 vì di chứng của căn bệnh lupus ban đỏ khiến không ít người bàng hoàng, đau xót. Đạo diễn Thanh Hiệp - người từng dạy nữ diễn viên tại lớp kịch của sân khấu Hồng Vân cho biết: Phương Trang mắc nhiều bệnh sau khi sinh con, trong đó có Lupus ban...